Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.1. Bối cảnh mới
- Tiếp tục thực hiện đề án “Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”
Giai đoạn 2011 - 2015, các Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng thực hiện Đề án này theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tưởng Chính phủ.
Mới nhất đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020” có mục tiêu “Thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt”.
Bộ Xây dựng sẽ phải tập trung nguồn lực nhiều hơn cho việc thực hiện Đề án này, chủ động hơn trong việc thực hiện giám sát trong các nội dung trong tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước vì các Tổng công ty thuộc Bộ hoạt động trong ngành, lĩnh vực không phải là “then chốt”.
Cũng trong năm 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng đã có văn bản số 147/TB-VPCP cho biết, công tác sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2011 - 2016 đánh giá về công tác cổ phần hóa
của Bộ Xây dựng đồng thời cũng đưa ra định hướng Phó Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Xây dựng về Phương án sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó:
Thực hiện cổ phần hóa trong năm 2017 các Tổng công ty: Sông Đà, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Công nghiệp Xi măng Việt Nam theo quy định pháp luật.
Đồng thời, thực hiện thoái vốn nhà nước, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 12 tổng công ty đã cổ phần hóa và 4 tổng công ty đang tiến hành cổ phần hóa theo quy định, bảo đảm tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 với lộ trình gồm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước 40,71% vốn điều lệ tại Tổng công ty LICOGI-CTCP và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quý I/2017.
- Nhóm 2: Thực hiện thoái vốn nhà nước theo lộ trình đến hết năm 2018 về mức 0%, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đối với 10 doanh nghiệp gồm các Tổng công ty: Vật liệu xây dựng số 1, Xây dựng số 1, Sông Hồng, Đầu tư và Phát triển xây dựng, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng, Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam, Tư vấn xây dựng Việt Nam, Cơ khí xây dựng và Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.
nắm giữ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019 tại các Tổng công ty: Sông Đà, Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Lắp máy Việt Nam-CTCP và Viglacera-CTCP; xây dựng lộ trình cụ thể chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về SCIC theo quy định. Năm 2020, điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các Tổng công ty này theo đúng quy định tại Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020.
Đối với Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước 65,76% tại Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà về Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Đồng thời, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước 80,79 % tại Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị về Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Như vậy, thay bằng việc giám sát tài chính thông qua HĐTV và Kiểm soát viên sẽ thực hiện thông qua cơ chế Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Sức cạnh tranh ngày càng lớn giữa các tập đoàn đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản trong và ngoài nước cùng với đó là việc ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng đặt ra cho công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp những thách thức không nhỏ, làm sao để bảo toàn và phát triển được đồng vốn đồng thời tạo ra được sức mạnh cho các doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trong ngành và lĩnh vực.
Trong giai đoạn này và tương lai, ngành xây dựng chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các ông chủ xây dựng tư nhân mới, đối với lĩnh vực xây lắp có
Cotecons, Hòa Bình, … đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản có Vincom, Hòa Phát, FLC… Chính áp lực cạnh tranh đã buộc các Tổng công ty thuộc Bộ phải tái cơ cấu bộ máy, tái cơ cấu nguồn lực trong đó nhân tố con người và nguồn lực tài chính là rất quan trọng. Hai yếu tố này đóng vai trò then chốt trong hoạt động giám sát tài chính, xuyên suốt và đảm bảo cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sự ra đời của Ủy ban quản lý vốn nhà nước
Theo Dự thảo về Nghị định về cơ chế quản lý và hoạt động của Ủy ban quan lý vốn nhà nước, Bộ Xây dựng với 3 Tổng công ty: Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp (Idico), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) sẽ chuyển về dưới sự quản lý của Ủy ban.
Mặc dù đến hiện tại, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào về công tác quản lý vốn của Ủy bản song nếu chuyển 3 Tổng công ty trên về Ủy bản quản lý vốn nhà nước thì vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước của các Tổng công ty này vẫn cơ bản không thay đổi.
Bên cạnh đó, cơ chế giám sát tài chính hiện tại cũng đang thực hiện trên hệ thống văn bản hiện hành do vậy từng chủ thể đại diện vốn vẫn phải thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước giao theo quy định hiện hành và điều đó có nghĩa là Ủy ban quản lý vốn sẽ thực hiện vai trò chủ sở hữu Nhà nước đối với các Tổng công ty trên, thay Bộ Xây dựng thực hiện các nội dung về giám sát tài chính doanh nghiệp.
Việc ra đời của Ủy ban giam sát vốn nhà nước cũng với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp chứ không phải gia tăng sự quản lý mang tính chất hành chính gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
nay, sẽ có những điều chỉnh cơ bản, đó là thay vì quản lý lượng vốn lớn và các cá nhân là HĐTV, kiểm soát viên thì sẽ tập trung vào quản lý vốn ít hơn tại các Tổng công ty cổ phần mà vốn Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ và thông qua người đại diện vốn.