Giới thiệu về hê ̣ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á (Trang 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Giới thiệu về hê ̣ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân

Đặc điểm chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là danh mục tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản (từ 60% đến 70% tổng tài sản của ngân hàng). Do vậy, HT XHTD NB đang ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

“Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các khoản cho vay đã giải ngân, các cam kết cho vay chƣa giải ngân, thƣ tín dụng hoặc các cam kết bảo lãnh tài chính khác.”

Mục đích của HT XHTD NB của các ngân hàng cũng nhƣ hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế nhƣ Moody’s, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba. Tuy nhiên, do dựa trên các

phƣơng pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có thể có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của HT XHTD NB của các NHTM so với các tổ chức xếp hạng quốc tế (bản thân giữa các tổ chức quốc tế cũng có sự khác nhau này).

Theo thông lệ, HT XHTD NB có thể đƣợc sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng sau: Ban hành chính sách tín dụng, Quy trình cho vay, Giám sát rủi ro danh mục tín dụng, Lập báo cáo quản trị rủi ro, Chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, Xác định mức vốn an toàn tối thiểu, Phân tích hiệu quả sinh lời của danh mục tín dụng và Xác định khung lãi suất tiêu chuẩn… Tóm lại, HT XHTD NB là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng.

Các đặc điểm về cấu trúc, thiết kế và vận hành của HT XHTD NB có thể khác nhau giữa các ngân hàng, ví dụ nhƣ: cơ cấu của các chỉ tiêu đánh giá, trọng số của các chỉ tiêu, số lƣợng các mức xếp hạng, ƣớc tính mức rủi ro gắn liền với các mức xếp hạng, các chính sách khách hàng, chính sách tín dụng áp dụng cho từng mức xếp hạng. Nhìn chung, khi xây dựng một HT XHTD NB, các ngân hàng đều cân nhắc đến các yếu tố nhƣ: chi phí và lợi ích của việc thu thập và đánh giá thông tin, tính nhất quán của các tiêu chí đánh giá, tính hợp lý của các mức xếp hạng tƣơng ứng với các mức rủi ro xác định, các chính sách đối với cán bộ tín dụng, chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của ngân hàng và việc ứng dụng các kết quả xếp hạng vào hoạt động quản trị ngân hàng.

3.2.1. Chính sách tín dụng hiện hành của Ngân hàng TMCP Bắc Á

Có 11 nhóm tiêu chí đƣợc áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng nhƣ kiểm soát, đánh giá chất lƣợng tín dụng danh mục cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á với các cấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và đƣợc chia thành 2 nhóm lớn sau:

Nhóm xét duyệt, bao gồm: Đối tƣợng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, vị trí địa lý, tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.

 KHCN có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng và không có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của Ngân hàng TMCP Bắc Á, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với Ngân hàng TMCP Bắc Á.

 KHDN có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với Ngân hàng TMCP Bắc Á.

- Ngành nghề kinh doanh:

Tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trƣởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hƣởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Một số ngành ƣu tiên nhƣ: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông lâm nghiệp; chế biến lƣơng thực thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, chiến biến thuỷ hải sản; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị văn phòng; sản xuất hoá chất cơ bản, hạt nhựa, cao su tổng hợp; sản xuất mỹ phẩm, giày dép, …

- Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,… của khách hàng.

- Nguồn trả nợ dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi. - Vị trí địa lý: tập trung cho vay các khách hàng có địa điểm sinh sống,

kinh doanh gần nơi Ngân hàng TMCP Bắc Á có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển,… để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, thuận tiện cho việc gặp gỡ và thƣờng xuyên kiểm tra tình hình khách hàng vay.

- Tài sản đảm bảo: phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm khách hàng, theo cấp phê duyệt, độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác... sẽ có tỷ lệ cho vay chuẩn khác nhau.

Nhóm kiểm soát, bao gồm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn cho vay và loại tiền vay, quy mô khoản vay và kênh phân phối.

- Sản phẩm tín dụng: dựa vào tính chất sản phẩm nhƣ mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu,… và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á tại từng thời kỳ

- Kỳ hạn và loại tiền, Quy mô khoản vay, Kênh phân phối tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ

Khi phân tích và thẩm định khách hàng, mỗi khách hàng sẽ đƣợc xếp vào một trong bốn nhóm sau:

- Nhóm cấp tín dụng bình thƣờng: là các khách hàng thoả các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) đều thuộc nhóm “cấp tín dụng bình thƣờng”, và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”

- Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

- Nhóm không cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

- Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (đối với khách hàng hiện hữu): là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “chấm dứt cấp tín dụng”.

Chính sách tín dụng hiện tại của Ngân hàng TMCP Bắc Á dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phƣơng châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. Ngân hàng TMCP Bắc Á đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng đƣợc xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho Ngân hàng TMCP Bắc Á.

3.2.2. Cấu trúc hệ thống

Đối tƣợng xếp hạng:

HT XHTD NB của khối cá nhân bao gồm các thành phần sau:  HT XHTD NB đối với KHCN tiêu dùng

 HT XHTD NB đối với KHCN kinh doanh.

Quy trình chấm điểm: Thông tin về

nhân thân

Khả năng trả nợ Đánh giá phƣơng

án kinh doanh Quan hệ với Ngân

hàng và các TCTD khác

Tổng hợp điểm chấm

Xác định hệ số rủi ro về nguồn trả nợ

(với mục đích vay tiêu dùng)

Xác định hệ số rủi ro đối với sản phẩm vay

3.2.3. Xếp hạng khách hàng và phân loại nợ

Xếp loại rủi ro của đối tƣợng KHCN dựa trên 4 nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng điểm nhƣ sau: STT Các nhóm chỉ tiêu Khách hàng cũ Khách hàng mới Vay tiêu dùng Vay kinh doanh Vay tiêu dùng Vay kinh doanh

1 Thông tin về nhân thân 15% 15% 35% 35%

2 Khả năng trả nợ 42% 35% 60% 50%

3 Quan hệ với NH và các

TCTD khác 43% 43% 5% 5%

4 Phƣơng án kinh doanh 0% 7% 0% 10%

Tổng 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á)

Tổng điểm kết hợp của 4 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro theo bảng dƣới đây:

Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro

90 – 100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn

80 – 90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn

75 – 80 A Nợ đủ tiêu chuẩn

70 – 75 BBB Nợ cần chú ý

65 – 70 BB Nợ cần chú ý

60 – 65 B Nợ dƣới tiêu chuấn

56 – 60 CCC Nợ dƣới tiêu chuấn

53 – 56 CC Nợ dƣới tiêu chuấn

45- 53 C Nợ nghi ngờ

20 – 45 D Nợ có khả năng mất vốn

3.2.4. Quy trình đánh giá

- Bƣớc 1: Thu thập thông tin.

- Bƣớc 2: Phân loại khách hàng theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Bƣớc 3: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.

- Bƣớc 4: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.

- Bƣớc 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phƣơng án vay vốn. - Bƣớc 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng. - Bƣớc 7: Ứng dụng kết quả xếp hạng khách hàng.

Bƣớc 1: Thu thập thông tin

Các thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý, nguồn thu nhập, phƣơng an vay vốn, tài sản.

- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng. - Đi thăm thực địa khách hàng.

- Báo chí và các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác.

- Báo cáo nghiên cứu thị trƣờng của các tổ chức chuyên nghiệp. - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

- Các nguồn thông tin khác.

Bƣớc 2: Phân loại cá nhân theo ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Hiện nay các NHTM phân ngành nghề riêng biệt, mỗi một ngân hàng có cách phân loại ngành khác nhau không thống nhất, về cơ bản phân loại từ 18 ngành đến 35 ngành nghề áp dụng trong quá trình đánh giá, xếp hạng tín dụng. Trƣờng hợp khách hàng hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề,/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho khách hàng.

Bƣớc 3: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Trên cơ sở xác định các thông tin thu thập và ngành nghề/lĩnh vực của khách hàng, ngƣời chấm điểm sử dụng các chỉ số tài chính để tiến hành chấm điểm.

Trong bản luận văn, tác giả tổng hợp một số chỉ tiêu phi tài chính trong đánh giá, XHTD khách hàng mà các NHTM thƣờng sử dụng hiện nay nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng, thời gian quan hệ tín dụng, trình độ học vấn của khách hàng, thiện chí trả nợ,…theo đánh giá của các cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng.

Bƣớc 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phƣơng án vay vốn

Đánh giá tình khả thi của phƣơng án vay vốn mà khách hàng đề xuất, tiềm năng của phƣơng án, tác động của thị trƣờng đến phƣơng án.

Bƣớc 6: Tổng hợp kết quả tính điểm và xếp hạng khách hàng.

Căn cứ vào tổng số điểm của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cụ thể nhân với trọng số để xác định điểm tổng hợp cho từng doanh nghiệp.

Bƣớc 7: Ứng dụng kết quả trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay.

Sau khi hoàn tất và đƣợc phê duyệt về kết qủa chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng, kết quả đƣợc cập nhật vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đƣợc các NHTM ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay nhƣ hƣớng dẫn ở biểu sau:

Loại Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay

AAA Ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ƣu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cƣờng mối quan hệ voái khách hàng.

AA Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ƣu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cƣờng mối quan hệ voái khách hàng.

A Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin.

chế áp dụng các điều kiện ƣu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

nhằm cập nhật thông tin

BB Hạn chế mở rộng tín dụng; chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả. Việc cho vay mới hay các khoản cho vay dài hạn chỉ thực hiện với các đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ của phƣơng án vay vốn.

Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm.

B Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay. Các khoản cho vay mới chỉ thực hiện trong các trƣờng hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ khả năng phục hồi của khách hàng và các phƣơng án bảo đảm tiền vay.

Tăng cƣờng kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động.

CCC Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng; các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phƣơng án khắc phục khả thi.

Tăng cƣờng kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung tài sản bảo đảm.

CC Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phƣơng án khắc phục khả thi.

Tăng cƣờng kiểm tra khách hàng.

C Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

Xem xét phƣơng án đƣa ra toà kinh tế.

D Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

Xem xét phƣơng án đƣa ra toà kinh tế.

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á)

3.2.5. Các chỉ tiêu chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân hàng cá nhân

Theo thời gian quan hệ tín dụng với Bắc Á Theo mục đích vay vốn

Cá nhân vay vốn cho mục đích tiêu dùng

Cá nhân vay vốn cho mục đích kinh doanh/ đầu tư

Khách hàng : Là cá nhân đã và đang quan hệ tín dụng với Bắc Á (không có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng tại Bắc Á trên 6 tháng) Khách hàng mới: Là cá nhân trƣớc đây chƣa từng có quan hệ tín dụng với Bắc Á hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)