CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện hê ̣ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá
4.3.2. Nhóm giải pháp cải tiến chương trình chấm điểm
4.3.2.1. Khai thác thông tin xếp hạng tín dụng khách hàng khác chi nhánh
Trong quá trình XHTD tại Ngân hàng TMCP Bắc Á thì có một số trƣờng hợp phải khai thác thông tin xếp hạng của khách hàng khác chi nhánh nhƣ: khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh hoặc cho vay đồng tài trợ giữa các chi nhánh nhƣng hệ thống không cho phép truy cập các số liệu của các chi nhánh khác mà chỉ truy cập tại đơn vị nên cán bộ tín dụng không chủ động mà phải phụ thuộc vào chi nhánh đầu mối. Qua tìm hiểu của tác giả thì các HT XHTD NB của Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam đều cho phép khai thác thông tin XHTD trong toàn hệ thống nên rất thuận tiện cho cán bộ tín dụng.
Do đó, tác giả đề xuất HT XHTD NB của Ngân hàng TMCP Bắc Á cho phép một số user của Giám đốc chi nhánh, lãnh đạo phòng khách hàng có quyền khai thác thông tin XHTD của khách hàng khác chi nhánh để có thể chủ động trong việc khai thác thông tin, không phải phụ thuộc vào chi nhánh đầu mối nhƣng vẫn đảm bảo tính bảo mật thông tin khách hàng.
4.3.2.2. Hỗ trợ việc rà soát việc chấm điểm xếp hạng tín dụng
Theo quy định hiện tại của Ngân hàng TMCP Bắc Á thì việc XHTD áp dụng với cả khách hàng phát sinh dƣ nợ nội bảng và ngoại bảng định kỳ nên tới thời điểm chấm điểm định kỳ theo quy định. Nếu cán bộ tín dụng chấm điểm sót khách hàng sẽ dẫn đến việc khách hàng bị hạ bậc. Để tránh trƣờng hợp chấm điểm khách hàng bị thiếu sót thì trong quá trình chấm điểm xếp hạng định kỳ hàng quý, tác giả đề xuất chƣơng trình XHTD nên bổ sung thêm tính năng hỗ trợ nhƣ sau:
- Danh sách khách hàng bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có dƣ nợ tại thời điểm XHTD.
- Danh sách khách hàng đƣợc miễn xếp hạng XHTD đối với khách hàng đã tất toán khoản vay, khách hàng cho vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.
Ngoài ra, đến cuối kỳ chấm điểm HT XHTD NB cần xuất báo cáo về việc hoàn tất việc XHTD, báo cáo danh sách các khách hàng chƣa hoàn thành chấm điểm ở từng đơn vị kinh doanh để cảnh báo cán bộ tín dụng thực hiện chấm điểm đầy đủ.
4.3.2.3. Hỗ trợ việc nhập số liệu trong quá trình chấm điểm
HT XHTD NB của Ngân hàng TMCP Bắc Á chƣa hỗ trợ việc nhập báo cáo tài chính nên nhân viên phải nhập tay từng chỉ tiêu nên mất nhiều thời gian và thiếu chính xác. Qua tìm hiểu từ HT XHTD NB của Ngân hàng Quốc tế, tác giả đề xuất Ngân hàng TMCP Bắc Á cải tiến chƣơng trình chấm điểm để có thể nhập thông tin tài chính tự động từ file exel nhƣ sau: Nhân viên tín dụng trong quá trình làm tờ trình tín dụng đã phải nhập báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp vào file excel đƣợc thiết kế theo dạng chuẩn để phục vụ cho việc làm tờ trình tín dụng. Từ file
excel này phòng công nghệ của Ngân hàng TMCP Bắc Á cần nghiên cứu thiết kế file excel này lấy dữ liệu từ báo cáo tài chính khách hàng chuyển đổi thành dạng dữ liệu đầu vào cho HT XHTD NB. Sau đó là thiết kế chƣơng trình xếp hạng có khả năng nhập dữ liệu đầu vào từ file excel theo dạng chuẩn. Nhƣ vậy thì sau khi nhân viên tín dụng nhập báo cáo tài chính của khách hàng vào file excel để làm báo cáo thẩm định thì có thể sử dụng để nhập dữ liệu tài chính vào hệ thống chấm điểm một cách nhanh chóng rút ngắn đƣợc thời gian nhập số liệu.
Đối với các chỉ tiêu chỉ cần nhập một lần trong quá trình chấm điểm nhƣ: “khách hàng thành lập năm nào”, “năm DN có sản phẩm bán ra thị trƣờng”, “quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Bắc Á từ năm nào”… hoặc những thông tin có tính kế thừa nhƣ: “Doanh thu quý cùng kỳ năm trƣớc” thì để đỡ mất thời gian nhập lại những thông tin này tác giả đề xuất cải tiến chƣơng trình tự động lấy lại và hiển thị những thông tin này của khách hàng từ quý chấm điểm liền kề trƣớc đó cho cán bộ tín dụng kiểm tra. Nếu những thông tin này có thay đổi thì cán bộ tín dụng sẽ sửa đổi rồi cập nhật vào hệ thống, còn không thì sẽ tiếp tục sử dụng để giảm bớt thời gian cho quá trình nhập liệu.
4.3.2.4. Cho phép chấm điểm khách hàng có quan hệ lần đầu bằng CIF tạm
Do HT XHTD NB hiện tại yêu cầu khi chấm điểm thì khách hàng đã phải đƣợc tạo CIF (Customer Information Files). Tuy nhiên, đối với những khách hàng Ngân hàng TMCP Bắc Á mới lần đầu tiếp cận để đánh giá tình hình kinh doanh trƣớc khi quyết định cấp tín dụng thì rất khó khăn để thuyết phục khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á hoặc việc xếp hạng tín dụng trƣớc giúp Ngân hàng TMCP Bắc Á đánh giá sơ bộ tình hình kinh doanh của khách hàng để từ đó có chính sách riêng ƣu đãi tín dụng hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.
Vì vậy, đối với trƣờng hợp này tác giả đề xuất HT XHTD NB của Ngân hàng TMCP Bắc Á cho phép cán bộ tín dụng đƣợc sử dụng một số CIF tạm dành riêng cho trƣờng hợp những khách hàng mới chƣa có CIF để xếp hạng tín dụng trƣớc. Sau khi có kết quả chấm điểm và đƣợc xét duyệt cho vay thì cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đổi số CIF tạm này thành số CIF thực của khách hàng.
4.3.2.5. Phần mềm hóa sổ tay hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng
Sổ tay hƣớng dẫn chấm điểm XHTD hiện tại của Ngân hàng TMCP Bắc Á chƣa đƣợc hiện đại nên không thuận tiện cho cán bộ tín dụng khi cần truy cập nội dung hƣớng dẫn và không đảm bảo việc cập nhật những thay đổi của hƣớng dẫn chấm điểm đƣợc đầy đủ, tức thời. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của HT XHTD NB của Ngân hàng TMCP Bắc Á, tác giả đề xuất phần mềm hóa sổ tay hƣớng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng và tích hợp hƣớng dẫn chấm điểm XHTD vào chƣơng trình chấm điểm để cán bộ tín dụng có thể vừa chấm điểm vừa truy xuất nội dung hƣớng dẫn. Điều này ngoài việc giúp cán bộ tín dụng truy cập nội dung hƣớng dẫn xếp hạng đƣợc thuận tiện thì việc phần mềm hóa nội dung hƣớng dẫn chấm điễm cũng giúp việc truy cập nội dung hƣớng dẫn nhanh hơn rất nhiều vì có thể thiết kế phân chia nội dung hƣớng dẫn theo từng đối tƣợng khách hàng đến từng nhóm chỉ tiêu và các chỉ tiêu cụ thể. Bên cạnh đó thì việc đƣa nội dung hƣớng dẫn chấm điểm vào chƣơng trình cũng giúp nội dung hƣớng dẫn đƣợc chuẩn mực và cập nhật tức thời cho tất cả nhân viên trên toàn hệ thống vì khi có bất kỳ sự thay đổi nào thì hệ thống cũng có thể cập nhật và thông báo cho toàn bộ ngƣời sử dụng.
4.3.3. Hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng cá nhân
Xây dựng có nhóm chỉ tiêu đánh giá Mối quan hệ với tổ chức tín dụng của khách hàng liên quan đối với khách hàng:
o Mối quan hệ với khách hàng hiện tại
o Tình hình dƣ nợ hiện tại
o Tình hình trả nợ gốc và lãi với các tổ chức tín dụng khác trong 12 tháng qua
o Số lần cơ cấu lại nợ hoặc nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên trong 12 tháng vừa qua
o Tỷ trọng nợ (nợ gốc, lãi) cơ cấu lại hoặc quá hạn từ 10 ngày trở lên trên tổng dƣ nợ của KH vay tại Bắc Á tại thời điểm đánh giá
Nhóm chỉ tiêu đánh giá Mối quan hệ với tổ chức tín dụng bổ sung các chỉ tiêu sau:
o Tỷ trọng nợ quá hạn thực tế trong tổng dƣ nợ hiện tại
o Mức độ sử dụng các dịch vụ khác (không bao gồm dịch vụ tín dụng) của Ngân hàng
o Số dƣ bình quân của tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Bắc Á trong 12 tháng qua
Nhóm chỉ tiêu đánh giá phƣơng án kinh doanh đối với khách hàng cá nhân vay kinh doanh bổ sung các chỉ tiêu sau:
o Tỷ lệ vốn tự có của ngƣời vay tham gia vào phƣơng án đầu tƣ.
o Chiều hƣớng biến động của giá cả sản phẩm khách hàng đang tham gia đầu tƣ.
o Phƣơng thức ghi chép sổ sách kế toán của khách hàng cá nhân
o Tính khả thi của phƣơng án đầu tƣ theo đánh giá của cán bộ tín dụng
o Tính ổn định của thị trƣờng đầu ra.
o Biên độ dao động giá cả của nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào trong 12 tháng vừa qua.
o Kinh nghiệm sản xuất/kinh doanh sản phẩm trong phƣơng án kinh doanh/đầu tƣ.
o Đối tƣợng khách hàng của phƣơng án kinh doanh
o Mức độ ổn định của đầu vào
o Xu hƣớng biến động giá cả của nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào trong 12 tháng vừa qua
o Xu hƣớng biến động giá sản phẩm của phƣơng án kinh doanh trên thị trƣờng trong 12 tháng qua
o Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi trên vốn tự có
o Biến động của EBIT/vốn đầu tƣ nếu giá hoặc sản lƣợng tiêu thụ giảm 10%
o Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu của phƣơng án kinh doanh
o Số ngày trả chậm bình quân của các khoản phải thu
o Không có nhóm chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ của khách hàng cá nhân vay kinh doanh với các đối tác
Nhóm chỉ tiêu đánh giá thông tin nhân thân khách hàng, bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá nhƣ sau:
o Giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ so với tổng dƣ nợ tại các Tổ chức tín dụng hiện tại
Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá nhƣ sau:
o Thời gian công tác tại cơ quan hiện tại
o Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng của ngƣời vay và ngƣời đồng trả nợ
o Tỷ lệ giữa thu nhập ròng ổn định và số tiền phải trả trong kỳ (gốc + lãi)
o Số ngƣời trực tiếp phụ thuộc về kinh tế vào ngƣời vay
o Thu nhập từ cho thuê tài sản
o Thu nhập từ góp vốn vào doanh nghiệp
4.4. Một số đề xuất
4.4.1. Đề xuất với Chính phủ
4.4.1.1. Tạo môi trường cho hoạt động xếp hạng tín dụng phát triển
Hiện nay số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XHTD ở Việt Nam là rất ít và chƣa tƣơng xứng với quy mô của nền kinh tế. Việt Nam có gần 600.000 doanh nghiệp, khoảng 2,3 triệu thực thể kinh doanh khác và hàng triệu khách hàng cá nhân có quan hệ tíndụng nhƣng cho đến nay Việt Nam chỉ mới có vài doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng. Vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện về môi trƣờng pháp lý cho các tổ chức hoạt động XHTD phát triển mạnh mẽ hơn nhằm thúc đẩy hoạt động XHTD phát triển. Khi các công ty này ra đời thì các NHTM có thêm nguồn thông tin để so sánh, kiểm chứng kết quả xếp hạng nội bộ của mình và điều chỉnh dần phƣơng pháp để kết quả ngày càng sát thực tế hơn.
Chính vì vậy trong thời gian tới việc chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ chế, môi trƣờng cho hoạt động kinh doanh XHTD phát triển là vô cùng cần thiết
4.4.1.2. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng của CIC
CIC là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Do đó trong thời gian tới NHNN cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng nhƣ: thuế, thống kê, bộ thƣơng mại… để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển ngành cũng nhƣ tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong ngành
NHNN cần có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.
4.4.1.3. Xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành
Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa có nhƣng nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Do đó trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đƣa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không những tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho khách hàng trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.
4.4.2. Đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thực hiện chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những Tổ chức tín dụng không thực hiện tốt việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định
trong Thông tƣ 02/2013/TTNHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN với việc xem xét thi đua khen thƣởng của NHNN.
Với quan điểm đầu tƣ cho công nghệ thông tin là một nhu cầu cấp thiết trong hội nhập vào nền kinh tế tri thức, NHNN nên mạnh dạn đầu tƣ hơn nữa cả về con ngƣời, máy móc, thiết bị, trang bị tri thức cho việc xếp hạng tín dụng nói riêng và nghiệp vụ thông tin tín dụng nói chung theo hƣớng hiện đại hoá để sớm đƣa hoạt động XHTD và hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trƣờng quốc tế nhằm tiếp thu đƣợc nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ của các nƣớc phát triển phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam. Qua đó là nguồn cung cấp thông tin quan trọng và tin cậy cho các NHTM. Đồng thời có cơ sở để NHTM sớm đƣa ra những chuẩn mực về XHTD NB, khuyến nghị những quy trình nhƣ thế nào thì NHTM có thể chấp nhận theo hƣớng dẫn của hiệp ƣớc Basel III. NHNN là đầu mối chỉ đạo cùng các cơ quan hữu quan phối hợp với ngân hàng để thực hiện việc thu thập thông tin, trên cơ sở đó đƣa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Với mục tiêu tăng trƣởng bền vững, hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có những giải pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng nhƣ là xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp; hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực… thì việc hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ cũng là đòi hỏi bức thiết, nhất là XHTD nội bộ dành cho khách hàng cá nhân.
Từ những hạn chế của HT XHTD NB của Ngân hàng TMCP Bắc Á đƣợc nêu ra ở Chƣơng 3 thì tại Chƣơng 4 luận văn đã kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện.
Đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á, trƣớc tiên là nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản trị điều hành nhƣ:
- Xây dựng chính sách khách hàng trên cơ sở XHTD, - Tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ về XHTD, - Định kỳ kiểm tra chất lƣợng thực hiện XHTD,