Đánh giá chung thực trạng hoàn thiện chính sách phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam (Trang 74 - 78)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung thực trạng hoàn thiện chính sách phát triển

triển CCN tỉnh Hà Nam thời gian qua

Thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã tiến hành thực hiện chính sách phát triển CCN khá toàn diện nhằm đẩy mạnh phát triển CN, TTCN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Chính sách phát triển CCN trong thời gian qua đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế tỉnh Hà Nam nói chung. Cụ thể là góp phần làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, cơ cấu ngành công nghiệp thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến. Nhiều tƣ duy mới làm thay đổi quan điểm về hoạch định chính sách và cách làm trong sản xuất công nghiệp. Chính sách phát triển CCN của tỉnh đã tác động thúc đẩy phát triển các khu vực sản xuất, bao gồm cả khu vực công nghiệp nông thôn nhất là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.

Việc hoàn thiện chính sách phát triển CCN của tỉnh Hà Nam đã đảm bảo đúng các bƣớc, quy trình quy định: Từ tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ thông qua hệ thống kiểm tra của nhà nƣớc và thiết lập hệ thống thông tin báo cáo từ dƣới lên trên; phân tích đánh giá chính sách; điều chỉnh những bất hợp lý của chính sách; tổng kết chính sách và đề ra những kiến nghị hoàn thiện chính sách…đều đảm bảo chặt chẽ, bám sát nhu cầu thực tế của địa phƣơng.

Nhiều chính sách đƣợc sửa đổi, bổ sung đã khẳng định tính đúng đắn của quá trình chính sách cũng nhƣ tính tƣơng thích cao của nó. Do đó, cùng với sự phát triển các CCN, các nhà đầu tƣ có tiềm lực về vốn, về công nghệ hiện đại, về trình độ quản lý tiên tiến, về chất lƣợng sản phẩm, về thƣơng hiệu trên thị trƣờng,...đã tăng lên rõ dệt qua các năm. Các nguồn lực của địa

phƣơng đƣợc huy động đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển, tính tƣơng thích của các chính sách đã đề ra ở mức cao...

Các chính sách mới đƣợc ban hành đảm bảo phù hợp với hệ thống các chính sách của Trung ƣơng, bám sát nhu cầu thực tế ở địa phƣơng và đƣợc thực thi và mang lại kết quả. Chính sách đã tạo ra sức hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế từ ngoài tỉnh, đồng thời phát huy các nguồn vốn nội tại từ địa phƣơng.

Hiệu lực của chính sách đƣợc thể hiện ở sự chấp hành, tuẩn thủ chính sách của các chủ thể chiu sự tác động của chính sách và cơ quan thực thi chính sách. Thời gian qua, cơ bản các chính sách đƣợc tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đã đi vào cuộc sống và đƣợc các cơ quan, đơn vị, cá nhân đồng tình ủng hộ và nghiêm chỉnh chấp hành, mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển CCN trên địa bàn.

Thành công của chính sách phát triển CCN đã đem lại những thành tựu cơ bản cho công nghiệp Hà Nam, cụ thể:

- Góp phần phát huy đa dạng nguồn vốn trong đầu tƣ, bƣớc đầu thu hút đƣợc số lƣợng đáng kể nguồn vốn từ bên ngoài và động viên huy động đƣợc nguồn vốn bên trong cho phát triển CN.

- Giải quyết đƣợc một phần cơ bản nhu cầu về mặt bằng, hạ tầng cơ sở cho các cơ sở sản xuất ở địa phƣơng, qua đó tạo động lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp theo chủ trƣơng "ly nông bất ly hƣơng", giải quyết việc làm cho số lƣợng lớn lao động dôi dƣ ở nông thôn, tăng thu nhập ngƣời dân, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam.

- Góp phần làm giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng thông qua việc sản xuất tập trung thành các khu, CCN có hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải trƣớc khi đổ ra môi trƣờng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thu đƣợc, việc hoàn thiện chính

sách phát triển CCN thời gian qua còn một số hạn chế, cụ thể:

- Việc hoàn thiện hệ thống các chính sách về phát triển CCN thời gian qua chƣa đồng bộ, thực thi chinh sách chƣa nghiêm; hiện tƣợng vi phạm hay lạm dụng chính sách vì lợi ích cục bộ còn tồn tại.

- Việc hoàn thiện chính sách chƣa gắn với quá trình đánh giá chính sách một cách khoa học, nên việc điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách có nội dung chƣa sát hợp với tình hình thực tế hoặc chƣa sát với mục tiêu đề ra. Chất lƣợng quy hoạch CCN thấp, chƣa tạo ra khả năng bứt phá trong phát triển.

- Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chƣa nhất quán, chƣa sát với thực tế cuộc sống, thiếu tính khả thi. Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách còn hạn chế. Nhiều cấp, nhiều ngành chƣa kịp thời thay thế, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, lạc hậu; chƣa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác động giải phóng mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội.

Những hạn chế, yếu kém trên đang là lực cản lớn đối với phát triển CCN nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung cũng nhƣ quá trình CNH - HĐH tỉnh Hà Nam những năm qua.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Về nguyên nhân khách quan:

Do điểm xuất phát của tỉnh Hà Nam rất thấp, không có lợi thế về địa hình, địa chất (kết cấu địa hình, địa chất của Tỉnh phức tạp, suất đầu tƣ lớn nên không hấp dẫn đầu tƣ).

Mô hình cụm, điểm công nghiệp đã có từ lâu trên thế giới và đã đƣợc một số địa phƣơng ở nƣớc ta áp dụng trong vài năm gần đây. Nhƣng đối với tỉnh Hà Nam đây là mô hình mới nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách về phát triển CCN của Trung ƣơng chƣa kịp thời, thiếu tính đồng bộ.

Doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam chủ yếu có qui mô nhỏ và vừa, phần lớn là doanh nghiệp mới thành lập, quản trị doanh nghiệp còn yếu, vốn đầu tƣ ít nên vấn đề đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất còn hạn chế.

Về nguyên nhân chủ quan:

Tƣ duy chính sách cũng nhƣ trình độ, năng lực của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của tỉnh còn nhiều hạn chế.

Sự thiếu minh bạch, kỷ cƣơng trong quá trình thực thi chính sách, phân công chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng đã gián tiếp tạo điều kiện cho một bộ phận cán bộ quản lý, các "nhóm lợi ích" trục lợi làm cho hiệu quả của chính sách giảm sút.

Nguồn lực kinh tế của tỉnh còn hạn chế, nên trong quá trình hoạch định chính sách chƣa mạnh dạn đề ra và thực hiện các giải pháp mạnh, các giải pháp dài hạn nhằm tạo sự ổn định của chính sách.

Từ thực tiễn hoạch định, thực thi chính sách phát triển CCN của tỉnh Hà Nam thời gian qua (nhƣ đã phân tích ở trên) đã cho thấy cần có sự điều chỉnh và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)