1.3. Thực tiễn hoàn thiện chính sách phát triển cụm công nghiệp
1.3.1. Hoàn thiện chính sách phát triển CCN của tỉnh Nam Định.
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Với diện tích 1.669 km², địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng. Vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng, đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề…cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nƣớc và trung tâm thƣơng mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Nam Định có điểm xuất phát
thấp so với các tỉnh trong vùng và khu vực, do vậy chỉ có phát triển công nghiệp, dịch vụ Nam Định mới vƣơn lên và khẳng định đƣợc là tỉnh trung tâm của vùng Đồng bằng Nam sông Hồng.
Trong quy hoạch đến năm 2015, tầm nhìn 2020, địa bàn tỉnh Nam Định có 12 KCN với tổng diện tích trên 1.500 ha. Hiện có 3 KCN (Hoà Xá, Mỹ Trung, Thịnh Long) đã và đang đầu tƣ hạ tầng, kêu gọi đầu tƣ; 3 KCN (Thành An, Bảo Minh, Hồng Tiến) đã hoàn thành quy hoạch chi tiết. Ngoài ra, nhiều CCN nông thôn đã và dang xây dựng, đi vào hoạt động nhƣ: CCN Xuân Tiến (huyện Xuân Trƣờng); CCN Vân Tràng (Nam Trực); CCN Yên Xá (Ý Yên); CCN Thịnh Long (Hải Hậu), sắp tới sẽ tiếp tục hình thành các CCN: Lạc Quần, Quất Lâm, Đồng Côi, Gôi... Tuy nhiên, do đặc thù là tỉnh nông nghiệp, nên việc phát triển các KCN, CCN gặp không ít rào cản, đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng. Các chuyên gia cho rằng, việc giải phóng mặt bằng cho KCN, CCN gặp nhiều khó khăn bởi Nam Định vốn thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, phần lớn đất sử dụng để xây dựng KCN, CCN đều là đất “hai lúa” - đất 2 vụ lúa/năm. Bên cạnh đó, việc phát triển nóng vội các KCN, CCN tại Nam Định trong khi chƣa hội tụ đủ các yếu tố về nhân lực, vật lực, chƣa có hƣớng giải quyết triệt để bài toán về lối ra cho nông dân bị thu hồi đất. Mặt khác, mặc dù đã có chính sách đào tạo nghề nhƣng công tác tổ chức đào tạo, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân còn nhiều vƣớng mắc cả về chính sách cũng nhƣ thực tiễn là một thách thức lớn khu vực nông thôn; thu hồi đất đang nảy sinh khiếu kiện của nông dân, ảnh hƣởng đến sinh hoạt ở nông thôn.
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn phát triển mạnh các KCN, CCN Nam Định cần phải có quy hoạch tốt, đồng thời cần có những chính sách phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Ngày 11/7/2006, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1593, ban hành “Cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển CCN huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định” với một số nội dung cơ bản như sau:
+ Về cơ chế sử dụng đất: Các Nhà đầu tƣ vào CCN đƣợc thuê đất, đƣợc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc thuê. Thời gian thuê đất không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu thuê tiếp, các Nhà đầu tƣ phải làm đơn trình cấp có thẩm quyền quyết định. Ban quản lý CCN có trách nhiệm làm đầu mối hƣớng dẫn thủ tục để các Nhà đầu tƣ đƣợc thuê đất hoặc giao đất có thu tiền theo quy định của Luật Đất đai.
Các nhà đầu tƣ tại CCN đƣợc miễn, giảm, hỗ trợ tiền thuê đất và tiền sử dụng đất tại CCN. Sau khi hết thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, còn đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ lại 30% số tiền thuê đất thực nộp vào ngân sách nhà nƣớc trong 4 năm tiếp theo…
+ Miễn, giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp: Các nhà đầu tƣ đƣợc
miễn, giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Về lao động: Các Nhà đầu tƣ trong CCN có trách nhiệm ƣu tiên tiếp
nhận số lao động đủ điều kiện là con em gia đình có đất bị thu hồi để xây dựng cụm công nghiệp. Các Nhà đầu tƣ trong CCN tổ chức đào tạo nghề
(theo dự án được Người có thẩm quyền phê duyệt) thì cứ mỗi lao động có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo nghề, có hợp đồng tuyển dụng với thời hạn từ 01 năm trở lên, đƣợc Tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo 1 lần 100.000đ (Một
trăm nghìn đồng) từ nguồn ngân sách của Tỉnh.
Khuyến khích các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp đầu tƣ vào CCN. Khi thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ vào CCN đƣợc miễn phí đăng ký kinh doanh. Sở Kế hoạch - Đầu tƣ có trách nhiệm hƣớng dẫn, tiếp nhận
hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh; thời gian cấp đăng ký kinh doanh không quá 7 ngày làm việc, kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Các Nhà đầu tƣ, đầu tƣ vào CCN đƣợc Ban quản lý CCN cung cấp miễn phí các thông tin về cơ chế chính sách và các vấn đề liên quan đến việc xây dựng dự án đầu tƣ vào CCN.
+ Về điều tiết ngân sách: Các huyện, thành phố quản lý CCN đƣợc tỉnh
điều tiết từ 60% đến 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp thực thu và 50% số thuế giá trị gia tăng (VAT) thực thu của các doanh nghiệp trong CCN trong thời hạn 5 năm kể từ khi có doanh nghiệp trong CCN bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, để sử dụng vào việc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật CCN; sau khi hoàn thành, đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng…
- Ngày 7/5/2012, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 08,
Quy định cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ vào các điểm công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Nam Định, trong đó quy định cụ thể về những chính sách ƣu đãi đối với các Nhà đầu tƣ cụ thể:
+ Ưu đãi về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật: Căn cứ vào quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; UBND các cấp chủ trì cùng với nhà đầu tƣ thực hiện công tác GPMB và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ theo quyết định phân cấp của UBND tỉnh. Đối với địa bàn các xã, thị trấn có hạ tầng giao thông vào điểm công nghiệp khó khăn; UBND tỉnh hỗ trợ đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông nối từ đƣờng trục chính đến chân hàng rào khu vực dự án (đảm bảo tiêu chuẩn đƣờng cấp 5 đồng bằng).
+ Hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất: Sau khi hết thời hạn hƣởng các ƣu đãi, hỗ trợ chung theo chính sách của Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ tiếp tục đƣợc hƣởng hỗ trợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc cụ thể: Trợ cấp lại 70% tiền thuê đất trong 5 năm hoặc 20% số tiền sử
dụng đất (đối với trƣờng hợp nhà đầu tƣ đƣợc giao đất có thu tiền sử dụng đất) mà nhà đầu tƣ đã nộp vào ngân sách theo quy định…
+ Hỗ trợ lãi suất đối với vốn vay đầu tư: Nếu nhà đầu tƣ vay vốn đầu
tƣ tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn đầu tƣ để thực hiện dự án thì đƣợc UBND tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tƣ bằng 50% mức lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nƣớc công bố tại thời điểm vay vốn, không bao gồm phần vốn vay đã đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ và các khoản nợ quá hạn.
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Nhà đầu tƣ đào tạo nghề cho lao động để thực hiện dự án, ngoài việc đƣợc hƣởng hỗ trợ theo chính sách đào tạo nghề của Nhà nƣớc còn đƣợc UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo 01 lần, từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng cho 01 lao động, tuỳ theo ngành nghề và thời gian đào tạo.
Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường: Nhà đầu tƣ đƣợc UBND tỉnh hỗ trợ
50% kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trƣờng theo quy định, mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
Với những chính sách phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp nhƣ vậy, Tỉnh Nam Định đã tạo nên một bƣớc tiến mới trong phát triển ngành CN, TTCN góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN, CCN của tỉnh, đó là: Công tác đầu tƣ hạ tầng chƣa thật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của các nhà đầu tƣ, một số hạng mục có tiến độ chậm; việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho doanh nghiệp tuy đã đƣợc quan tâm, cải tiến song có mặt còn hạn chế, có lúc còn gây bức xúc cho doanh nghiệp; việc phối hợp giữa các doanh nghiệp trong quá trình SXKD còn nhiều bất cập; tốc độ thu hút đầu tƣ còn chậm, đặc biệt là
đầu tƣ FDI; chƣa mời gọi đƣợc những dự án lớn, những nhà đầu tƣ tầm cỡ thế giới và khu vực đến đầu tƣ.
1.3.2. Hoàn thiện chính sách phát triển CCN của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh với diện tích trên 800km2, dân số hơn 1 triệu ngƣời, hiện nay đang là một tỉnh phát triển nhiều KCN và khu đô thị. Bắc Ninh có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng Châu thổ Sông Hồng, cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh rất thuận lợi về giao thông đƣờng thuỷ, đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Không chỉ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, tỉnh Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ: Tơ tằm Nội Duệ, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái…Quán triệt chủ trƣơng của Đảng về CNH, vào điều kiện Bắc Ninh. Tỉnh uỷ Bắc Ninh ra NQ số 02- NQ/TU ngày 4/5/2001 về xây dựng và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn, chỉ đạo triển khai phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Ngày 08/7/2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số
79/QĐ-UBND, ban hành Quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với những nội dung chủ yếu sau:
+ Quy định về quy hoạch, thành lập, mở rộng, bổ sung CCN, bao gồm: quy hoạch phát triển các CCN; lập thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết CCN; thành lập mở rộng, bổ sung quy hoạch các CCN.
+ Quy định quản lý nhà nƣớc về đất đai và giải phóng mặt bằng để đầu tƣ xây dựng CCN, bao gồm: lập, thẩm định và phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; quyết định thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất.
+ Quy định quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng CCN, bao gồm: đối với đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN; lập, thẩm định, phê
duyệt dự án và triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng CCN và các nội dung khác có liên quan.
+ Quy định quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong các CCN, bao gồm: quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; quản lý hạ tầng và các dịch vụ công cộng, tiện ích…
Tỉnh đã phân công trách nhiệm cho các Sở, ngành có liên quan đối với từng lĩnh vực cụ thể, từ đó có trách nhiệm quản lý và chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền đối với lĩnh vực đƣợc phân công đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả và báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định.
- Ngày 31/10/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số
396/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với nội dung chủ yếu sau:
+ Quan điểm điều chỉnh: Điều chỉnh quy hoạch các CCN phù hợp với
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, bảo đảm khai thác đƣợc lợi thế của tỉnh và gắn kết chặt chẽ các mối liên kết vùng, liên kết tuyến để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tỉnh. Khuyến khích và thúc đẩy sản xuất các làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống theo hƣớng gắn với thƣơng mại, du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa. Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cao, thân thiện môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên, năng lƣợng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tổng giá trị GDP và ngân sách nhà nƣớc. Coi trọng chất lƣợng tăng trƣởng, chuyển
dịch cơ cấu nội ngành, tăng giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
+ Mục tiêu điều chỉnh: Tập trung nguồn lực đẩy mạnh CNH - HĐH,
phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào những năm 2020; phát huy lợi thế so sánh, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng lực cạnh tranh; phát triển các CCN theo hƣớng bền vững có hiệu quả; rà soát, điều chỉnh tên gọi, diện tích các CCN trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19.8.2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; đƣa ra các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh đầu tƣ hạ tầng các CCN, thu hút các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động.
+ Nội dung quy hoạch: Giữ nguyên 22 cụm với tổng diện tích 669,438ha;
Quy hoạch phát triển CCN làng nghề mới 02 CCN với diện tích 70ha.
+ Chính sách và Giải pháp quản lý:
Chính sách điều hành:
- Hạn chế tiến đến dừng việc cấp giấy phép mới các dự án sản xuất nguyên liệu gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ phôi thép, nguyên liệu tái chế giấy, nguyên liệu có nguồn gốc vật liệu gây ô nhiễm, sơ chế nguyên liệu tái chế tập trung. Có lộ trình di chuyển ra ngoài tỉnh hoặc ở những địa điểm phù hợp những cơ sở gây ô nhiễm.
- Ƣu tiên doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng nhƣ sản phẩm tạo hình, sản phẩm cơ khí chế tạo từ nguyên liệu thép, các thành phẩm nguyên liệu từ giấy.
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong tỉnh đầu tƣ hạ tầng CCN ở các tỉnh lân cận hoặc địa điểm phù hợp để tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Thống nhất mô hình tổ chức quản lý: Chủ yếu áp dụng hình thức cho