Khái niệm và nội dung hiệu quả đầu tƣ XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

1.2. Hiệu quả đầu tƣ XDCB và nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB trên địa bàn

1.2.1. Khái niệm và nội dung hiệu quả đầu tƣ XDCB

1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả đầu tƣ XDCB.

Hiệu quả của hoạt động đầu tƣ là phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế - xã hội đạt đƣợc với chi phí đầu tƣ bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

Tùy vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng các kết quả để tính toán, cho nên cần phải phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản có thể đƣợc phản ánh ở hai góc độ:

Dƣới góc độ vĩ mô hiệu quả là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra của dự án, đó chính là lợi nhuận mà dự án mang lại. Lợi nhuận là động lực hấp dẫn nhất của chủ đầu tƣ .

Hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản dƣới góc độ vĩ mô đƣợc hiểu nhƣ sau: Hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là tỷ lệ giữa thu nhập quốc dân so với mức vốn đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất vật chất hoặc mức vốn đáp ứng đƣợc nhiệm vụ kinh tế - xã hội - chính trị.

Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tƣ là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của

ngƣời lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tƣ mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức sau đây

Etc = Kết quả đạt đƣợc/Chi phí vốn tƣơng ứng Etc đƣợc coi có hiệu quả khi Etc > Etc0

Trong đó: Etc0 là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kì cơ sở đã đƣợc chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả.

1.2.1.2. Nội dung hiệu quả đầu tƣ XDCB. a. Phân loại hiệu quả theo định tính.

- Theo lĩnh vực hoạt động: Hiệu quả từ đầu tƣ xây dựng các công trình đƣợc thể hiện ở hiệu quả kinh tế, sự phát triển của các ngành khác trong xã hội nhƣ:

+ Hiệu quả từ việc đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông tạo thuận lợi cho giao thƣơng, phát triển trao đổi hàng hóa giữa các khu vực tạo ra năng suất cao thu nhập cho ngƣời sản xuất đƣợc bảo đảm.

+ Hiệu quả từ việc đầu tƣ xây dựng trƣờng học: Tạo thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập của giao viên nhà trƣờng cải thiện chất lƣợng đào tạo, nâng cao trình độ dân trí...

+ Hiệu quả từ việc xây dựng công trình y tế: Nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong khu vực tạo ra môi trƣờng sống an toàn thúc đẩy sản xuất.

+ Hiệu quả từ xây dựng công trình thủy lợi: Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cung cấp nƣớc tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhƣ vậy hiệu quả và nâng cao hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản sẽ thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ dân trí phát triển văn hóa xã hội của địa phƣơng.

b. Phân loại theo định lƣợng:

- Hiệu quả xây dựng cơ bản dựa trên lợi nhuận, khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc....

+ Mức doanh lợi có thể tính toán đƣợc mà hiệu quả xây dựng các công trình mang lại. Khả năng thu hồi vốn.

1.2.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tƣ XDCB.

Hiệu quả kinh tế - xã hội

Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tƣ là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu đƣợc so với đóng góp mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tƣ.

Những lợi ích mà xã hội thu đƣợc chính là sự đáp ứng của đầu tƣ với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đóng góp này có thể đƣợc xét mang tính chất định tính hoặc đo lƣờng bằng cách tính toán định lƣợng.

Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tƣ thay vì sử dụng các công việc khác trong tƣơng lai.

Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải tính đầy đủ các khoàn thu chi, xem xét và điều chỉnh các khoản thu chi mang tính chất chuyển khoản, những tác động dây chuyền nhằm phản ánh đúng những tác động của dự án.

* Mức đóng góp cho ngân sách.

* Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án.

* Mức tăng năng suất lao động của ngƣời lao động làm việc trong dự án. * Mức nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý cán bộ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)