Nâng cao chất lƣợng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 88)

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB trên địa bàn

3.2.11. Nâng cao chất lƣợng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ

- Công tác đền bù GPMB phải hoàn thành mới đƣợc phép triển khai dự án, tránh tình trạng vừa đền bù vừa thi công, chỉ cần một ách tắc nhỏ thì cả dự án phải đình trệ. Trƣớc khi tiến hành đền bù phải tiến hành lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong vùng bị ảnh hƣởng. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai. Nếu có 2/3 số ý kiến của ngƣời bị ảnh hƣởng đồng ý phƣơng án đền bù thì phải triển khai đồng loạt, đồng thời có biện pháp cụ thể để cƣỡng chế đối với số còn lại nếu họ không đồng ý thực hiện.

- Áp dụng cơ chế đền bù lấy của ngƣời đƣợc lợi thế mới đền bù cho ngƣời bị ảnh hƣởng (đặc biệt trong đền bù xây dựng giao thông đô thị). Nếu làm tốt việc này thì không những dự án đỡ tốn chi phí đền bù mà nhà nƣớc còn đƣợc khoản chênh lệch đáng kể (chênh lệch giữa ngƣời đƣợc hƣởng lợi do có lợi thế so sánh mới với ngƣời bị ảnh hƣởng).

- Huyện cần tập trung chỉ đạo sát sao, kiên quyết với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đặc biệt là Ban giải phóng mặt bằng tái định cƣ thuộc UBND huyện. Không cho thực hiện những dự án mà phƣơng án GPMB, tái định cƣ không khả thi.

- Khi phê lập, phê duyệt dự toán, phƣơng án và thực hiện đền bù phải xác định và xây dựng thống nhất và phù hợp với thực tế các chỉ tiêu nhƣ định mức, đơn giá cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phƣơng, từng thời điểm để từ đó áp dụng cho từng loại hình, từng dự án, từng hộ gia đình trong phạm vi bị ảnh hƣởng tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hƣởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng tổng mức đầu tƣ dự án.

- Dành vốn để tập trung đầu tƣ các khu di dân tái định cƣ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái định cƣ hiện tại và trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN 1 Kết luận

Tam Dƣơng là một huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, thu nhập bình quân hàng năm thấp, ngân sách chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ cấp trên. Trong khi đó còn phải đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tƣ phát triển hàng năm quá lớn. Do vậy việc tìm tòi các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả đầu tƣ thúc đẩy sự nghiệp đầu tƣ xây dựng của tỉnh phát triển phải đƣợc đặt thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp các ngành và toàn xã hội.

Trong thời gian qua, đầu tƣ xây dựng cơ bản đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Dƣơng, dần đƣa Tam Dƣơng trở thành một huyện công nghiệp. Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đã tăng dần qua các năm và góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao mức sống của ngƣời dân, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện cao và khá ổn định, đó là điều đáng mừng.

Có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng kinh tế chƣa khai thác triệt để, nghiên cứu và đánh giá, phân tích tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản một cách kỹ lƣỡng và đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản sẽ là một yếu tố quan trọng để đƣa nền kinh tế Tam Dƣơng ngày càng phát triển, theo kịp nhịp độ phát triển của các huyện bạn trong tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB phải làm tốt công tác quản lý đầu tƣ xây dựng, công việc này đòi hỏi liên quan nhiều cấp nhiều ngành, nhiều chủ thể, sự tuân thủ chặt chẽ, trật tự kỷ cƣơng, thủ tục trình tự xây dựng cơ bản. Khắc phục những tiêu cực trong quá trình đầu tƣ, khai thác các điều kiện đặc thù của địa phƣơng.

Với đề tài “Hiệu quả đầu tư XDCB tại huyện Tam Dương thực trạng

và giải pháp ”, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng đầu tƣ và quản lý

đầu tƣ xây dựng tại huyện Tam Dƣơng thời kỳ 2010 – 2014, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản. Hy vọng một số giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý đầu tƣ xây dựng tại địa phƣơng để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng những năm tới.

2. KIẾN NGHỊ - Về phía nhà nước

- Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ cho XDCB vì sự phát triển có chất lƣợng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ƣu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tƣ XDCB là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó.

- Sử dụng tối ƣu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp.

- Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình.

- Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tƣ tƣởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phƣơng. Cơ chế xin “Đặc thù” tạo điều kiện cho đầu tƣ dàn trải làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn.

- Mọi công trình đều phải đƣợc nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật.

- Về phía địa phương

- Công tác kế hoạch hoá phải thực sự đƣợc xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND huyện thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình và giao cho huyện làm chủ đầu tƣ dự án, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp xã, phƣờng để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đƣa vào sử dụng.

- UBND huyện sớm có quy định kiện toàn các Ban quản lý dự án.

- Sớm ban hành hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tƣ, hƣớng dẫn thực hiện phân cấp đầu tƣ, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án.

- đề nghị sở Kế hoạch & Đầu tƣ phối hợp với các sở ban ngành, của tỉnh từng bƣớc hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tƣ.

- Đề nghị UBND tỉnh giao cho sở Xây dựng, sở Tài chính phối hợp các ban ngành liên quan xây dựng đơn giá XDCB trên địa bàn tỉnh sớm để áp dụng cho từng quý.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo số: 126/BC-UBND ngày 12/11/2014 của UBND huyện Tam Dƣơng về tổng kết hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dƣơng năm 2010 - 2014.

2. Báo cáo số: 188/BC-UBND ngày 25/12/2014 của UBND huyện Tam Dƣơng về kết quả đầu tƣ xây dựng cơ bản huyện Tam Dƣơng năm 2014.

3. Báo cáo số: 68/BC-UBND ngày 30/5/2014 của UBND huyện Tam Dƣơng về tổng kết công tác đánh giá nợ XDCB từ năm 2010 - 2014.

4. Báo cáo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Tam Năm 2010; 2011; 2012; 2013; 2014.

5. Trƣơng Quốc Cƣơng, “Một số vấn đề xác định hiệu quả kinh tế của

đầu tư”, Tạp chí Ngân hàng số: 22 tháng 11/1998.

6. Trịnh Đình Dũng, “Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.

7. Nguyễn Đẩu, “Hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư phát triển kinh tế

thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.

8. Thế Đạt – Minh Anh, “Đầu tư và Hiệu quả”, Nxb Lao Động, 1993. 9. Nguyễn Hồng Minh, “Phân tích hiệu quả đầu tư” Nxb Nông

Nghiệp, Hà Nội 1993.

10.Luật xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; 11.Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13;

12.Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

13.Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hƣớng dẫn thực hiện luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng;

14.Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP ngày 15/4/2013 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình;

15.Niên giám thống kê huyện Tam Dƣơng các năm 2011; 2012; 2013; 2014.

16.Lê Hùng Sơn, 2006. “Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trƣờng đại học

Kinh tế quốc dân số 3/năm 2006.

17.Thông tƣ số: 10/2014/TT-BXD ngày 11/7/2014 của Bộ xây dựng về quy định một số nội dung quản lý chất lƣợng công trình nhà ở riêng lẻ.

18.Thông tƣ số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây dựng Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

19.Phan Tất Thứ, “Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án

đầu tư công tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)