Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
2.1.2 Tiền đề về kinh tế
Nhìn lại chặng đường gần mười lăm năm xây dựng và phát triển mặc dù cịn khơng ít khó khăn thử thách, song nhịp độ phát triển kinh tế luôn ở mức cao. Kinh tế của Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phản ánh những thắng lợi bước đầu đáng ghi nhận của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Bốn năm đầu (từ khi tái lập tỉnh) 1997 - 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,6%, năm năm tiếp theo (2001 - 2005) tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,9% đứng thứ 2 trong những tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và gấp 2 lần so với bình quân chung cả nước. Tổng sản phẩm tăng bình qn 15,1%/năm, trong đó cơng nghiệp – xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800 USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nơng thơn đạt 16,4 triệu đồng.
Tỷ đồng 5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) - giá so sánh 1994
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh.
Nổi bật nhất là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng phát triển liên tục
với nhịp độ cao, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng chung. Giá
trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 26,6%, nếu so sánh năm 2005 với năm 1996 (trước khi tách tỉnh) thì gấp 11 lần. Tính đến tháng 12/2011 trên địa bàn tỉnh có 30.478 hộ cá thể và 838 doanh nghiệp tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp, với 15 khu công nghiệp tập trung và 23 khu công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ được quy hoạch đồng bộ và đang được đẩy nhanh tiến độ "lấp đầy" đó tạo cho công nghiệp Bắc Ninh một động lực mới, đây là nơi thu hút nhiều lao
2488,3 2838,4 2838,4 3231,9 3671,8 4181,0 4895,2
động (đặc biệt là khu vực nơng thơn vào làm việc) góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn nhân lực.
Giá trị xây lắp tăng bình quân 17,7%/năm. Các doanh nghiệp xây dựng của Bắc Ninh khơng chỉ thi cơng các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng trên địa bàn mà cũng vươn ra các tỉnh và thành phố trong cả nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành cơng nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.
Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu cơng nghiệp tập trung, hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có cơng nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động. Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong tồn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình)… Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và
là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bắc Ninh là địa bàn thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngồi.. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tiềm lực lớn cả về vốn, nhân lực do đó các doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn thành phố phải nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển.