Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
2.2.1.1 Chất lượng của nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
- Về thể lực đội ngũ lao động công nghiệp
Lao động Việt Nam nói chung, lao động Bắc Ninh nói riêng có chiều cao và trọng lượng cơ thể thuộc loại trung bình thấp của thế giới. So với yêu cầu phát triển công nghiệp hiện đại, nguồn nhân lực cơng nghiệp cịn kém cả về tầm vóc và thể lực.
Năm 2007, chiều cao nam thanh niên Việt Nam nói chung 18 tuổi thấp hơn nam thanh niên Nhật Bản cùng tuổi 8cm, nữ thanh niên Việt Nam nói chung 18 tuổi thấp hơn nữ thanh niên Nhật Bản là 4cm. Chiều cao trung bình của nam là 1,63m, nữ là 1,52m, trong khi chiều cao trung bình của nam cùng lứa trên thế giới là 1,76m, nữ là 1,63m. Tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam theo kết của của Bộ y tế đưa ra vào năm 2010 đạt 73 tuổi. Thanh niên Việt Nam không chỉ thấp, bé, nhẹ cân mà cón yếu về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền. Điều này làm ảnh
hưởng rất lớn đến việc sử dụng, vận hành máy móc hiện đại chủ yếu được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo điều tra về thực trạng thể chất người Bắc Ninh từ 6 đến 20 tuổi cho thấy chiều cao và cân nặng của số dân trong độ tuổi từ 15 đến 20 như sau:
Bảng 2.3 Chiều cao và cân nặng của thanh niên Bắc Ninh Độ tuổi Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)
15 160,66 46,66 16 162,86 49,26 17 164,48 51,07 18 164,85 53,15 19 164,87 53,16 20 165,14 53,19
Nguồn: Điều tra thực trạng thể chất người Việt Nam – NXB Thể thao
Trong khi đó tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thể chất người Việt Nam như sau:
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam
Độ tuổi Điểm Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)
15 Tốt Trung bình Kém >164 157 – 164 <1,57 >50,3 43,3 – 50,3 <43,3 16 Tốt Trung bình Kém >166 160 – 166 <160 >52,7 46 – 52,7 <46 17 Tốt Trung bình Kém >167 162 – 167 <1,62 >54,2 48,2 – 54,2 <48,2 18 Tốt Trung bình Kém >168 162 – 168 <162 >56 50,2 – 56 <50,2 19 Tốt Trung bình Kém >168 162 – 168 <162 >56 50,4 – 56 <50,4 20 Tốt Trung bình Kém >169 162 – 169 <162 >56,1 50,4 – 56,1 <50,4
Nguồn: Điều tra thể chất người Việt Nam năm 2002 – NXB Thể
thao
Qua hai bảng trên có thể thấy thể chất nguồn nhân lực trong vùng chỉ đạt mức trung bình, điều này là một trở ngaị lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển cơng nghiệp Bắc Ninh nói riêng.
Mức dinh dưỡng bình quân hiện tại của người dân khoảng 2.000 Kcalo/ngày. So với mức chuẩn về dinh dưỡng của thế giới thì cịn thấp (mức chuẩn là 2.100 Kcalo/ngày đối với người lao động bình thường). Đây cũng là một nhân tố làm cho nhiều người lao động chưa đáp ứng được số lượng và cường độ công việc trong các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp bằng máy móc, cơng nghệ hiện đại.
Sự tăng trưởng thể lực của người lao động hiện vẫn đang là một vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, nâng cao thể lực nguồn nhân lực (với các chỉ tiêu về chiều cao và trọng lượng cơ thể, chỉ số Pignet và chỉ số QVC tương đương với mức trung bình khá của thế giới) là một trong các yêu cầu chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tới năm 2015, phấn đấu để chiều cao trung bình của người dân, trong đó có lao động cơng nghiệp là 1,68m
- Về trình độ học vấn của người lao động
Trình độ học vấn của cơng nhân tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Năm 2007, số cơng nhân có trình độ học vấn phổ thơng trung học chiếm khoảng 69,3%; năm 2010 con số ấy đã tăng lên đến 75,2%. Tuy nhiên, trình độ học vấn của cơng nhân tỉnh Bắc Ninh vẫn cịn nhiều bất cập so với yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thấp hơn trình độ cơng nhân của các nước trong khu vực và thế giới.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay là 40,1% (cả nước là 40%), xếp trên Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam. Trong cơ cấu lao động qua đào tạo thì trình độ trung cấp nghề, trình độ đại học và trên đại học của Bắc Ninh thấp hơn so với mức bình quân của vùng. Cụ thể, trình
độ trung cấp nghề của tỉnh năm 2010 là 4,2%, trình độ đại học và trên đại học là 5,53% so với mức trung bình của vùng là 6,5%.
Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nghề cho người lao động, trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng đầu tư cho hoạt động dạy nghề. Hiện nay tồn tỉnh có 54 cơ sở dạy nghề. Trong đó : Trường Cao đẳng nghề: 02; Trường Trung cấp nghề: 15; Trung tâm dạy nghề: 24; Cơ sở giáo dục có dạy nghề: 07; Các cơ sở khác có dạy nghề: 06; 8/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có cơ sở dạy nghề đang hoạt động. Về đội ngũ giáo viên dạy nghề, tồn tỉnh có: 814 giáo viên dạy nghề. Công tác tuyển sinh tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh luôn được quan tâm đặc biệt với những quyết định sự tồn tại của nhà trường. Tuyển sinh được thực hiện quanh năm đáp ứng nhiều loại hình đào tạo, nhiều cấp đào tạo. Năm 2011, sơ cấp nghề: tuyển mới: 25.673, tốt nghiệp: 25.109 (trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 7165 người). Trung cấp nghề: tuyển mới: 711, tốt nghiệp: 1.382. Cao đẳng nghề: tuyển mới: 2.103, tốt nghiệp: 1.840. Hàng năm có hơn 90% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề có việc làm sau khi ra trường từ sáu tháng đến một năm.
Chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở sản xuất cơng nghiệp ngồi nhà nước được biểu hiện ở trình độ chun mơn lý luận, trình độ quản lý của đội ngũ quản lý và trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân lao động trực tiếp. Đối với đội ngũ cán bộ, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước và các chủ doanh nghiệp ở Bắc Ninh hiện thì trình độ học vấn nói chung của các giám đốc hoặc các chủ doanh nghiệp là không thấp, đối với những người lãnh đạo các doanh nghiệp đều là những cán bộ có trình độ chun mơn được đào tạo chính quy, có khả năng
nắm bắt được những yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường. Về kinh nghiệm hoạt động thì đa số chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc doanh nghiệp đều trải qua hoạt động thực tiễn trước đó. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp nhà nước, do đặc điểm về tuyển chọn, bổ nhiệm theo truyền thống “kinh nghiệm”, “sống lâu lên lão làng” nên các giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước có độ tuổi cao (bình qn 50 tuổi). Vì vậy khả năng thích ứng và nhạy bén với những thay đổi của thị trường, của thể chế kinh tế thấp.
Qua đó có thể thấy chất lượng lao động trong các ngành công nghiệp của Bắc Ninh là không đồng đều. Có những ngành tập trung nhiều lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật cao như điện tử, động cơ nhưng có những ngành lực lượng lao động có trình độ thấp chiếm tỷ lệ đông như dệt - may, da - giày… do đó cần phải có chiến lược phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành cơng nghiệp nói chung và các ngành có nhiều lao động trình độ thấp.
- Về trình độ, chuyên môn kỹ thuật của người lao động và chất lượng đào tạo lao động kỹ thuật
Do yêu cầu phát triển của tỉnh, cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, chính quyền, các doanh nghiệp, cá nhân người cơng nhân đã quan tâm tích cực đến việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, nắm vững khoa học kỹ thuật để đáp ứng với tình hình mới trong xu thế hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, nền kinh tế Bắc Ninh đã xuất hiện một số ngành kinh tế mũi nhọn, ở đó trình độ chun mơn, nghề nghiệp của công nhân khá cao. Trong đội ngũ cơng nhân đã hình thành một bộ phận cơng nhân trí thức, làm công tác quản lý doanh nghiệp,
nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh, năng động tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại, làm chủ máy móc thiết bị, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiện nay giai cấp công nhân đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật, tình trạng thừa lao động giản đơn chưa qua đào tạo, thiếu lao động đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn cao đang diễn ra ở tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Nhiều khu cơng nghiệp, doanh nghiệp có thiết bị cơng nghệ cao, nhưng thiếu công nhân lành nghề, nhất là công nhân trong lĩnh vực công nghệ thơng tin, tài chính. Cơng tác định hướng, đào tạo nghề cho học sinh phổ thông những năm qua chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý, cơng nhân cịn thấp nên gặp khó khăn khi làm việc với các đối tác nước ngồi. Điều đáng nói là một bộ phận cơng nhân đã được đào tạo nhưng không làm việc đúng với chuyên môn, nên không phát huy được năng lực sẵn có của họ, lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng, theo điều tra của Viện Công nhân và Cơng đồn năm 2007 tỷ lệ này chiếm tới 24%.
- Phẩm chất đạo đức người lao động
Đại đa số công nhân nước ta tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, chế độ, vào công cuộc đổi mới và triển vọng tốt đẹp của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, có ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, cần cù lao động, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái ngày càng được phát huy. Công nhân tỉnh Bắc Ninh luôn năng động trong công việc, tự chủ hơn trong sản xuất, kinh doanh, thích ứng với cơ chế thị trường và tiếp thu nhanh với thành tựu khoa học – kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã hình thành ý thức về “giá trị kinh tế” của bản thân thông qua lao động.
Sự phân biệt vị thế giữa công nhân doanh nghiệp “nhà nước” và công nhân doanh nghiệp “ngoài nhà nước” khơng cịn cách biệt nhiều. Tâm lý lấy lợi ích, nhu cầu thiết thân làm động lực phấn đấu là nét mới đang từng bước trở thành phổ biến trong công nhân tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, trong các doanh nghiệp người công nhân đã coi trọng các hợp đồng kinh tế có hiệu quả, coi trọng khách hàng và chất lượng sản phẩm, công nhân đã bắt đầu quan tâm đến lấy chữ tín làm trọng.
Nhìn chung, đơng đảo cơng nhân nước ta, nhất là công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước có bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp vững vàng, có ý thức phấn đấu trở thành người công nhân tốt, được tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội và đồn thể quần chúng. Cơng nhân mong muốn chính quyền có những giải pháp tích cực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần và vật chất của công nhân.
Thời gian gần đây, công nhân lo lắng tình hình giá cả hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng cao, thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và trong giai cấp công nhân ngày càng tăng. Cơng nhân lo lắng, bất bình về sự suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phẩn khơng nhỏ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ có chức có quyền, kể cả những cán bộ công chức, viên chức ở những ngành nghề lâu nay được xã hội kính trọng như nghề thầy giáo, thầy thuốc… Hiện nay ở một số cơ sở, địa bàn đang xảy ra tình trạng mất dân chủ, bn lậu làm hàng giả, các tệ nạn xã hội phát triển và việc thực hiện cải cách hành chính, đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí đạt hiệu quả cịn thấp, đã làm ảnh hưởng đến lịng tin của cơng nhân.
Tỷ lệ công nhân, lao động tham gia sinh hoạt các tổ chức chính trị chưa cao. Theo điều tra khảo sát, tỷ lệ đảng viên là công nhân chiếm 9,5% tổng số đảng viên kết nạp hàng năm, số công nhân lao động là đồn viên cơng đồn chiếm 67,9%, là đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 24,2%. Khi phân loại theo thành phần kinh tế thì tỷ lệ này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy đã thành lập tổ chức cơ sở đảng và cơng đồn song cịn rất thấp, số đảng viên và đồn viên cơng đoàn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cũng theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy nhiều công nhân nước ta chưa nhận thức được vai trị và sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Khi nói đến vai trị lãnh đạo cách mạng thì đa số cơng nhân đều cho rằng đó là Đảng, là bộ máy Trung ương, chứ không phải giai cấp cơng nhân có vai trò lãnh đạo. Trong điều kiện hiện nay, đời sống của cơng nhân cịn nhiều khó khăn, cơng tác tun truyền giáo dục chưa thực sự quan tâm, nên một số cơng nhân có dấu hiệu thờ ơ, lãnh đạm với chính trị, thiếu tin tưởng vào đường lối, chủ chương của Đảng. Công nhân lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề lớn, như tư tưởng XHCN, tinh thần tập thể, vị trí, vai trị, sứ mệnh lịch sử, quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Ý thức chính trị của cơng nhân có lúc cịn mờ nhạt. Nguyện vọng thiết thân nhất của công nhân hiện nay là có việc làm ổn định lâu dài, thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình. Nhiều cơng nhân lo ngại nhất là khơng có việc làm ổn định, bị chấm dứt hợp đồng lao động và khơng được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Đặc biệt là về kỷ luật lao động, tác phong lao động còn rất kém. Đại bộ phận người lao động Việt Nam nói chung và người lao động Bắc Ninh nói riêng chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nơng thơn, cịn mang nặng tác phong sản xuất của nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng về làm việc theo nhóm, khơng có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.