Nguồn cung cấp nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh bắc ninh 001 (Trang 47 - 56)

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

2.2.1 Nguồn cung cấp nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bắc Ninh là địa bàn thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngồi.. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tiềm lực lớn cả về vốn, nhân lực do đó các doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn thành phố phải nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển.

2.2 Phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển cơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

2.2.1 Nguồn cung cấp nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

Trong những năm thực hiện đổi mới xây dựng đất nước, tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thì nguồn nhân lực của Bắc Ninh không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng lên của nguồn nhân lực Bắc Ninh xuất phát từ q trình đơ thị hố. Q trình này đã làm cho dân số của Bắc Ninh biến động không ngừng. Sự biến động dân số Bắc Ninh cịn gắn liền với q trình điều chỉnh địa giới hành chính và q trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Nguồn cung cấp nhân lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế ở Bắc Ninh nói chung và cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp nói riêng chủ yếu là dựa vào tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học. Theo kết quả nghiên cứu về tình hình dân số và biến động dân số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2011 như sau:

Bảng 2.1 Sự gia tăng dân số Bắc Ninh từ 1997 - 2011 Năm Dân số (người) Tốc độ gia tăng (tỷ lệ %) 1997 932.424 2000 951.122 0,83 2005 991.091 0,99 2010 1.041.159 0,91 2011 1.060.328 0,82

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2011

Trong giai đoạn 1997 - 2011 bình quân dân số Bắc Ninh tăng lên 0,82%/năm. Nếu xét tốc độ phát triển năm sau so với năm trước thì dân số Bắc Ninh liên tục tăng lên, nhưng không đáng kể. Dân số Bắc Ninh cách đây 15 năm là 932.424 người (năm 1997) đến nay là 1.060.328 người (năm 2011). Như vậy sau 15 năm dân số Bắc Ninh tăng 127. 904 người, mức tăng trung bình mỗi năm 8.526 người. Trong khi đó mức độ tăng dân số của một số tỉnh đồng bằng ở miền Bắc là từ 20.000 dân (như Hải Phòng) đến 60.000 dân (như Hà Nội). Bằng các biện pháp kế hoạch hố gia đình tích cực, Bắc Ninh đã cơ bản kiểm soát được việc phát triển dân số tự nhiên.

Song khác với các địa phương khác, Bắc Ninh khá khó khăn trong việc kiểm soát mức tăng dân số cơ học. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng n, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương. đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng người từ các tỉnh lân cận dễ dàng vào Bắc Ninh. Hơn nữa, với vị thế là cửa ngõ của thủ đơ, Bắc Ninh có những điều kiện hấp dẫn các dịng người từ các tỉnh thành khác trong cả nước di chuyển đến Bắc Ninh. Những điều kiện hấp dẫn đó

là các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất thuộc các ngành cơng nghiệp có số lượng tương đối nhiều, các khu cơng nghiệp phát triển nhanh, có nhiều cơng ty thuộc các lĩnh vực khác nhau hoạt động trong các thành phần kinh tế khác nhau; điều kiện sống, làm việc, học tập, giao lưu văn hoá, xã hội và giao lưu quốc tế thuận lợi hơn rất nhiều so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Sự phát triển dân số tự nhiên của Bắc Ninh cùng với sự di cư từ các tỉnh ngoài đến tạo nguồn cung cấp lực lượng lao động hàng năm (nguồn nhân lực bổ sung) cho các ngành nghề ở Bắc Ninh nói chung và cho ngành cơng nghiệp của Bắc Ninh nói riêng.

Dân số đơ thị tỉnh Bắc Ninh đã tăng từ 133,6 nghìn người năm 2005 lên 268,5 nghìn người năm 2010, đưa tỷ lệ đơ thị hóa tăng nhanh từ 13,5% năm 2005 lên 26% năm 2010. Tốc độ đơ thị hóa bình qn giai đoạn 2006-2010 đạt rất cao là 15%/năm đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự thu hút nguồn nhân lực vào các ngành nghề ở Bắc Ninh, đặc biệt là thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực vào các ngành công nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh.

Trong những năm qua (2007 - 2011), để giải quyết vấn đề việc làm, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện một hệ thống đồng bộ các chính sách khuyến khích đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển thị trường lao động, nên việc giải quyết việc làm mới năm 2007 là 20.568 việc làm, năm 2009 lên 22.500 việc làm và năm 2011 là 26.120 nghìn việc làm. Từ năm 2007 tới năm 2011, số việc làm tăng 5.552 việc làm tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 1 nghìn việc làm mới. Tuy nhiên, năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị chiếm 3,83% lực

lượng lao động và mức sử dụng lao động ở khu vực nông thôn mới đạt 82,8%. Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị chiếm 2,66% lực lượng lao động, mức sử dụng lao động ở khu vực nông thôn đạt 83,5%. Hiện nay, vùng nông thôn là nơi sử dụng tới trên 70% lực lượng lao động của toàn tỉnh, nhưng khoảng 1/5 thời gian lao động của họ chưa được sử dụng. Với mức sử dụng thời gian lao động như trên thì hiện nay chúng ta đang lãng phí một lượng lớn lao động nơng thơn tỉnh Bắc Ninh. Rõ ràng trong những năm tới, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nói chung, cho lao động nơng nghiệp nơng thơn tỉnh Bắc Ninh nói riêng vừa địi hỏi vừa phải có kế hoạch về nguồn cung cấp lao động cho sự phát triển nhanh các ngành công nghiệp.

Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh cho đến nay, trải qua hơn 15 năm, Bắc Ninh tuy có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế nhưng cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh chuyển biến chưa mạnh mẽ. Lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản tuy có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng lại tăng về số lượng (tuyệt đối) và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động toàn tỉnh. Năm 2011 trong tổng số 603.806 người có việc làm trong tỉnh cơ cấu phân bổ vào các ngành kinh tế như sau:

- Ngành nông - lâm - thủy sản: 44,15% - Ngành công nghiệp - xây dựng: 34,88% - Các ngành dịch vụ: 20,97%

Khi Bắc Ninh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm ngư nghiệp, đồng thời tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp - xây

dựng. Tuy nhiên, ở 3 khu vực này sự chuyển dịch theo hướng tích cực cũng chậm.

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: % Ngành Năm Ngành nông - lâm - thủy sản (KV 1) Ngành công nghiệp - xây dựng (KV 2) Ngành dịch vụ (KV3) 2000 79,80 11,75 8,45 2005 63,26 23,39 13,35 2010 47,72 33,13 19,15 2011 44,15 34,88 20,97

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2011

Do kết quả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động ở nông thôn đã trở nên đa dạng hơn, bên cạnh nghề nông, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, từng bước phát triển, nhiều ngành nghề mới cũng xuất hiện. Chính sự đa dạng hóa ngành nghề cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy q trình phân cơng lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Mặt khác, sự phát triển của các ngành nghề cũng đồng thời góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thôn theo hướng tăng cơ cấu công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp góp phần bố trí lực lượng lao động nơng thơn theo hướng "ly nông bất ly hương", và lao động nông nghiệp là nguồn bổ sung cho lực lượng lao động cơng nghiệp.

Có nhiều ngun nhân làm cho sức hút lao động của các ngành kinh tế hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh cịn hạn chế, có thể nêu những ngun nhân chủ yếu là:

- Đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, từ chủ trương, qui hoạch, đến việc sử dụng lãng phí các nguồn vốn, hiệu quả thấp và có nhiều hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Do vậy sự chuyển dịch lao động từ khu vực này sang khu vực khác, từ vùng này đến vùng kia mà chủ yếu là lao động nông nghiệp lúc nông nhàn tìm việc làm tạm thời tại khu công nghiệp, buôn bán, dịch vụ sửa chữa nhỏ, vận tải xây dựng tự phát và các nghề tự do khác… diễn ra khơng theo xu hướng tích cực, nhiều khi còn gây những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.

- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn đã tăng lên nhưng với tốc độ chậm. Tính chung tồn tỉnh, tỷ lệ này đã tăng từ 82,0% năm 2005 lên 82,4% năm 2008, năm 2011 là 82,9%. Nếu so sánh năm 2008 với năm 2009 thì tỷ lệ sử dụng lao động tăng 0,1%, so năm 2010 và 2009 thì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động tăng 0,2%. Rõ ràng, cùng với việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn thì càng tăng thêm khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp và tăng tỷ trọng sử dụng thời gian lao động. Với chủ trương đấy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu trở thành thành phố cơng nghiệp trong những năm tới, Bắc Ninh sẽ có nhiều khả năng tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn với mức cao hơn mức đạt được năm 2010. - Lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp đã được coi là địa bàn quan trọng nhất để tạo việc làm thu hút lao động với phương châm “ly nông bất ly hương” trong những năm qua. Hình thức cơ bản phát triển ngành nghề

phi nông nghiệp trong nông thôn là các làng nghề và dạng kinh tế hộ (hộ tiểu chủ, hộ buôn bán nhỏ, hộ làm dịch vụ, sửa chữa…). Bình quân mỗi cơ sở chuyên ngành nghề đã tạo việc làm ổn định cho 35 lao động; mỗi hộ ngành nghề tạo việc làm ổn định cho 8-10 lao động. Ngồi việc làm thường xun, mỗi cơ sở cịn thu hút thêm 12-14 người và mỗi hộ còn thu hút thêm 7-10 việc làm lúc nơng nhàn. Có nhiều làng nghề ở nông thôn phát triển không những tạo việc làm cho nơng dân, mà cịn bổ sung thêm lao động cho công nghiệp.

Trong những năm qua, việc cung ứng nguồn nhân lực công nghiệp tỉnh Bắc Ninh có những thuận lợi cơ bản sau:

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Đảng đã được cụ thể hóa thành Chương trình đào tạo nghề. Chính sách, pháp luật ngày càng hồn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp mở rộng quy mơ, hiện đại hóa doanh nghiệp đã thu hút lao động vào làm việc, quan hệ lao động có nhiều biến đổi, dần hình thành thị trường lao động, người lao động được quyền lao động ở nơi mình muốn, được ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động trên tinh thần tự nguyện và được tôn trọng những thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền công, tiền lương, điều kiện lao động cũng như thời gian lao động. Những thông tin tuyển dụng, thông tin về sức lao động ngày càng được đăng tải công khai trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Các chính sách tiền lương đã được thực hiện tiền tệ hóa tiền lương, thu nhập cho người lao động, khắc phục được việc phân phối thu nhập tiền lương theo bình qn, khơng phản ánh đúng thực chất giá trị sức lao động của mỗi người lao

động. Quan hệ tiền lương được mở rộng, mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng lên theo mức tăng trưởng kinh tế và cung – cầu lao động. Cơ chế tiền lương, thu nhập đã dần được đổi mới theo cơ chế thị trường. Điều này đã khuyến khích lao động cơng nghiệp hăng hái tham gia lao động, phát huy tiềm năng sáng tạo trong sản xuất. Chính sách bảo hiểm xã hội cũng được đổi mới và ngày càng mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Theo cơ chế cũ, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chỉ trong khu vực nhà nước, đến nay đã mở rộng cho tất cả mọi người lao động. Nguyên tắc “có đóng, có hưởng” đã khuyến khích nhiều lao động tham gia bảo hiểm xã hội cũng như nâng cao trách nhiệm của sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Các ngành công nghiệp phát triển nhanh, mạnh, tốc độ cao thu hút lao động được đào tạo. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình áp dụng rộng rãi khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế, là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh khu vực cơng nghiệp và dịch vụ, cùng với nó là q trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động làm nông nghiệp. Vấn đề quan trọng bậc nhất là đào tạo đội ngũ lao động cơng nghiệp có kiến thức cơ bản, làm chủ yêu cầu của nghề nghiệp: làm việc có năng suất và hiệu quả cao, có ý thức vươn lên về khoa học và cơng nghệ. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó trực tiếp và quan trọng nhất là giảm lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ công nghiệp.

Nguồn nhân lực dồi dào và được bổ sung thường xuyên từ các địa phương. Nhân lực cơng nghiệp dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu mới của khoa học và công nghệ là một trong những lợi thế trong phát triển cơng nghiệp. Chính việc phát huy lợi thế này là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển cơng nghiệp trong những năm qua.

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc cung ứng nguồn nhân lực cơng nghiệp cũng cịn những thách thức như:

Yêu cầu về đội ngũ lao động cơng nghiệp có nhiều biến động. Lực lượng lao động cơng nghiệp trẻ có xu hướng ngày càng tăng lên. Đây là lực lượng lao động đang ở giai đoạn “nở rộ” về mặt trí tuệ, sức khỏe và lịng hăng say, nhiệt huyết trong lao động và tiếp thu tiến bộ của khao học công nghệ mới. Tuy nhiên xu hướng lao động công nghiệp chuyển nơi làm việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác sẽ diễn biến phức tạp và là tất yếu của kinh tế thị trường. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, bổi dưỡng, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực công nghiệp.

Chất lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp. Tuy rằng chất lượng lao động công nghiệp đã được tăng lên, nhưng cách đào tạo mang tính chắp vá, nặng về lý thuyết, công nghệ đào tạo cũ, chưa theo kịp với trình độ về khoa học cơng nghệ ở khu vực và quốc tế. Vì vậy một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ lao động công nghiệp chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Quá trình cơ cấu lại sản xuất làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm và mất việc làm do không đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Với những đòi hỏi ngày càng cao của phát triển công nghiệp Bắc Ninh những năm qua, địi hỏi những tiêu chí ngày càng khắt khe hơn đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh bắc ninh 001 (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)