Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
2.2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
- Tuyển chọn nguồn nhân lực cho công nghiệp
Các địa phương, doanh nghiệp đã dùng nhiều hình thức tuyển dụng lao động chủ yếu là thông qua thông báo tuyển dụng trực tiếp, chiếm 59,8%, cách này tuy nhanh và dễ thấy được khả năng của người được tuyển nhưng thường bị ảnh hưởng của tiêu chuẩn cứng nhắc và phụ thuộc vào người tuyển cho nên nhiều khi cũng chưa phản ánh được chính xác là người được tuyển dụng có thực sự nổi bật trong số những người tham gia tuyển chọn hay khơng. Các hình thức tuyển chọn qua hội chợ việc làm (2,3%), qua trung tâm giới thiệu việc làm (2,8%) qua hợp tác tuyển từ các trường, các trung tâm đào tạo nghề (7,7%), qua các hình thức khác chiếm 27,4 %, đều khó chọn được đúng người phù hợp với cơng việc. Chỉ có hình thức hợp tác với các trường đào tạo nghề là có thể chọn được lao động giỏi nghề nhưng nhiều khi giữa đào tạo và thực tế lại có khoảng cách. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy các hình thức tuyển chọn lao động thơng qua hội chợ việc làm cịn rất ít. Ngay cả việc liên hệ với cơ sở đào tạo để tuyển chọn cũng chưa phải là hình thức tuyển chọn chủ yếu của các doanh nghiệp.
Số lao động công nghiệp được ký hợp đồng lao động dài hạn thường được doanh nghiệp chú trọng hơn trong đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề chiếm 55% số lao động cơng nghiệp có hợp đồng lao động.
Do đó, có điều kiện để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Tuy nhiên, số chưa được ký hợp đồng dài hạn vẫn còn chiếm gần nửa số lao động nên số lao động này được đào tạo lại, đào tạo nâng cao là rất ít. Tỷ lệ cơng nhân ký hợp đồng dài hạn trong doanh nghiệp nhà nước là 41,4%, doanh nghiệp tư nhân là 4,6%, liên doanh là 22,1%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là 21,2%.
Tuyển chọn, bố trí lao động trong các doanh nghiệp cịn chưa hợp lý. Việc tuyển chọn đúng người, đúng việc là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp nhằm tạo ra sự hài long của người lao động trong thực hiện cơng việc kích thích tính sáng tạo vì người lao động được làm cơng việc phù hợp nhất với trình độ chun mơn lành nghề của họ, đồng thời tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả là làm tăng thu nhập cho người lao động. Ở một số doanh nghiệp hiện nay vẫn cịn tình trạng tuyển chọn, bố trí lao động chưa đúng với chuyên môn nghề nghiệp của người lao động không đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây nên sự lãng phí của xã hội.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cịn ít. Năm 2010, số trường đại học là 11 trường, cao đẳng là 9 trường, trung cấp chuyên nghiệp là 7 trường. Bên cạnh số trường này cịn có các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp cũng đào tạo công nhân kỹ thuật hệ dài hạn.
Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nghề cho người lao động, trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng đầu tư cho hoạt động dạy nghề. Hiện nay tồn tỉnh có 54 cơ sở dạy nghề. Trong
đó : Trường Cao đẳng nghề: 02; Trường Trung cấp nghề: 15; Trung tâm dạy nghề: 24; Cơ sở giáo dục có dạy nghề: 07; Các cơ sở khác có dạy nghề: 06; 8/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có cơ sở dạy nghề đang hoạt động. Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: tồn tỉnh có: 814 giáo viên dạy nghề. Cơng tác tuyển sinh tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh luôn được quan tâm đặc biệt với những quyết định sự tồn tại của nhà trường. Tuyển sinh được thực hiện quanh năm đáp ứng nhiều loại hình đào tạo, nhiều cấp đào tạo. Sơ cấp nghề: tuyển mới: 25673, tốt nghiệp 25109 (trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 7165 người). Trung cấp nghề: tuyển mới: 711, tốt nghiệp: 1382. Cao đẳng nghề: tuyển mới: 2103, tốt nghiệp: 1840. Hàng năm có hơn 90% số học sinh sinh viên tốt nghiệp CĐN, TCN có việc làm sau khi ra trường từ sáu tháng đến một năm.
Giáo dục trung học chuyên nghiệp cũng đã nâng cao chất lượng đào tạo. Trên thực tế, trung học chuyên nghiệp đang trở thành giáo dục sau trung học, có xu thế hợp nhất dạy nghề và sẽ trở thành hệ giáo dục nghề nghiệp. Trong tình hình như thế, việc thành lâọ các trường cao đẳng nghề sẽ xuất hiện nhanh. Về giáo dục cang đẳng và đại học, việc tăng nhanh số lượng là một thành tích. Song, cho đến nay việc tuyển sinh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học đại học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Mặt kkhác, về chất lượng, một số trường đại học và cao đẳng đã cho ra trường những cán bộ trẻ thể hiện được tiềm lực phát triển. Nhiều người trong số họ đã tiếp cận nhanh với những hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, nhìn chung sinh viên tốt nghiệp thường thể hiện sự non yếu về khả năng thực hành, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu và giao tiếp. Trình độ ngoại ngữ và sử dụng cơng nghệ thơng tin còn thấp so với yêu cầu của khu vực. Là địa phương có thế mạnh về phát triển
công nghiệp, dịch vụ với sự hiện diện ngày một nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Song nhân lực của Bắc Ninh vẫn bộc lộ những hạn chế, nhất là khả năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm do phần lớn (khoảng 86%) lao động của tỉnh xuất thân từ khu vực nông thôn, tác phong, tư duy của người lao động vẫn bị ảnh hưởng lớn từ tư duy sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
Đối với công nhân, nhờ sự phát triển đa dạng các tổ chức học tập mà trình độ văn hóa của công nhân tăng nhanh. Hiện nay, mơ hình trường dạy nghề thuộc doanh nghiệp rất đáng được khích lệ. Nhiều doanh nghiệp liên doanh cũng tổ chức dạy nghề. Trong các khu công nghiệp và khu chế xuất có một số trung tâm đào tạo công nhân. Mà mới nhất là trường cao đẳng nghề Viglacera (Khu công nghiệp Yên Phong). Tuy nhiên, cho đến nay, sự phân bố có thể chưa hợp lý, số trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề còn tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố và khu vực phát triển kinh tế trong tỉnh.