Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho sản phẩm bánh kẹo tại công ty TNHH chế biến thực phẩm phú cường (Trang 42)

Để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu theo từng bước:

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ

Bước 4: Điều tra khảo sát

Bước 5: Phân tích kết quả khảo sát Bước 6: Kết luận.

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được thu thập lần đầu, mục đích phục vụ cho nghiên cứu này. Những thông tin tác giả thu thập bao gồm những đánh giá của 2 đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và các nhà phân phối về hoạt động marketing mix công ty đã thực hiện.

Ở nghiên cứu này tác giả thực hiện thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi dựa trên thang đo Likert đối với cả 2 đối tượng khách hàng nói trên.

Phương pháp chọn mẫu: tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện.

Công cụ thu thập thông tin là bảng hỏi.

- Đối với đối tượng là nhà phân phối và đại lý, tác giả đưa ra những câu hỏi mở và chỉ thực hiện phỏng vấn sâu với 10 nhà phân phối khu vực miền Bắc và 2 đại lý ở Hà Nội.

Địa điểm thực hiện phỏng vấn: 10 NPP phỏng vấn tại công ty, 2 đại lý phỏng vấn tại địa điểm thực hiện khảo sát khách hàng.

- Đối với đối đối tượng là người tiêu dùng cuối cùng, tác giả thực hiện khảo sát 200 khách hàng tại 2 đại lý khác nhau ở Hà Nội bằng cách đưa ra những câu hỏi chấm điểm để tính và phân tích các chỉ số về mức độ hài lòng của khách hàng về các hoạt động marketing mix của công ty.

Địa điểm thực hiện phỏng vấn:

1. Đại lý Đoan Nguyên: xóm Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội.

2. Đại lý Trung Chúc: Thôn Tráng Việt, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

❖ Xây dựng nội dung phỏng vấn:

Nội dung phỏng vấn gồm 3 phần chính như sau:

– Giới thiệu: Tác giả giới thiệu tên, đơn vị cơng tác, lý do và mục đích tiến hành điều tra, cam kết giữ bí mật thơng tin.

– Phần câu hỏi: đưa ra những câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cần thiết. Phần này tuỳ vào đối tượng, đưa ra bảng hỏi khác nhau, tác giả xác định thời gian khách hàng trả lời các câu hỏi từ 3 đến 5 phút.

Với NPP, tiến hành phỏng vấn sâu để hiểu hơn về khách hàng và nhu cầu của họ, vì NPP biết rõ nhất yêu cầu của tập hợp lượng lớn khách hàng ở địa phương. Với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, đề những câu hỏi khảo sát có chất lượng, hạn chế tối đa nhược điểm của thang đo, có thể để khách hàng giải thích lý do sau mỗi câu trả lời. Điều này giúp phản ánh tốt hơn thái độ của khách hàng. Ngoài ra, do lượng khách hàng tham gia phỏng vấn không đến cùng lúc và không quá đông, nên khi họ tham gia phỏng vấn hoặc trả lời bảng hỏi có thể ở bên cạnh giải thích các câu hỏi, cùng lúc nắm bắt thái độ của họ để đánh giá chính xác hơn.

Dựa trên lý thuyết về nội dung marketing mix, xây dựng nội dung câu hỏi phỏng vấn về sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng.

Nội dung về sản phẩm: Gồm hai câu hỏi: Chất lượng sản phẩm và mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra có thể hỏi thêm về số lượng chủng loại, quy cách đóng gói… Tuy nhiên trong điều kiện khảo sát với lượng thời gian cho mỗi người tham gia chỉ từ 3-5p và phỏng vấn sâu 7-10 phút, tác giả chỉ tập trung 2 nội dung chính về sản phẩm (chất lượng và mẫu mã)

Nội dung về giá: Câu hỏi về cảm nhận của khách hàng về giá sản phẩm (Hợp lý hay chưa hợp lý)

Nội dung về xúc tiến: Các chương trình khuyến mãi của cơng ty là hạn chế, do vậy tác giả chỉ đưa ra một câu hỏi để khảo sát cảm nhận của khách hàng về các chương trình khuyến mại.

Nội dung về phân phối: Với khách hàng là nhà phân phối: cần biết kết quả việc phân phối đã tốt chưa. Để đối chiếu với khách hàng là người tiêu dùng, cần quan tâm đến việc họ có dễ dàng mua được sản phẩm của công ty hay không.

– Cuối cùng, cảm ơn khách hàng đã tham gia phỏng vấn

❖ Tiến hành phỏng vấn khách hàng:

– Chuẩn bị: Đây là giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình điều tra bởi vậy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành là điều cần được đầu tư nhiều công sức. Giai đoạn này gồm:

+ Chuẩn bị trước khi tiếp xúc với khách hàng: nắm rõ nội dung, yêu cầu của việc điều tra; trau dồi các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn ( tiếp xúc ban đầu, đặt câu hỏi, ghi chép câu trả lời, thăm dò…)

+ Chuẩn bị tốt các tài liệu cần thiết để tiến hành phỏng vấn, phần quà cảm ơn khách hàng tham gia phỏng vấn

– Tiến hành:

+ Với khách hàng là nhà phân phối: Khi khách đến công ty lấy hàng, trong thời gian chờ đợi bốc xếp thì xin khách hàng vài phút để điền phiếu khảo sát. Cảm ơn khách khi kết thúc. Tặng quà cho khách hàng.

+ Với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: Đến địa điểm là đại lý xác định, tiến hành thực hiện khảo sát khách hàng. Cảm ơn khách hàng khi kết thúc, tặng quà cho khách hàng

❖ Xử lý dữ liệu

Việc xử lý dữ liệu được tiến hành theo 1 trình tự như sau:

– Đánh giá giá trị dữ liệu: để đảm bảo dữ liệu đã được thu thập đúng cách, khách quan và theo đúng thiết kế ban đầu.

Những phiếu trả lời hợp lý là phiếu có đủ thơng tin người được hỏi và trả lời đủ số câu hỏi cho từng đối tượng. Thông tin người được hỏi không được trùng nhau.

– Biên tập dữ liệu: kiểm tra tính hồn thiện, tính nhất quán, tính rõ ràng của dữ liệu.

– Phân tích dữ liệu: sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, tính tốn các chỉ số và rút ra những kết luận về hiện tượng đang nghiên cứu.

Sử dụng thang đo Likert để đo lường sự hài lòng của khách hàng về các hoạt động Marketing hiện tại của công ty.

2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập do một mục đích nào đó, đã có sẵn ở đâu đó và có thể được sử dụng cho cuộc nghiên cứu này.

Để thu thập được những dữ liệu thứ cấp cần thiết cho cuộc nghiên cứu ta tiến hành như sau:

Thứ nhất, xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Những thơng tin đó bao gồm:

+ Đặc điểm của thị trường bánh kẹo gần đây: mức độ tăng trưởng, thị phần trong nước, giá cả và sức mua.

+ Doanh thu và thị phần, đối thủ cạnh tranh của công ty.

+ Các thông tin liên quan khác: về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến tại cơng ty.

Thứ hai, tìm nguồn dữ liệu. Những thơng tin ở trên được thu thập qua báo, tạp chí, mạng Internet, thơng tin từ các báo cáo của các phịng ban trong cơng ty. Ngồi ra cịn có thơng tin từ các nghiên cứu trước đây.

Thứ ba, tiến hành thu thập các thông tin. Thông qua các nguồn dữ liệu, tiến hành sưu tập những thông tin mong muốn. Những thông tin thu thập được đều phải sắp xếp một cách khoa học, có tính hệ thống và ghi rõ nguồn, tên tác giả, ngày đăng tin… điều này là vơ cùng quan trọng bởi nó là sự đảm bảo cho khả năng kiểm tra lại thơng tin cũng như tính chân thực của thơng tin.

Cuối cùng, trên cơ sở thông tin tìm kiếm được ta đánh giá và lọc lấy những thông tin tốt để đưa vào bài viết của mình.

2.4. Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc:

- Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn so sánh là là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: Tài liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh…

- Điều kiện so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất . Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian & không gian.

- Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử dụng những kỹ thuật so sánh sau :

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biển hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là một dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt số lượng,nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng tính chất.

+ So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung : Là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mơ chung.

Có thể tiến hành phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh dưới 3 hình thức :

+ So sánh theo chiều dọc : Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu cùng kỳ của các báo cáo tài chính.

+ So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính.

+ So sánh xác định xu hướng & tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mơ chung & chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ CƢỜNG

3.1. Tổng quan về Công Ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cƣờng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Hình 3.1. Logo cơng ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường

(Nguồn: Phòng hành chính)

Tên doanh nghiệp: Cơng Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Phú Cường Mã số thuế: 0500519918

Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Huyện Hoài Đức

Địa chỉ: Thơn Trần Phú, Xã La Phù, Huyện Hồi Đức, Hà Nội Điện thoại: 024.3365.1382

Đại diện pháp luật: Ông Tạ Tương Hải

Địa chỉ người ĐDPL: Thôn Trần Phú-Xã La Phù-Huyện Hoài Đức-Hà Nội Ngày cấp giấy phép: 13/09/2006

Ngày bắt đầu hoạt động: 18/07/2006

Khởi đầu, công ty chỉ là một xưởng sản xuất bánh kẹo tư nhân với 5 nhân viên, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, hiện nay công ty đã phát triển vượt bậc, với 2 nhà máy sản xuất bánh kẹo gồm 10 dây chuyền sản xuất lớn, hệ thống nhà xưởng hiện đại. Số lượng nhân viên trong công ty đã tăng nhanh, hiện tại có đến gần 200 cơng nhân viên là lao động thường xuyên tại doanh nghiệp. Đặc biệt dịp sát Tết Âm lịch, số công nhân thời vụ làm việc tại 2 nhà máy có thể lên đến 300 người.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Sản xuất và đưa ra thị trường các mặt hàng bánh, kẹo, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước.

Với slogan “ Chất lượng tạo nên sự khác biệt”, bánh kẹo Phú Cường tự hào là doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Với cùng một phân khúc giá, chất lượng bánh kẹo của công ty Phú Cường luôn dẫn đầu, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự)

- Giám đốc phụ trách chung .

- 01 phó giám đốc (PGĐ) phụ trách Tài chính và tổ chức hành chính, nhân sự trong cơng ty.

Giám đốc Phó GĐ 2 Phó GĐ3 Phó GĐ 1 Phịng kế hoạch kinh doanh Phịng tài chính kế tốn Phịng hành chính nhân sự Phịng Kỹ thuật Nhà máy 02 Nhà máy 01

- 01 PGĐ phụ trách kinh doanh và trực tiếp phụ trách sản xuất nhà máy số 1 (NM01)

- 1 PGĐ phụ trách kỹ thuật & sản xuất nhà máy số 02 (NM02) - 04 phịng chun mơn là P. Hành chính nhân sự, P.Kế hoạch - Kinh doanh, P.Tài chính - Kế tốn và P.Kỹ thuật

- Ngồi ra, cơng ty cịn có 02 nhà máy; 02 kho hàng lớn đặt tại địa điểm cạnh mỗi nhà máy để tiện vận chuyển hàng hóa.

Bộ phận hành chính gồm ban giám đốc và 4 phịng ban chức năng có 41 nhân sự, trong đó có 29 nguời trình độ đại học và trên đại học. Tổng số nhân sự thuờng xuyên của cơng ty khoảng 200 nguời (khơng tính cơng nhân thời vụ). Như vậy, nhân sự có trình độ chiếm xấp xỉ 15% tổng nhân sự của công ty. Điều này cho phép hoạt động của công ty diễn ra liên tục và kịp thời, một phần do công nhân trong công ty qua đào tạo cũng khá cao và có tay nghề lâu năm.

Cơng ty có bộ phận chuyên trách về Marketing, đó là phịng kinh doanh. Tuy nhiên, nhân viên cũng chưa có nhiều chun mơn trong lĩnh vực Marketing mà chủ yếu chỉ là nhân viên bán hàng trực tiếp, nhân viên thị trường nên kết quả đạt được vẫn chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng hiện có của cơng ty.

3.3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hƣởng hoạt động marketing sản phẩm bánh kẹo của công ty

3.3.1. Đặc điểm về sản phẩm

Hiện tại, công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường hơn 40 loại bánh kẹo khác nhau, với mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.

Sản phẩm của cơng ty được thiết kế bao bì bắt mắt, được đóng gói trên dây chuyền hiện đại.

Hình 3.2. Sản phẩm bánh kem gấu của cơng ty

(Nguồn: tác giả luận văn)

Sản phẩm của cơng ty có chất lượng tương đối cao. Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và có nhiều mẫu mã đa dạng.

Cơng ty hiện có 2 dịng sản phẩm cơ bản đó là:

● Bánh: gồm bánh mềm phủ sô-cô-la, bánh kem gấu, bánh sô-cô-la đồng tiền, bánh quy, bánh mặn

● Kẹo: Gồm kẹo nhân hạnh nhân phủ sô-cô-la, kẹo sô-cô-la nhân bỏng, kẹo sô cô la các vị hoa quả, kẹo thạch dẻo.

Mỗi loại sản phẩm lại có nhiều cách đóng gói khác nhau, phù hợp mục đích sử dụng của khách hàng: cho, biếu, tặng; đi lễ chùa; trẻ em ăn vặt,...

Tóm lại, về mặt chất lượng, sản phẩm của cơng ty hồn tồn có thể so sánh với nhiều tên tuổi lớn trên thị trường ( Hải Hà, Tràng An, Hữu Nghị,...)

3.3.2. Đặc điểm về th trường

Như chúng ta cũng thấy Việt Nam là quốc gia đông dân số, do vậy ngành bánh kẹo có một thị trường rất tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài mong muốn nhảy vào chiếm lĩnh thị phần. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số

cơng ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngồi đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh Đô, Bibica, Bánh kẹo Hải hà, Orion Việt Nam, …. Chiếm trên 70% thị phần, còn lại là bánh kẹo ngoại nhập. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho sản phẩm bánh kẹo tại công ty TNHH chế biến thực phẩm phú cường (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)