Kế hoạch phát triển năm 2020-2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho sản phẩm bánh kẹo tại công ty TNHH chế biến thực phẩm phú cường (Trang 68)

4.1.1 .Định hướng chung

4.1.2. Kế hoạch phát triển năm 2020-2025

Trong bản kế hoạch mới nhất năm 2019, tầm nhìn 2025 ban lãnh đạo công ty đã đề ra một số mục tiêu chung cơ bản sau:

❖ Về sản xuất:

- Xây dựng nhà máy, mua dây chuyền làm thạch hoa quả. (mục tiêu này đã thực hiện được, dây chuyền hoàn tất lắp ráp tháng 10/2019)

- Năm 2025 đẩy mạnh nâng cao sản lượng lên ít nhất 2 lần so với năm 2018, nhất là 3 tháng trước và sau Tết Nguyên đán khi nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo của người dân tăng cao.

❖ Về tiêu thụ:

- Bán hàng vào hệ thống siêu thị (BigC, hệ thống T-mart, Q-mart, Vinmart)

- Đến 2025, thực hiện mục tiêu phân phối đến 64 tỉnh thành trên cả nước. - Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận:

Năm 2023, doanh thu tăng 50% so với 2018. Đến năm 2025 tăng 100% so với năm 2018.

4.2. Định hƣớng hoạt động Marketing

- Xây dựng chính sách giá hợp lý phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu và dựa trên mơ hình 3C (cost, competitor, customer) về định giá.

- Mở rộng hệ thống phân phối trên tồn quốc thơng qua nhà phân phối và các đại lý.

- Làm việc với các công ty đứng đầu các chuỗi siêu thị để đưa hàng hoá vào siêu thị.

- Về mặt truyền thông, thông điệp từ thương hiệu FUCUCO cần được chuyển tải dưới nhiều hình thức. Việc này cần được làm một cách chuyên nghiệp và quan trọng là phải có lý do để người tiêu dùng tin tưởng.

- Truyền thông cần phải được làm với tính chuyên nghiệp cao; được cấu thành bởi bốn yếu tố: đúng đối tượng (khách hàng mục tiêu có thu nhập thấp và trung bình, đa số là nữ giới); đúng cơng cụ (khách hàng thường nghe gì, xem gì); đúng thơng điệp (chỉ nói những gì liên quan đến bánh kẹo, thực phẩm, an toàn, giá trị mang đến cho người tiêu dùng chứ khơng phải bản báo cáo thành tích của doanh nghiệp); thể hiện đúng (bao bì nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông tin, tại các điểm phân phối treo băng rôn, đặt standee về khuyến mãi,... Ngoài ra, cũng nên chú trọng đến việc tạo hình ảnh thương hiệu tại điểm phân phối, trưng bày sản phẩm.

4.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing cho sản phẩm bánh kẹo tại công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cƣờng tại công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cƣờng

4.3.1. Về sản phẩm

Hiện nay, nguyên liệu đầu vào để sản xuất bánh kẹo của công ty (cacao, đường, trứng,...) chủ yếu được mua từ các nhà máy ở Việt Nam. Cacao việt Nam luôn được đánh giá là nguồn cacao chất lượng hàng đầu thế giới, đường nhập từ các nhà máy ở Miền Trung và trứng lấy từ các trang trại ở nơng trại Ba Vì do vậy các sản phẩm của cơng ty ln được đánh giá có chất lượng tốt. Tuy nhiên chất lượng không phải là yếu tố duy nhất cấu thành nên sản phẩm. Tác giả đề xuất một số lưu ý cần khắc phục cho sản phẩm như sau:

- Nhãn hiệu: Các sản phẩm của công ty đã có bao bì, nhãn mác rõ ràng,

thiếu sót lớn khi cơng ty mở rộng thị trường vì dễ bị đối thủ ăn cắp ý tưởng và đăng ký nhãn hiệu trước. Như vậy, việc đầu tiên khi doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, cần đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ sản phẩm và đảm bảo lợi ích của mình.

- Về bao bì sản phẩm: Mặc dù được thiết kế bắt mắt, thế nhưng bao bì

sản phẩm lại thiếu một số thông tin vô cùng quan trọng. Thứ nhất là thông tin về dinh dưỡng. Đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối với một sản phẩm thực phẩm. Khách hàng khi sử dụng thường muốn biết lượng thức ăn họ đã ăn chiếm bao nhiêu phần trăm nhu cầu năng lượng hàng ngày. Nhất là hiện nay khi khách hàng đã dần quan tâm đến sức khoẻ của bản thân hơn thì việc kiểm tra dinh dưỡng của sản phẩm là điều tất yếu. Thứ hai là thông tin về độ tuổi sử dụng. Các sản phẩm của công ty cần đánh giá về độ tuổi sử dụng để an toàn cho người tiêu dùng hơn, khi mà người tiêu dùng không tự đánh giá được thành phần có phù hợp với lứa tuổi nào đó hay khơng, họ thường tìm thơng tin trên bao bì.

- Về chất lượng sản phẩm: Cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêu thụ

trên thị trường. Nhất là sản phẩm bánh gấu đang có ý kiến cho rằng chất lượng sản phẩm này chưa đồng đều.

- Giải pháp: Thứ nhất, Duy trì chất lượng sản phẩm. Phòng thu mua thường xuyên kiểm tra, nghiên cứu chất lượng nguyên liệu đầu vào. Phòng kỹ thuật kiểm tra máy móc, nhiệt độ lị sấy,.. tất cả các yếu tố đảm bảo ổn định để đảm bảo chất lượng mọi mặt hàng và mọi lô sản xuất. Thường xuyên tổ chức các khoá học, tập huấn nâng cao tay nghề cho công nhân. Thứ hai,

thường xun nghiên cứu sở thích, thói quen của người tiêu dùng để tạo ra sản phẩm phù hợp. Phòng kinh doanh là phịng ban chức năng chính chịu trách nhiệm về hoạt động sản phẩm, đơn vị này phải quân sư được cho ban giám đốc về xu hướng thị trường, các sản phẩm mới. Tiến hành điều tra khách

hàng định kỳ, nắm bắt các sản phẩm có sản lượng bán cao hơn các sản phẩm khác để biết thị hiếu tiêu dùng, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp. Thứ ba, nâng cao giá trị vơ hình của sản phẩm. Ngon, sạch sẽ, bao bì sang trọng, đẹp mắt với những sản phẩm định hướng cho biếu tặng hoặc thờ cúng, đi lễ và dễ thương, màu sắc đa dạng, bắt mắt, vị ngon miệng, không ngán với những sản phẩm định hướng cho trẻ em ăn vặt. Ngồi ra có thể kèm theo hình dán, sticker các nhân vật trong phim, hoạt hình, siêu anh hùng,... hấp dẫn trẻ em hơn.

Chiến lược sản phẩm là chiến lược có vị trí quan trọng. Do đó cơng ty cần phải có sự đầu tư xứng đáng, thúc đẩy sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và bền vững.

4.3.2. Các hoạt động về giá

Việc đặt mức giá sao cho phù hợp luôn là thách thức đối với doanh nghiệp nhất là trong thị trường cạnh tranh, khi mà chi phí sản xuất và kỳ vọng của người bán khơng cịn là yếu tố thứ yếu khi định giá cho sản phẩm mà quyết định giá phụ thuộc nhiều vào khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Vậy làm sao để chính sách giá được áp dụng hợp lý và khách hàng cảm thấy chấp nhận được và hài lịng với mức giá mà cơng ty đưa ra?

Sản phẩm là do khách hàng tạo ra và khách hàng chấp nhận với sự thỏa mãn tối ưu dù ở phân khúc nào. FUCUCO hướng tới trở thành thương hiệu nội địa uy tín, được người tiêu dùng tin tưởng. Các sản phẩm đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng: ăn uống, cho biếu tặng, đi lễ, quà vặt,...

Mục tiêu hướng tới: Giá cả hợp lý mà khách hàng mục tiêu nào cũng sẵn

sàng chi trả. Đặc điểm là doanh nghiệp bán sỉ, không bán lẻ nên việc định giá cho sản phẩm phải ổn định, không tăng giảm đột ngột dễ làm mất đi khách hàng.

Giải pháp: Xây dựng một mức giá bán lẻ đề xuất phù hợp, điều quan

trọng là có thể phù hợp với định vị thị trường nhưng đảm bảo thu nhập và lãi cho nhà phân phối và đại lý. Chiến lược giá cần thận trọng, khảo sát giá của

các sản phẩm tương tự trên thị trường sau đó đề ra mức giá phù hợp. Sau đó, xây dựng mức chiết khấu phù hợp cho từng đại lý hay nhà phân phối nhưng đảm bảo được quy tắc chung: Mua càng nhiều (giá trị lớn) chiết khấu càng cao. Điều này là hợp lý với doanh nghiệp để đảm bảo rằng, những đại lý, nhà phân phối mua nhiều hàng với giá thấp hơn có thể bán được nhiều hơn với lợi nhuận cao hơn. Đó là cũng là một biện pháp để kích cầu tiêu dùng. Tiếp theo, không nên giảm giá sản phẩm mà nên giữ một mức chiết khấu ổn định và tặng kèm khuyến mại. Chẳng hạn khi mua sản phẩm với quy cách đóng gói lớn, có thể tặng kèm sản phẩm đó, hoặc sản phẩm khác với quy cách đóng gói nhỏ. Nhất là với những sản phẩm mới tung ra thị trường, có thể áp dụng cách này để giới thiệu sản phẩm đến mọi khách hàng nhất là những khách hàng đã quen sử dụng các sản phẩm của công ty.

4.3.3. Giải pháp đối với hoạt động về phân phối

Với chất lượng như hiện tại, FUCUCO hồn tồn có thể tin tưởng sản phẩm đến với khách hàng sẽ tạo được sự hài lòng về chất lượng. Tuy nhiên như vậy khơng có nghĩa là cơng ty cơng ty cứ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao là được mà cơng ty cần phải có một chiến lược marketing cụ thể hồn thiện chi tiết, do đó cơng ty cần phải hồn thiện bộ phận Marketing

● Mục đích của biện pháp:

- Xây dựng một bộ phận chuyên trách, hoạt động có nề nếp giúp Cơng ty hoạt động hiệu quả hơn, tránh rủi ro thị trường mà nếu khơng có bộ phận này thì Cơng ty có thể khơng nhận ra, đồng thời phát hiện nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường mới

- Tham mưu giúp lãnh đạo Cơng ty có những quyết định chiến lược và chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Mục tiêu hướng tới: Kênh phân phối đa dạng, nhanh chóng, thuận tiện,

Giải pháp:

Về ngắn hạn: Thứ nhất, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà phân phối. Thứ hai, với những nhà phân phối có doanh thu đều, tỷ lệ chiết khấu phải tăng lên. Thứ ba, luôn luôn chú ý đến việc điều chỉnh độ lệch lợi nhuận khi cần thiết để khuyến khích các nhà phân phối gia tăng doanh số. Thứ ba, nếu cầu thiết có thể đưa hàng trực tiếp đến đại lý, những địa điểm chưa có nhà phân phối chính thức.

Về dài hạn: Tăng số lượng nhà phân phối, ngồi ra, có chính sách phù hợp phát triển đại lý. Xây dựng kênh đặt hàng và giải quyết khiếu nại qua email, hotline để khách hàng có thể đặt hàng và giải đáp thắc mắc nhanh hơn. Ngoài ra, xem xét xây dựng một trang web có đầy đủ thơng tin, hình ảnh về sản phẩm để khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp qua web. Thông tin đặt hàng có thể chuyển đến nhà phân phối quản lý đại lý khu vực hoặc chuyển trực tiếp nếu địa điểm của đại lý chưa có nhà phân phối chính.

● Tổ chức thực hiện:

Để có thể có phương hướng và kế hoạch cụ thể nhất, trong thời gian tới Công ty chế biến thực phẩm Phú Cường nên tổ chức một phòng marketing riêng biệt. Vì hiện tại, mọi giải pháp dù có tốt đến đâu nhưng khơng có đội ngũ tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả thì mọi hành động chỉ mang tính tự phát, khơng có chun mơn, dễ dẫn đến sai lầm và khó kiểm sốt. Đây là một vấn đề quan trọng có liên quan trực tiếp đến bộ phận nhân sự của công ty và nên Công ty cần phải lên kế hoạch cụ thể từ cơ cấu cho đến quá trình tuyển dụng.

Q trình hình thành phịng marketing có thể chia làm 2 giai đoạn cụ thể: Trước hết, Cơng ty cần chiêu mộ những chun gia marketing có kinh nghiệm, hiểu biết về marketing hiện đại và thị trường bánh kẹo Việt Nam, đồng thời tuyển chọn một số nhân viên thuộc phòng kinh doanh có kỹ năng và kinh nghiệm để hình thành nên phịng Marketing. Trong giai đoạn này phòng marketing được giới hạn một số chức năng nhiệm vụ cụ thể như:

+ Nghiên cứu thị trường, thu thập ý kiến của khách hàng để đề xuất ra các biện pháp marketing cho cấp quản trị

+ Phối hợp cùng các phòng ban để kiểm tra, kiểm soát hoạt động marketing của cơng ty.

Sau khi phịng marketing đã được hình thành, Cơng ty tiếp tục tuyển thêm nhân viên marketing chính thức hình thành phịng marketing với chức năng và nhiệm vụ đầy đủ:

+ Thu thập thơng tin marketing để dự báo tình hình thị trường và xác định tiềm năng ở từng đoạn thị trường

+ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng khu vực thị trường

+Nghiên cứu chính sách marketing-mix với các biến số như: sản phẩm, giá, phân phối, giao tiếp khuếch trương.

+ Tổ chức thực hiện các chính sách marketing

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động marketing

+ Báo cáo kết quả hoạt động cho cơ quan, Giám đốc và các phịng ban liên quan.

Mục đích của việc hình thành phịng marketing như trên sẽ khơng làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời như vậy mới phát huy được hiệu quả công việc.

Cơ cấu tổ chức phòng marketing cần được xây dựng dựa trên chức năng và nhiệm vụ.

+ Trưởng phịng marketing: Đây là vị trí rất quan trọng vì vậy cơng ty cần phải lựa chọn người hiểu biết về thị trường, nắm vững được nguyên lý marketing và có kinh nghiệm về thị trường cũng như có khả năng nghiên cứu marketing, tổ chức thực hiện các cơng việc có liên quan.

+ Bộ phận nghiên cứu: Bộ phận này là một nhóm chun gia có trình độ chun mơn về nghiên cứu thị trường. Trách nhiệm của họ là theo dõi

những biến động trên thị trường, tìm các thị trường mới thông qua thông tin marketing, thông tin khách hàng thu thập được, đề ra các biện pháp, chính sách để phản ứng một cách nhạy bén với sự thay đổi của thị trường. hàng năm họ phải có kế hoạch nghiên cứu lại những thị trường đang khai thác, tìm ra những nhược điểm cần khắc phục hay phát huy những ưu điểm sẵn có.

+Bộ phận thực hiện: Hiện nay Cơng ty đã có phịng kinh doanh, nên việc thực hiện sẽ do phòng kinh doanh thực hiện. Trong tương lai Cơng ty có thể điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp hơn, liên kết chặt chẽ giữa phòng marketing và phòng kinh doanh để hoạt động phân phối sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn.

4.3.4. Giải pháp đối với hoạt động về xúc tiến - quảng cáo

4.3.4.1. Đối với hoạt động úc tiến.

- Xây dựng chính sách chiết khấu: Thay vì sử dụng chính sách chiết khấu cho từng lần bán hàng, cơng ty nên đề xuất chính sách tích lũy theo thời gian định kỳ. Ví dụ: Khi mua hàng trị giá 100 triệu được chiết khấu x%, nhưng trong tháng nếu khách hàng lấy hàng với giá trị tăng bậc ví dụ bậc 2 là 300 triệu được chiết khấu y% thì trong tháng đó, vẫn được chiết khấu y%. Sử dụng phương pháp chiết khấu bậc thang, mua nhiều giảm nhiều.

- Hoàn thiện các giải pháp về dịch vụ khách hàng: bán bn khơng có nghĩa là khơng có dịch vụ khách hàng. Với những khách hàng là nhà phân phối, cần phải cử nhân viên chăm sóc họ. Mỗi nhân viên sẽ quản lý một vài khách hàng cố định để khi có thắc mắc họ chỉ cần gọi điện cho nhân viên này sẽ được chăm sóc. Ngồi ra số hotline hay email cũng cần được đầu tư thỏa đáng vì người tiêu dùng mua sản phẩm từ đại lý, nhưng trách nhiệm về hàng hoá lại thuộc về nơi sản xuất.

4.3.4.2. Đối với hoạt động quảng cáo - PR.

- Hoạt động quảng cáo: có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, báo, đài để truyền thông, tuy nhiên với doanh nghiệp mới như FUCUCO, cần chuẩn bị hoàn thiện về sản phẩm và ước lượng khoản chi phí

cần thiết hay có thể chi trả trước khi thực hiện. Ngồi ra, có thể quảng cáo bằng viral video để giảm chi phí. Về nội dung nên tham khảo và th ngồi những bên có chun mơn.

- Đặt banner, standee tại các điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm, gửi catalogue cho nhà phân phối để họ có thể bán hàng tốt hơn.

❖ Quan hệ công chúng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing cho sản phẩm bánh kẹo tại công ty TNHH chế biến thực phẩm phú cường (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)