Kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải trạm trung chuyển quận 7

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 31 - 34)

STT Chỉ tiêu Kết quả

1 COD (mgO2/l) 4000

2 pH 4.7

3 Hàm lượng cặn không tan (mg/l) 2400

4 BOD5 3000

5 Tổng Nito 700

6 Amoni tính theo Ni tơ (mg/l) 350

7 Hàm lượng phospho tổng số (mg/l) 44.2

[Nguồn: Công ty TNHH MTV VINA]

2.1.4. Ảnh hưởng của nước rỉ rác đến con người và môi trường 2.1.4.1. Tác động của các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật thường được xác định gián tiếp qua thông số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), thể hiện lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, nồng độ BOD tỷ lệ với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ, đồng thời cũng được sử dụng để đánh giá tải lượng và hiệu quả sinh học của một hệ thống xử lý nước thải.

Ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Sự cạn kiệt oxy hòa tan sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh.

Chất lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan do làm tăng độ đục nguồn nước và gây bồi lắng nguồn nước tiếp nhận. Đối với các tầng nước ngầm, quá trình ngấm của nước rò rỉ từ các bãi rác có khả năng làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước ngầm như: NH4, NO3, … đặc biệt là NO2, có độc tính cao đối với con người và động vật sử dụng nguồn nước đó.

2.1.4.3. Tác động lên môi trường đất

Quá trình lưu giữ trong đất và ngấm qua những lớp đất bề mặt của nước rò rỉ từ bãi rác làm cho sự tăng trưởng và quá trình hoạt động của vi khuẩn trong đất kém đi, làm thuyên giảm quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng cho cây trồng, trực tiếp làm giảm năng suất canh tác và gián tiếp làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu.

Nhìn chung, với nồng độ chất hữu cơ cao (COD = 2.000 - 30.000 mg/l; BOD = 1.200 - 25.000 mg/l) và chứa nhiều chất độc hại, nước rò rỉ có khả năng gây ô nhiễm cả ba môi trường nước, đất và không khí, đặc biệt là gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm.

Như thế, nước rác với hàm lượng chất hữu cơ cao và các chất ô nhiễm khác sẽ là một nguồn ô nhiễm tiềm năng và là nguy cơ ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, bãi rác quản lý không hợp vệ sinh có mối liên hệ đến 22 loại bệnh tật của con người (viêm xoang, đau đầu...). Do hàm lượng chất hữu cơ cao, quá trình kị khí thường xảy ra trong các bãi rác, gây mùi hôi thối nặng nề và là nơi nhiều loài sinh vật gây bệnh cũng như các loại động vật mang bệnh phát triển như chuột, bọ, gián, ruồi, muỗi... Bên cạnh đó các bãi rác quản lý không hợp lý sẽ làm mất mỹ quan của thành phố và khu vực.

2.2. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước rỉ rác

Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, việc lựa chọn công nghệ xử lý nước rác phải theo các nguyên tắc sau:

Công nghệ xử lý phải đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn. Nước sau khi xử lý có thể xả vào sông hoặc hồ gần nhất,ngoài ra có thể dùng cho trồng trọt;

Công nghệ xử lý phải đảm bảo mức độ an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ nước rò rỉ giữa mùa khô và mùa mưa;

Công nghệ xử lý phải đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư và chi phí quản lý phải là thấp nhất;

Công nghệ xử lý phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng phải mang tính hiện đại và có khả năng sử dụng trong một thời gian dài;

Công nghệ xử lý phải dựa vào: Lưu lượng và thành phần nước rác; tiêu chuẩn thải nước rác sau khi xử lý vào nguồn; điều kiện thực tế về quy hoạch, xây dựng và vận hành của bãi chôn lấp; điều kiện về địa chất công trình và địa chất thuỷ văn; điều kiện về kỹ thuật (xây dựng, lắp ráp và vận hành); khả năng về vốn đầu tư ;

Công nghệ xử lý phải có khả năng thay đổi dễ dàng khi áp dụng các quá trình xử lý mới có hiệu quả cao;

Công nghệ xử lý phải có khả năng tái sử dụng các nguồn chất thải (năng lượng, phân bón...).

2.3. Các phương pháp xử lý nước rỉ rác 2.3.1. Xử lý để xả ra nguồn tiếp nhận

2.3.1.1 Phương pháp cơ học Song chắn rác

như tắc ống bơm, đường ống hoặc ống dẫn.

Trong XLNT đô thị người ta dùng song chắn để lọc nước và dùng máy nghiền nhỏ các vật bị giữ lại, còn trong XLNT công nghiệp người ta đặt thêm lưới chắn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 31 - 34)