Than hoạt tính

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 38 - 40)

Bể tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi được sử dụng để tách tạp chất phân tán lơ lửng không tan, các hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm, cặn lơ lửng trong nước rác. Quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt (quá trình tách bọt hay làm đặc bọt), và các chất dầu mỡ thường có nhiều trong nước rác mới. Quá trình thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào pha lỏng. Các bọt khí kết dính

với các hạt, kéo chúng cùng nổi lên bề mặt và sau đó lớp váng này được thu gom nhờ thiết bị với bọt.

Tuyển nổi bằng khí phân tán : Khí nén được thổi trực tiếp vào bể tuyển nổi để tạo thành các bọt khí có kích thước từ 0,1 – 1 mm, gây xáo trộn hỗn hợp khí – nước chứa cặn. Cặn tiếp xúc với bọt khí, kết dính và nổi lên bề mặt.

Tuyển nổi chân không: Bão hòa không khí ở áp suất khí quyển, sau đó thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không. Hệ thống này ít sử dụng trong thực tế vì khó vận hành và chi phí cao.

Tuyển nổi bằng khí hòa tan: Sục không khí vào nước ở áp suất cao (2 – 4 at), sau đó giảm áp giải phóng khí. Không khí thoát ra sẽ tạo thành bọt khí có kích thước 20 – 100 µm

Ưu điểm: Cấu tạo thiết bị đơn giản, vốn đầu tư và chi phí năng lượng vận hành thấp, có độ lựa chọn tách các tạp chất, tốc độ quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng

Nhược điểm: Các lỗ mao quản hay bị bẩn, tắc.

2.3.1.2. Phương pháp hóa học và hóa lý Phương pháp đông tụ - keo tụ

Để tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo,...người ta dùng phương pháp đông tụ, khi đó nồng độ chất màu, mùi, lơ lửng sẽ giảm xuống.

Các chất đông tụ thường dùng là nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua,... (như Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, NH4Al(SO4)2.12H2O, KAl(SO4)2.12H2O, FeCl3, Fe2(SO4)3.2H2O …) trong đó Al2(SO4)3 được dùng nhiều hơn vì dễ hòa tan trong nước.

Hiệu suất đông tụ cao nhất khi pH 4 - 8,5. Để tạo các bông lớn, dễ lắng người ta dùng thêm chất trợ đông. Hay dùng là poliacrylamit (CH2CHCONH2)n , natri silicat hoạt tính,...

Điều kiện: Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm, cần phải khuấy đều có thể sử dụng các loại máy trộn khác nhau. Loại hay dùng: cánh quạt cơ giới thì nước thải sẽ chuyển động vòng và tạo bông dễ dàng ở toàn bộ thể tích.

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 38 - 40)