Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 64 - 66)

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Công nghệ xử lý nước rỉ rác gồm hai giai đoạn: (1) xử lý sinh học, (2) xử lý hóa lý. Từ bể chứa, nước rỉ rác sẽ được bơm vào bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước rỉ rác. Quá trình oxy hóa tự nhiên xảy ra trong bể điều hòa sẽ làm giảm một phần BOD5 và COD trong nước thải ban đầu. Từ bể điều hòa nước rỉ rác sẽ được bơm lên cụm xử lý sinh học. Tại đây xảy ra các quá trình loại bỏ hầu hết các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học cũng như các quá trình chuyển hóa Nitơ. Cụm xử lý sinh học gồm các công trình xử lý kỵ khí, hiếu khí kết hợp với lọc màng. Thiết bị sử dụng là bể kỵ khí, bùn hoạt tính hiếu khí dạng mẻ (SBR), bể lọc màng. Nước rỉ rác sau khi xử lý sinh học sẽ được bơm vào hệ thống xử lý hóa lý, bắt đầu tại bể phản ứng (khuấy trộn). Quá trình keo tụ tại đây nhờ tác nhân keo tụ là phèn sắt (FeCl3) với pH tối ưu trong khoảng 3,5 – 4,5. Axit sunfuric (H2SO4) được sử dụng để hiệu chỉnh pH của hỗn hợp nước thải và phèn đạt giá trị pH tối ưu cho quá trình keo tụ tạo bông xảy ra. Sau khi được khuấy trộn trong bể phản ứng (hoàn tất quá trình keo tụ) hỗn hợp nước được dẫn sang bể tạo bông kết hợp lắng. Quá trình hình thành bông cặn xảy ra tại đây. Sau khi lắng tách bông cặn, nước thải tiếp tục được dẫn sang bể phản ứng với vôi. Trong giai đoạn keo tụ tạo bông bằng phèn sắt, hiệu quả xử lý COD đạt từ 60 – 70%.

Trong giai đoạn kết tủa vôi, hiệu quả xử lý COD đạt từ 10 – 20%. Sau khi lắng tách kết tủa, nước thải được dẫn sang bể trung hòa để hiệu chỉnh pH của nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đạt pH từ 6 – 9. Bùn kết tủa tại bể lắng được xả bỏ theo chu kỳ nhất định trong quá trình vận hành. Tất cả bùn sinh ra từ quá trình xử lý nước rỉ rác sẽ

được thu gom vào bể và được tách nước bằng máy ép bùn dạng khung bản. Với quy trình này nước rỉ rác sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải nguồn loại B của TCVN 5945 – 2005 , và nguồn tiếp nhận là Sông Cần Giuộc.

2.4.3. Hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Bãi Chôn Lấp Gò Cát

Bãi chôn lấp Gò Cát đi vào hoạt động năm 2002. tại bãi rác Gò Cát có 02 hệ thống xử lý nước rác hoạt động đồng thời với công suất 400 m3/ngày:

Hệ thống xử lý do CENTEMA thiết kế và lắp đặt:

Trung tâm Công Nghệ Môi Trường (CENTEMA, 2002) đã nghiên cứu xử lý nước rỉ rác Gò Cát có hàm lượng COD 50.000 – 60.000 mg/l bằng phương pháp sinh học UASB nối tiếp sinh học hiếu khí bùn hoạt tính từng mẻ (SBR).

Kết quả cho thấy hiệu quả khử COD rất cao sau hai tháng vận hành (trên 98%). Tuy nhiên hàm lượng COD không phân hủy còn lại sau xử lý hiếu khí dao động trong khoảng 380 – 1.100 mg/l. Hệ thống bao gồm hồ tiếp nhận nước rác 25.000 m3, bể UASB nối tiếp bể sinh học từng mử (SBR) và xả vào hồ sinh học trước khi ra kênh Đen. Tổng chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước rác khoảng 02 tỷ đồng Việt Nam và giá thành chi phí cho xử lý 1 m3 nước rác khoảng 20.000 đồng Việt Nam.

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 64 - 66)