Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác trạm trung chuyển

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 59 - 61)

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải Bô rác được thu gom qua hố ga trong khu vực nhà chứa, nước chảy qua SCR. Tại SCR giữ lại rác và các tạp chất vô cơ có kích thước lớn hơn khoảng 5 mm ( bao nilong, giấy, vải vụn, giấy, sợi…). Mục đích bảo vệ bơm và nâng cao hiệu quả xử lý công đoạn tiếp theo.

Sau đó, nước tiếp tục qua song chắn rác tinh nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước từ 2 – 5 mm.

Sau khi đi qua SCR nước thải đưa tự chảy đến bể thu gom kết hợp bể lắng . Tại đây nước thải được thu gom chung và điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ. Ngoài ra bể này có nhiệm vụ như bể lắng ngang giúp tách cặn lơ lửng có khả năng lắng. Cặn sau khi lắng đưa vể cuối bể lắng và được bơm bề bể nén bùn định kỳ.

Nước thải tiếp tục được bơm vào bể phản ứng keo tụ tại ngăn hòa trộn, nước thải được cung cấp hóa chất keo tụ bao: NaOH 30%, chất trợ keo tụ Anion polymer 3% , chất keo tụ PAC 5%. Tại đây, phèn PAC thủy phân hình thành hydroxyt mang điện tích dương trung hòa hấp thụ các ion, chất hữu cơ,.. hình thành bông cặn.

Trong quá trình thủy phân phèn ion H+ tăng lên đồng thời pH trong bể giảm NaOH cung cấp nhằm trung hòa ion H+, tăng hydroxyt, giúp quá trình keo tụ đạt hiệu quả cao.

Chất trợ keo tụ Anion polymer giúp tăng cường quá trình keo tụ hình thành bông cặn lớn. Giúp quá trình keo tụ diễn ra nhanh và triệt để hơn

Tại ngăn phản ứng có bố trí máy khuấy trộn nhắm duy trùy bông cặn ở trạng thái lơ lửng. Từ đó tăng hiệu quả keo tụ của bể, giảm lượng hóa chất cần sử dụng.

Nước thải đưa vào ống trung tâm của lắng keo tụ. Bể được thiết kế để nước thải đi từ đáy bể lên trên, khi đó các bông keo tụ từ bể keo tụ tạo bông có kích thước lớn và nặng hơn sẽ di chuyển xuống đáy bể.

Nước trong chảy ra khỏi máng răng cưa đi vào hệ thống bể oxi hóa. Sau keo tụ hàm lượng chất ô nhiễm có trong nước thải giảm 70 – 80%.

Sau một thời gian lượng bùn dưới đáy đầy ngăn chứa bùn. Bùn sẽ được bơm về bể chứa bùn và sau đó được thu gom vận chuyển đến nơi xử lý bùn.

Nước thải sau khi keo tụ loại bỏ được các chất rắn lơ lửng khó lắng, các phức chất. Những thành phần còn lại trong nước thải là những hợp chất hữu cơ hòa tan khó phân hủy sinh học, chất độc hại…

Bể oxy hóa cung cấp hóa chất bao gồm: chất oxy hóa H2O2 30%, H2SO4 nồng độ 2N nhằm giảm pH khoảng 3 – 4 tạo môi trường oxi hóa, PAC 5% giúp xúc tác phản ứng, Ozon được sục liên tục vào nước thải, phản ứng Fenton trong bể oxy hóa xảy ra. Phản ứng Fenton dựa trên khả năng oxy hóa của H2O2, gốc *OH tự do, và H2O*.

Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + OH- + *OH và Fe3+ + H2O2 → Fe2+ + HO2* + H+

Khi đó sinh ra gốc Hydroxyt, và oxi nguyên tử lý những chất có tính oxy hóa cao giúp phân hủy các chất hữu cơ làm giảm COD, BOD trong nước thải.

Nước thải sau bể oxy hóa sẽ giảm hàm lượng chất hữu cơ, độ màu, mùi. Hiệu quả xử lý bể oxy hóa đạt 70 – 80%. Thời gian phản ứng trong bể oxi hóa 2h, sau đó qua bể lắng đứng.

Nước thải sau khi qua bể oxi hóa có pH thấp, vì vậy trên đường ống nước thải dẫn qua bể lắng đứng ta châm NaOH để trung hòa nước thải pH = 7- 8 nhằm đạt yêu cầu nước thải đầu ra.

Bể lắng có tác dụng lắng các cặn được tạo ra từ bể oxi hóa. Nước trong được thu qua máng răng cưa và được đưa đến bể trung gian.

Cột lọc áp lực gồm: cột thứ nhất dùng để tách các chất lơ lửng còn lại từ bể lắng oxy hóa, cột thứ 2 chứa các chất hấp phụ, giúp khử triệt để màu, mùi nước thải đồng thời hấp phụ các kim loại nặng để nước đầu ra đạt theo QCVN 25- 2009/BTNMT (cột A).

Bùn sinh ra từ các bể lắng và bể thu gom được đưa về bể chứa bùn thải. Tại đây bùn được nén lại dưới tác dụng của trọng lực, còn nước trong sẽ được chảy tràn về hố thu gom. Khi bùn đầy bể chứa, tiến hành xúc bùn và vận chuyển đến bãi chôn lấp.

2.4.2.Hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Đa Phước

Công suất xử lý 1.000 m3/ngày.

Một phần của tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại bô rác tư sò (Trang 59 - 61)