Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nhóm các phƣơng pháp thu thập thông tin
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và kế thừa
Đây chính là phƣơng pháp nghiên cƣ́u ta ̣i bàn mà tác gi ả phải trực tiếp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu có sẵn để đọc và nghiên cứu.
Ngày nay, trong thời đại khoa học công nghệ, tin học, thông tin về nguồn dữ liệu là vô cùng phong phú. Có thể lấy đƣợc thông tin từ hệ thống Internet, các cơ quan thống kê, qua các sách, báo, tạp chí các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phƣơng pháp phổ thông nhất, thuận tiện nhất, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với mọi điều kiện và chủ động về mặt thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhƣ chậm và mức độ tin cậy có hạn. Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằng việc trực tiếp đi nghiên cứu thực tế để có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề sự vật, sự việc đang nghiên cứu.
Luận văn đã kế thừa những công trình về kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN đƣợc nêu trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu để làm cơ sở lý luận nghiên cứu. Qua nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định khung lý thuyết về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc.
2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp
Đƣợc tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Qua báo chí, trang web về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về đầu tƣ xây dựng cơ bản và kiểm soát chi đầu tƣ xâu dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc.
+ Các báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hạ Hòa giai đoạn 2013 – 2015.
Thông tin thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: Những tài liệu về lý luận; Những tài liệu về sở sở thực tiễn; Những tài liệu tổng kết, kết quả nghiên cứu thực tiễn đã đƣợc chọn lọc, khảo sát, kế thừa.