Hội nhập quốc tế về giáo dục đại học của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định chất lượng dịch vụ giáo dục đại học ở đại học quốc gia hà nội (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Những nhân tố mới ảnh hƣởng đến kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục đại học tạ

4.1.2. Hội nhập quốc tế về giáo dục đại học của Việt Nam

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Giáo dục đại học Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ để dần tiệm cận với thế giới. Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học đƣợc phát triển và mở rộng trên phạm vi cả nƣớc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Năm 2013, Việt Nam có tổng cộng 476 cơ sở giáo dục đại học trong đó có 207 trƣờng đại học, 214 trƣờng cao đẳng và 55 viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sỹ. Hệ thống các trƣờng ngoài công lập cũng đƣợc hình thành và phát triển, chiếm 19,7% trong tổng số 421 trƣờng đại học, cao đẳng (54 trƣờng đại học và 29 trƣờng cao đẳng). Tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.204.313 trong đó số sinh viên học các trƣờng ngoài

công lập là 331.595 (chiếm 15,04%); 79.271 học viên cao học và 6.233 nghiên cứu sinh. Tổng số giảng viên trên toàn quốc là 84.109 giảng viên, trong đó 9,152 tiến sĩ (chiếm 10,88%), 36.360 thạc sĩ (chiếm 43,23%).

Cùng với quá trình phát triển mở rộng của giáo dục đại học, chất lƣợng giáo dục đại học cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện. Văn hóa chất lƣợng ở các cơ sở giáo dục đại học đang đƣợc hình thành với nhiều cơ sở đã thành lập cơ quan chuyên trách về đảm bảo chất lƣợng, một số cơ sở giáo dục đại học đã tham gia kiểm định chƣơng trình đào tạo của AUN-QA. Tháng 9 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định thành lập 01 tổ kiểm định ở Hà Nội và dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới nhằm tổ chức đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục đại học.

Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học ngày càng đƣợc mở rộng và tăng cƣờng. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đàm phán ký kết các văn bản về công nhận tƣơng đƣơng bằng cấp giữa Việt Nam với trên 10 nƣớc trên thế giới; gia hạn và đàm phán ký mới hiệp định hợp tác về giáo dục với nƣớc ngoài. Phối hợp với các đại học nƣớc ngoài triển khai 35 chƣơng trình tiên tiến ở 23 trƣờng đại học của Việt Nam; hợp tác với ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á để xây dựng các đại học xuất sắc theo chỉ đạo của Thủ tƣớng chính phủ. Sinh viên nƣớc ngoài đến học tập tại các trƣờng đại học của Việt nam ngày càng tăng. Uy tín và chất lƣợng đào tọa của các cơ sở trong nƣớc ngày càng đƣợc khẳng định.

Tuy nhiên, giáo dục đại học tại Việt Nam trong quá trình phát triển còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Cụ thể, điều kiện đảm bảo chất lƣợng mặc dù đã cjj uqan tâm đầu tƣ và tăng cƣờng, tuy nhiên chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống. Hệ thống cơ sở giáo dục đại học còn phân bố chƣa hợp lý giữa các địa phƣơng, vùng miền. Một số vùng và địa phƣơng nhƣ Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… có mật độ trƣờng cao. Quản lý giáo dục và đào tạo còn có nhiều bất cập, thiếu những dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Sự gắn kết giữa Nhà trƣờng và Doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định chất lượng dịch vụ giáo dục đại học ở đại học quốc gia hà nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)