nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2014
3.3.1 . Các nội dung phản ánh sự đảm bảo an toàn trong hoạt động kinhdoanh tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh doanh tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh
3.3.1.1. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng
Hiện nay tổng dƣ nợ cho vay của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đối với một khách hàng không vƣợt quá 70 tỷ đồng, nếu vƣợt qua giới hạn trên thì BIDV chi nhánh Hà Tĩnh phải trình lên ban tín dụng xét duyệt, cụ thể khách hàng có số dƣ nợ lớn nhất của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh tính đến 31/12/2014 là 207 tỷ, đối với những khách hàng này đều phải đƣợc sự chấp thuận của HSC thì chi nhánh mới giải ngân. Mặc dù dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh luôn tuân thủ quy định của HSC nhƣng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh vẫn phải tổ chức cách thức theo dõi riêng đối với những khoản vay, bảo lãnh vƣợt 10 tỷ đồng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Hiện nay, tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh chƣa xẩy ra trƣờng hợp nào vi phạm giới hạn tín dụng đối với khách hàng nhƣng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh cần phải có công cụ theo dõi bằng phần mềm quản lý các trƣờng hợp cùng một khách hàng mà có quan hệ với các đơn vị trong cùng hệ thống, hay là đối với nhóm khách hàng có liên quan nhằm tránh trƣờng hợp cấp phát tín dụng quá giới hạn cho phép trong giai đoạn `tăng tốc phát triển tín dụng. Đồng thời các hồ sơ vƣợt hạn mức đều phải trình qua hội đồng tín dụng xét duyệt.
3.3.1.2. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn
Bảng 3.3: Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 1011 2012 2013 2014
Nguồn vốn trung, dài hạn 230,86 196,92 266,00 770,00 848,00
Tổng dƣ nợ trung, dài hạn 475,00 477,00 585,00 704,00 725,00
Chênh lệch giữa nguồn vốn
và cho vay -244,14 -280,10 -319,00 66,00 123,00
Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn
(%) 51,39% 48,39% 54,53% 0% 0%
(Nguồn: Báo cáo thức hiện KHKD của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh)
Nhìn vào bảng số liệu 3.3 cho thấy trong năm 2010, năm 2011 và năm 2012 nguồn vốn trung, dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu cấp tín dụng trung, dài hạn nên đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp tƣơng ứng với tỷ lệ năm 2010 là: 51,39% , năm 2011 là: 48,23% và năm 2012: 54,53%.
Tỷ lệ này nằm ngoài giới hạn quy định của NHNN là 40%, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh cần chú ý vấn đề này. Dựa trên cơ sở tin tƣởng khi khách hàng gửi vốn ngắn hạn đến ngày đáo hạn lại tiếp tục gửi tiếp nên ngân hàng mạnh dạn dùng nguốn vốn huy động ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay trung, dài hạn nhằm tăng thêm thu nhập nhƣng việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là một điều đem lại rủi ro rất lớn, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh không năm ngoài trƣờng hợp này. Mặc dù BIDV chi nhánh Hà Tĩnh là ngân hàng có mặt rất sớm ở Hà Tĩnh, có uy tín trên thị trƣờng, khả năng hoạt động ổn định và có sự hỗ trợ từ HSC nhƣng không vì thế mà ngân hàng xem nhẹ tỷ lệ này. Bởi vì mọi yếu tố kinh tế luôn biến động từng ngày, từng giờ, khi có một bất lợi xảy ra có thể kéo ngân hàng đến bờ vực phá sản.
Cụ thể năm 2013 nguồn vốn trung, dài hạn của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh còn thừa 66 tỷ đồng, năm 2014 còn thừa 123 tỷ đồng. Nhƣng nếu để nguồn vốn trung, dài hạn còn thừa lớn cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận, bởi vì ngân hàng phải trả một mức lãi suất cao hơn để huy động nguồn vốn này mà lại không đƣợc sử dụng hiệu quả.
Nhƣ vậy BIDV chi nhánh Hà Tĩnh cần phát triển tín dụng đi kèm với sự gia tăng của vốn huy động tƣơng ứng, tránh trƣờng hợp sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn để đảm bảo hoạt động an toàn. Bên cạnh đó cũng không để lƣợng vốn trung, dài hạn dƣ thừa, nhƣ thế hiệu quả sẽ không cao.
3.3.1.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Căn cứ vào quyết định 493, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đã tiến hành phân loại nợ vay theo đúng nhóm có mức độ rủi ro tƣơng ứng và trích lập đầy đủ theo quy định. Hàng năm số tiền trích lập dự phòng đều tƣơng ứng với tỷ lệ nợ quá hạn, cho thấy ngân hàng đã quan tâm đến việc đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, dùng quỹ dự phòng để xử lý khi rủi ro xảy ra để không ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng cần nhìn nhận lại một điều là các món nợ quá hạn nhiều thì mức độ trích dự phòng rủi ro với tỷ lệ cao. Các khoản trích dự phòng rủi ro đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Do đó việc quản lý nâng cao chất lƣợng tín dụng là việc làm cần thiết để giảm chi phí do trích dự phòng, khi đó lợi nhuận của ngân hàng đƣợc tăng lên.
3.3.2. Thực trạng về cấu trúc hiệu quả và sự phát triển của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh nhánh Hà Tĩnh
3.3.2.1. Tốc độ gia tăng mạng lưới hoạt động và điểm giao dịch
Phát triển mạng lƣới có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô hoạt động cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, phát triển mạng lƣới cũng góp phần
quảng bá thƣơng hiệu, hình ảnh và nâng cao vị thế trong hệ thống NHTM. Để đảm bảo thực hiện đƣợc các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đã xác định đòi hỏi BIDV chi nhánh Hà Tĩnh phải mở rộng mạng lƣới. Khi mới tái lập năm 1991 chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh lúc bấy giờ có một chi nhánh phụ thuộc tại thị xã Hồng Lĩnh, đến năm 2009 theo quy định của NHNN thì các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh phải chuyển thành phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
Để tiếp tục phát triển và tiếp cận gần hơn ngƣời tiêu dùng thì số lƣợng PGD của các chi nhánh ngân hàng cũng chƣa phải là nhiều và việc mở rộng thêm đƣợc cho là cần thiết. Trong đó, đáng chú ý là với những ngân hàng có quy mô mạng lƣới còn hạn chế và chƣa đƣợc chú trọng nhiều trong những năm trƣớc, để cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng sẽ càng khó khăn hơn. Vì vậy, trong chiến lƣợc tăng thị phần các ngân hàng đều phải xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lƣới hoạt động vào năm 2010 cũng nhƣ sau đó. Để có thể đứng vững, phát triển và cạnh tranh đƣợc thì bản thân mỗi ngân hàng phải nhận biết đƣợc điều này và đƣa ra kế hoạch hành động kịp thời.
Vì vậy BIDV chi nhánh Hà Tĩnh cũng đã triển khai sớm và quyết định cho thành lập 04 quỹ tiết kiệm, cuối năm 2011 nâng cấp một quỹ tiết kiệm thành PGD, sang năm 2012 BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đã nâng cấp các quỹ tiết kiệm thành PGD và thành lập thêm mới 03 PGD nâng tông số PGD của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh lên 07 PGD ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hƣơng Sơn, Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Can Lộc và 01 PGD ở TP Hà Tĩnh. Đến nay trên địa bàn Hà Tĩnh đã có mạng lƣới phủ gần khắp các huyện thị của Tỉnh, sắp tới sẽ mở thêm 02 PGD ở khu kinh tế Vũng Áng và ở thị trấn huyện Nghi Xuân.
3.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng về thị phần hoạt động
Vì BIDV chi nhánh Hà Tĩnh hoạt động chủ yếu là huy động để cho vay, và cũng là hai nghiệp vụ cốt lõi mang lại thu nhập chính cho ngân hàng hàng năm. Nên tác giả chỉ nói đến thị phần hoạt động của hai mảng trọng tâm nhất của ngân hàng.
+ Về thị phần huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2014 hầu nhƣ không tăng và thậm chí còn bị giảm, chỉ có năm 2012 có tăng nhẹ 0,4%, cụ thể nhƣ sau:
- Năm 2011 chiếm khoảng 13,0% - Năm 2012 chiếm khoảng 13,4% - Năm 2013 chiếm khoảng 11,5% - Năm 2014 chiếm khoảng 11,2%
Thị phần huy động vốn của các năm 2011 đến năm 2014 tuy giảm nhƣng chi nhánh BIDV Hà Tĩnh vẫn đứng thứ ba toàn tỉnh về thì phần huy động vốn, đứng sau chi nhánh Agribank và chi nhánh Vietcombank. Sở dĩ chi nhánh Agribank, vietcombank chiếm đƣợc thị phần hơn BIDV Hà Tĩnh là vì một phần họ có mạng lƣới phủ khắp các huyện thị, các phòng giao dịch của họ đƣợc mở sớm hơn, phần khác những năm gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh có rất nhiều chi nhánh NHTM cổ phần hoạt động, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, lãi suất huy động của các chi nhánh ngân hàng này mới đầu cũng cao hơn, vì mới mở ra thì khách hàng đang ít nên dễ dàng phục vụ khách hàng tốt hơn, khách hàng dễ bị lôi cuốn. Đây là vấn đề mà BIDV chi nhánh Hà Tĩnh phải lƣu tâm và phải nâng cao chất lƣợng phục vụ để giữ khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.
+ Về thị phần tín dụng của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2014 thì tăng lên, giảm xuống không đáng kể. Năm 2012 giảm 0,4% so
với năm 2011, năm 2013 tăng 0,2% so với năm 2012, năm 2014 tăng 0,3% so với năm 2013 đạt 10%, cụ thể nhƣ sau:
- Năm 2011 chiếm khoảng 9,9% - Năm 2012 chiếm khoảng 9,5% - Năm 2013 chiếm khoảng 9,7% - Năm 2014 chiếm khoảng 10%
Thị phần tín dụng của các năm 2011 đến năm 2014, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đứng thứ ba toàn tỉnh, chỉ năm 2012 đứng thứ tƣ sau chi nhánh Agribank, Vietcombank và vietinbank. Trên địa bàn Hà Tĩnh nhỏ, kinh tế còn khó khăn, Có rất nhiều chi nhánh NHTM hoạt động. Chi nhánh Agribank có lợi thế về mạng lƣới rộng khắp, Vietcombank có lãi suất cho vay luôn thấp hơn, các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh thì có lợi thế về chính sách rất linh hoạt, đội ngủ cán bộ trẻ trung, năng động. Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà BIDV chi nhánh Hà Tĩnh phải lƣu tâm để nâng cao tính cạnh tranh của mình, giảm chi phí để có mức lãi suất cho vay tốt hơn, nâng cao chất lƣợng phục vụ, cán bộ cho vay cần phải năng động tìm kiếm khách hàng để chiếm lĩnh thị phần. Nếu không tình trạng trên kéo dài sẽ mất dần thì phần và tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng sẽ chậm lại dẫn đến thu nhập của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh bị ảnh hƣởng trong tƣơng lai.
3.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản
Tài sản có là một danh mục sử dụng vốn của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, chất lƣợng tài sản nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của ngân hàng. Với số liệu ở bảng 3.4 và biểu đồ sau, cho thấy tổng tài sản của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh có xu hƣớng tăng.
- Năm 2011 tăng 15% so với năm 2010 - Năm 2012 tăng 27% so với năm 2011 - Năm 2013 tăng 21% so với năm 2012 - Năm 2014 tăng 12% so với năm 2013
So với các chi nhánh NHTM trên địa bàn thì tốc độ tăng tổng tài sản của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh ở mức khá cao, năm 2014 do sự trì trệ của nền kinh tế kéo dài, mặc dù NHNN đã liên tục hạ lãi suất xuống nhƣng tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh vẫn thấp vì doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, không tiêu thụ đƣợc sản phẩm. Vì vậy tổng tài sản của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh tăng không bằng những năm trƣớc đó thể hiện qua biểu đồ sau: 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2011 2012 2013 2014 East
Hình 3.2: Biểu đồ biểu thị sự tăng trƣởng của tổng tài sản
Tùy theo phƣơng án kinh doanh cũng nhƣ uy tín thƣơng hiệu mà mỗi ngân hàng có khả năng phát triển tổng tài sản khác nhau. Cùng ở địa bàn nhƣ nhau ngân hàng nào tạo ra đƣợc tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đó có khả năng huy động vốn tốt phục vụ cho việc thực hiện các nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
3.3.2.4. Tốc độ tăng trưởng về huy động vốn
Tính đến ngày 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động đƣợc là 2.820 tỷ đồng. Qua số liệu ở bảng 3.1, cho thấy nguồn vốn tăng và khá ổn định qua các năm đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, đồng thời đóng góp không nhỏ vào điều hòa nguồn vốn chung của hệ thống BIDV.
- Năm 2011 tăng 25% so với năm 2010 - Năm 2012 tăng 29% so với năm 2011 - Năm 2013 tăng 26% so với năm 2012 - Năm 2014 tăng 10% so với năm 2013
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2011 2012 2013 2014 East
Hình 3.3: Biểu đồ biểu thị sự tăng trƣởng huy động vốn
Năm 2014 nền kinh tế tăng trƣởng thấp hơn những năm trƣớc đó, tăng trƣởng quý I khoảng 5,09%, quý II khoảng 5,25%, quý III khoảng 6,19% và cả năm khoảng 5,5%. NHNN tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất khoảng 2% so với cuối năm 2013 đã ảnh hƣởng lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng dẫn đến tình hình huy động vốn của các chi nhánh NHTM gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động bình quân của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh vẫn tăng nhƣng mức tăng không bằng những năm trƣớc. Để đạt đƣợc kết quả
này, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đã chủ động, linh hoạt nắm bắt tình hình diễn biến của thị trƣờng cũng nhƣ hoạt động của khách hàng để triển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp, có tính cạnh tranh cao, nhằm duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới. Cùng với việc tập trung nghiên cứu áp dụng các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thu hút và giữ ổn định nguồn vốn từ các tổ chức, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh cũng rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cƣ bằng việc tăng cƣờng phát triển mạng lƣới. Trong các năm từ 2010 đến 2014, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đã mở mới và nâng cấp nhiều PGD và đến 31/12/2014 đã có 07 PGD, bƣớc đầu hoạt động có hiệu quả. BIDV chi nhánh Hà Tĩnh không ngừng tăng cƣờng thông tin tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ trên các phƣơng tiện truyền thông, đào tạo nâng cao trình độ cũng nhƣ đổi mới phong cách giao dịch của cán bộ nhằm tạo hình ảnh đồng nhất, tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng,...
3.3.2.5. Tốc độ tăng trưởng về tín dụng
Mục đích đầu tiền của NHTM là lợi nhuận, họ nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay, đầu tƣ và cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Huy động vốn là hoạt động phải trả chi phí, để bù đắp cho chi phí này đảm bảo có đƣợc lợi nhuận của mình thì các ngân hàng phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Sau khi huy động vốn, một phần trong số này đƣợc giữ lại để dự trữ nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng và đảm bảo đúng quy định của NHNN, phần còn lại ngân hàng sẽ đƣa vào sử dụng cho những hoạt động của mình. Đối với BIDV chi nhánh Hà Tĩnh phần vốn đƣợc đƣa vào sử dụng cho các hoạt động chủ yếu ở bảng 3.1
Qua bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng truởng tín dụng của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh qua các năm nhƣ sau:
- Năm 2011 tăng 23% so với năm 2010 - Năm 2012 tăng 12% so với năm 2011