4.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại BID
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh
kinh doanh
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng đƣợc biểu hiện thông qua chất lƣợng tín dụng. Do khoản mục đầu tƣ vào hoạt động này hiện đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản, nên nguồn thu từ lãi cho vay chiếm chủ yếu trong tổng thu của ngân hàng. Cũng nhƣ đã phân tích, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng càng cao thì việc trích lập dự phòng rủi ro càng nhiều ảnh hƣởng đến lợi nhuận, uy tín của ngân hàng, bị NHNN hạn chế khả năng hoạt động của ngân hàng đó và nghiêm trọng hơn có thể gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng vỡ nợ. Nhƣ vậy, chất lƣợng tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Trong thời gian tới, theo mục tiêu phát triển của ngân hàng đòi hỏi dƣ nợ tín dụng tăng lên rất nhiều. Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các ngân hàng ban hành nhiều loại hình cấp phát tín dụng có cả vay tín chấp, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh gay gắt là việc làm hết sức cần thiết.
Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh(1,08%) vẫn đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN nhƣng để duy trì tỷ lệ này trong tƣơng lai rất khó vì doanh nghiệp trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác xét về thực trạng rủi ro tín dụng vẫn những tồn tại trong công tác thẩm định khách hàng vay vốn, công tác phân tích đánh giá và quản lý tín dụng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ nâng cao
chất lƣợng tín dụng của BIDV Hà Tĩnh thì cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Do ngân hàng chƣa ban hành quy trình cụ thể cho vay và cũng có quy trình riêng biệt cho từng sản phẩm tín dụng mà sử dụng nên các cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng sẽ có cách giải quyết hồ sơ vay khác nhau. Mục đích của việc ban hành quy trình là để đồng nhất áp dụng khi giải quyết hồ sơ vay và khi xây dựng quy trình thì ngân hàng đã quy định cụ thể thủ tục để hạn chế rủi ro mà bắt buộc các cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng phải tuân thủ.
- Tiếp tục chuẩn hóa quy trình, thủ tục quản lý và thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo hƣớng đồng bộ, đơn giản của một ngân hàng hiện đại.
- Để hạn chế rủi ro nên đảm bảo tính độc lập từ khâu tiếp nhận hồ sơ xin vay đến khâu thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay. Đầu ra của bộ phận này là đầu vào của bộ phận kia nên mỗi bộ phận phải chịu trách nhiệm nhằm đảm bảo đƣợc chất lƣợng kết quả. Do việc phân cấp phân quyền không rõ ràng ở các cấp quản lý trong vấn đề xét duyệt hồ sơ vay dẫn đến tình trạng hồ sơ vay tập trung ở một bộ phận quản lý sẽ gánh nặng quá nhiều rủi ro, khi đó các cấp trung gian sẽ không chịu trách nhiệm nên không quan tâm đến rủi ro. Chính vì vậy, ngân hàng cần tăng cƣờng việc phân cấp trong xét duyệt tín dụng, xác định rõ vai trò và trách nhiệm từng cấp bậc. Tất cả các hồ sơ vƣợt hạn mức đều phải thông qua Hội đồng tín dụng quyết định. Hội đồng này phải làm việc thƣờng xuyên, sắp xếp định kỳ trong tuần sẽ xét duyệt hồ sơ đó.
- Nghiệp vụ tín dụng xuất hiện dựa trên “chữ tín” của ngƣời có nhu cầu cần vốn để ngân hàng cấp phát tín dụng. Do đó, nguồn gốc để hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng thì đòi hỏi ngân hàng phải coi trọng vấn đề thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chứ không phải quan trọng TSĐB. Do vậy, để giải quyết vốn vay cho khách hàng thì ngân hàng cần thiết phải phân tích hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh để vay vốn và khả năng trả nợ của
khách hàng thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, có thể áp dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh để xác định tốc độ tăng trƣởng hay giảm sút của chính doanh nghiệp đó, ngân hàng cần thực hiện đúng quy định về đảm bảo tiền vay, định giá đúng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh từ đó có quyết định cho vay phù hợp.
- Qua nhiều kênh thông tin khác nhau để ngân hàng thẩm định khách hàng vay vốn, nếu không có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá khách hàng thì cán bộ thẩm định theo quan điểm chủ quan của mình sẽ dẫn đến rủi ro rất cao. Do vậy ngân hàng nên nhanh chóng xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để tiến hành đánh giá, xếp loại khách hàng theo mức độ rủi ro khác nhau dựa quá trình thẩm định khách hàng, từ đó ngân hàng có cách giải quyết hồ sơ vay một cách hợp lý nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro hoặc có thể kiểm kiểm soát đƣợc mức độ rủi ro đó.
- Hiện nay khi giải quyết vay vốn cho khách hàng, ngân hàng vẫn còn coi trọng TSĐB. Do đó, ngân hàng cần thực hiện đúng quy định về đảm bảo tiền vay, định giá đúng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Tất cả các khoản vay đều đƣợc quản lý theo dõi đến khi nào khách hàng thanh lý hợp đồng, do đó các cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng không chỉ có trách nhiệm khi đã giải ngân xong hồ sơ vay vốn của khách hàng mà cần chú trọng đến công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên các khoản vay sau khi giải ngân đến ngày đáo hạn. Chính việc làm này sẽ kiểm tra tình hình sử dụng vốn có đúng nhƣ phƣơng án hay không và khả năng trả nợ, tránh tình trạng sau khi nhận đƣợc tiền vay thì khách hàng không thực hiện đúng những gì đã cam kết để ngân hàng tiến hành thu hồi nợ vay trƣớc hạn nhằm hạn chế rủi ro.
- Hiện nay đối tƣợng khách hàng của ngân hàng là kinh tế cá thể, các sản phẩm tín dụng chƣa nhiều chủ yếu tập trung ở các sản phẩm truyền thống
nên mức độ tập trung rủi ro sẽ cao. Nhƣ thế, ngân hàng nên nhanh chóng đa dạng hóa các danh mục cho vay, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển sản phẩm bán lẻ, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro tín dụng đồng thời kích thích tăng trƣởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra.
- Trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao thì có nguyên nhân xuất phát từ trách nhiệm CBTD và các cán bộ quản lý. Có thể là do khách quan hay chủ quan mà CBTD thẩm định không đúng về hồ sơ vay vốn, không theo dõi khách hàng sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Nhƣ vậy ngân hàng nên coi trọng thái độ, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của nhân viên khi bổ sung vào đội ngũ thẩm định, quản lý vốn vay. Mặt khác do năng lực của CBTD còn hạn chế thì ngân hàng phải thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực thẩm định, phân tích tài chính. Đối với các cán bộ quản lý ngoài yêu cầu cần thiết thì ngân hàng nên trang bị thêm những kiến thức về quản lý rủi ro.
- Bên cạnh những biện pháp nhƣ nêu trên để ngân hàng ngăn ngừa các rủi ro phát sinh đối với các khoản cho vay mới. Để giải quyết đƣợc các khoản nợ vay hiện nay đã quá hạn thì ngân hàng phải quyết liệt đốc thúc khách hàng trả nợ, thậm chí tiến hành mọi biện pháp để thu hồi nợ quá hạn.
Tóm lại, với những giải pháp nâng cao năng lực tài chính giúp BIDV Hà Tĩnh thực hiện đƣợc các mục tiêu kinh doanh cũng nhƣ quản lý danh mục đầu tƣ tốt để đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Mặt khác, với những giải pháp về nâng cao chất lƣợng tín dụng giúp ngân hàng lành mạnh lại các khoản nợ quá hạn hiện tại và áp dụng để phát triển tín dụng theo hƣớng an toàn trong thời gian sắp tới.