THỨC ĂN BỔ SUNG CHO CÁ.
* Tiến hành thủy phân phế liệu mực theo các điều kiện như sau: pH = 7,6 nhiệt độ: 530C, tỷ lệ Alcalase 2,4: 5%, tỷ lệ ẩm: 500%, lệ NaCl: 5,5%, tỷ lệ sorbitol: 12% (so với trọng lượng chất khô). Sau các thời gian 0, 2, 4, 6, 8 giờ thủy phân lấy mẫu cảm quan, phân tích và chạy điện di (SDS-PAGE) kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.9 và hình 3.27
Bảng 3.9. Kết quả phân tích cảm quan, DH (%) và hàm lượng Naa, NNH3 của dịch thủy phân phế liệu mực theo thời gian.
Thời gian
(giờ) Cảm quan DH (%) Naa (g/kg) NNH3 (g/kg)
0
Hỗn hợp dạng dịch
lỏng, màu nâu nhạt,
mùi tanh đặc trưng
17,007 19,495 0,980
2
Hỗn hợp dạng dịch
lỏng, màu nâu nhạt,
mùi tanh đặc trưng
29,425 33,135 1,690
4
Hỗn hợp dạng dịch
lỏng, màu nâu nhạt,
mùi tanh đặc trưng
34,982 39,785 2,565
6
Hỗn hợp dạng dịch
lỏng, màu nâu nhạt,
mùi tanh đặc trưng
37,697 41,880 3,620 8 Hỗn hợp dạng dịch lỏng, màu nâu sẫm, có mùi hôi. 38,144 41,765 4,785
68
Hình 3.27: Phổ điện di của phế liệu mực theo thời gian thủy phân
Giếng 1: Protein chuẩn
Giếng 2: Dịch phế liệu mực chưa thủy phân (0 giờ)
Giếng 3, 4, 5, 6: Dịch phế liệu mực thủy phân 2, 4, 6, 8 giờ
Từ phổ điện di của phế liệu mực cho ta thấy khi chưa thủy phân băng protein có trọng lượng phân tử khoảng 46 kDa là đậm hơn, còn 2 băng 67 kDa, 91 kDa nhạt màu hơn. Riêng các băng protein có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 14,4 kDa là đậm màu nhất. Điều này có thể giải thích là nguyên liệu phế liệu mực trước khi đưa vào thí nghiệm đã được phân giải trước bởi các enzyme protease nội tại của nguyên liệu. Đối với các mẫu thủy phân từ 2 giờ trở đi thì 2 băng protein có trọng lượng phân tử 67 kDa và 91 kDa biến mất. Băng protein có trọng lượng phân tử 46 kDa và nhỏ hơn 14,4 kDa thì nhạt dần theo thứ tự các mẫu thủy phân từ 2 đến 8 giờ.
* Tiến hành sử dụng các mẫu phế liệu mực thủy phân ở các thời điểm 0, 2, 4, 6, 8 giờ dùng làm chất bổ sung vào thức ăn cho cá. Kết quả thí nghiệm thu được thể hiện ở hình 3.28 và 3.29 94 KDa 67 KDa 43 KDa 30 KDa 20,1 KDa 14,4 KDa 1 2 3 4 5 6
69 1369.5 1626 1561.5 1664.5 1554 1432.5 1406 1000 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1700 S ố th ứ c ă n c á s ử d ụ n g (v iê n ) ĐC 1 ĐC 2 DTP 0h DTP 2h DTP 4h DTP 6h DTP 8h
Hình 3.28: Biểu đồ tổng lượng thức ăn (viên) cá kèo sử dụng ở 30 phút đầu cho ăn của các bể trong thời gian 10 ngày thí nghiệm
0.075 0.133 0.11 0.13 0.108 0.097 0.088 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 A D G ĐC 1 ĐC 2 DTP 0h DTP 2h DTP 4h DTP 6h DTP 8h
Hình 3.29: Biểu đồ khối lượng tăng trung bình hằng ngày của cá kèo ở các bể trong thời gian 10 ngày thí nghiệm
70
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích ở hình 3.28 cho thấy tổng lượng thức ăn (viên) cá kèo sử dụng ở 30 phút đầu cho ăn trong 10 ngày thí nghiệm ở bể có bổ sung amino complex (ĐC2) và bể dùng DTP 2h là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với các bể dùng DTP 0h, DTP 4h, DTP 6h, DTP 8h và bể ĐC1 (bể không cho ăn chất bổ sung).
Về khối lượng tăng trung bình hàng ngày của cá, ở hình 3.29 cho thấy ở bể có bổ sung amino complex đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các bể dùng DTP 0h, DTP 4h, DTP 6h, DTP 8h và bể ĐC1. Đối với bể dùng DTP 2h mặc dù khối lượng tăng trung bình hàng ngày của cá kèo có thấp hơn nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với bể có bổ sung amino complex.
Từ các phân tích ở trên cho thấy khi dùng dịch phế liệu mực ở 2 giờ thủy phân làm chất bổ sung vào thức ăn cho cá kèo thì dịch thủy phân có tác dụng giúp cá bắt mồi và phát triển nhanh hơn dịch phế liệu mực chưa thủy phân và các dịch thủy phân từ 4 → 8 giờ. Điều này có thể giải thích: Thứ nhất do dịch tại 2 giờ thủy phân, các protein trong phế liệu mực đã được phân giải tạo thành các phân tử ngắn mạch hơn, có thể đã giải phóng các chất mùi gây kích thích bắt mồi và tạo điều kiện cho cá dễ hấp thụ hơn so với dịch chưa thủy phân. Thứ hai, đối với các dịch thủy phân từ 4 → 8 giờ, các protein và polypeptid đã tiếp tục bị cắt mạch (thể hiện ở sự nhạt màu của băng protein ở hình 3.27) làm hình thành nhiều các peptid ngắn mạch và các acid amin tự do. Các thành phần này của sản phẩm thủy phân có khả năng tạo vị đắng nên làm giảm sự bắt mồi cho cá kèo so với mẫu dịch ở 2 giờ thủy phân.
Như vậy qua thí nghiệm này có thể đưa ra kết luận dịch phế liệu mực ở 2 giờ thủy phân có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho cá kèo nhằm làm tăng khả năng bắt mồi và giúp cá phát triển nhanh.
71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Kết luận: Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho phép rút ra một số kết luận như sau: 1- Khi bổ sung enzyme Alcalase vào phế liệu mực thì quá trình thủy phân hiệu quả hơn khi bổ sung Protamex, Neutrase hoặc là không bổ sung enzyme.
2- Điều kiện thích hợp để thủy phân phế liệu mực khi có sử dụng enzyme Alcalase bổ sung là:
+ Nồng độ enzyme Alcalase bổ sung là 5% so với trọng lượng chất khô của phế liệu mực.
+ pH và nhiệt độ thích hợp cho quá trình thủy phân phế liệu mực là 7,6 và 530C. + Hàm lượng ẩm thích hợp cho quá trình thủy phân phế liệu mực là 500% so với trọng lượng chất khô của phế liệu mực.
+ Nồng độ NaCl và Sorbitol bổ sung dùng làm chất bảo quản cho quá trình thủy phân phế liệu mực là 5,5% và 12% so với trọng lượng chất khô của phế liệu mực.
3- Phế liệu mực tại thời điểm 2 giờ thủy phân thích hợp sử dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá kèo.
Một số đề xuất:
1- Cần tiếp tục nghiên cứu khả năng kích thích sự bắt mồi và tốc độ tăng trưởng khi dùng dịch thủy phân phế liệu mực làm thức ăn bổ sung trên các động vật nuôi khác, đặc biệt là trên các động vật còn nhỏ, động vật có khả năng bắt mồi thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp) chậm.
2- Nghiên cứu bổ sung các vitamin, khoáng chất, … vào dịch thủy phân phế liệu mực để dùng làm thức ăn bổ sung phù hợp cho các đối tượng vật nuôi khác hoặc là dùng làm phân bón cho cây trồng.
3- Nghiên cứu quá trình loại lipit ra khỏi dịch thủy phân phế liệu mực nhằm làm tăng thời hạn bảo quản, đảm bảo chất lượng dịch thủy phân.
4- Nghiên cứu sấy chân không dịch thủy phân phế liệu mực để thu hồi bột đạm dùng làm thức ăn bổ sung cho động vật nuôi.
5- Cần nghiên cứu thêm chất bảo quản phù hợp dùng trong thuỷ phân phế liệu mực nhằm thay thế sorbitol dùng trong đề tài với tỷ lệ cao.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Kim Anh (2007), Hóa học thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Bội (2003), Nghiên cứu sản xuất protease từ Bacillus và sử dụng để sản xuất dịch đạm thủy phân từ cá tạp, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
3. Vũ Ngọc Bội (2004), Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng enzyme protease từ B.subtilis S5, Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Trọng Cẩn (2003), Hoá học thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng (1996), Công nghệ chế biến thực phẩm
thủy sản (tập 1) - Nguyên liệu chế biến thủy sản. Nxb. Nông Nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng (1990), Công nghệ chế biến thực phẩm
thủy sản (tập 2) -Ướp muối, chế biến nước mắm, chế biến khô, thức ăn chín. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến (1998),
Công nghệ enzyme, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
8. Phạm Thị Trân Châu, Đinh Văn Thường (1981), “ Proteinase của quả dứa (Bromelain)- Một số tính chất của chế phẩm enzyme chưa tinh chế”, Tạp chí sinh học 3(4), tr. 21-25.
9. Phạm Thị Trân Châu (1983), “Một số đặc tính cơ bản và khả năng phân giải các cơ chất khác nhau của proteinase ngoại bào của Bacillus pumilus”, Tạp chí sinh học 5(1), tr. 1-8.
10. Trần Thanh Dũng (2009), Thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn Bacillus subtilis làm phân bón cho cây hẹ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học An Giang, An Giang.
73
11. Dương Thị Hương Giang, Nguyễn Xuân Dung và Phan Bích Trâm (2006), “Nghiên cứu sử dụng papain thô từ nhựa đu đủ thủy phân protein trong bánh dầu đậu nành”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học,Đại học Cần Thơ, Số 5, tr.115- 122.
12. Đỗ Thị Hòa (2004), Nghiên cứu quy thu hồi protein trong quy trình sản xuất chitin và đề nghị phương hướng sử dụng, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Thủy Sản, Nha Trang.
13. Phùng Huy Huấn, Chu Tường Khanh, Trần Tuấn Đức, Lê Thị Thanh Phượng (2007), “Nghiên cứu và so sánh ảnh hưởng của dung dịch acid amin cá với amino – 6dd (hỗn hợp acid amin và chất điều hòa sinh trưởng GA3) đến năng suất cây điều”, Hội nghị Khoa học và Công nghệ, Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới.
14. Nguyễn Văn Lê ̣ (1996), Nghiên cứu sử dụng protease đầu tôm trong chế biến thủy sản, Luận án phó tiến sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Trần Thị Luyến (1994), Nghiên cứu qui luật biến đổi của nitơ; amino acid và nâng cao hiệu xuất thu đạm trong sản xuất nước mắm, Luận án phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật, Trường đại học Thủy sản, Nha Trang.
16. Trần Thị Luyến (2001), Những phản ứng cơ bản và các biến đổi của thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản, Trường Đại Học Nha Trang.
17. Trần Thị Luyến (2006), “Các phản ứng cơ bản và biến đổi của thực phẩm trong quá trình công nghệ”, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Thị Nếp (2005), Khảo sát khả năng thủy phân protein phụ phẩm cá tra băng enzyme protease từ Bacillus subtilis S5. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
19. Đỗ Văn Ninh (2004), Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng protease nội tạng cá, mực và thử nghiệm sản xuất sản phẩm mới từ protein được thủy phân, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường đại học Thủy sản, Nha Trang.
20. Lương Đức Phẩm (1978), Vi sinh vật tổng hợp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Lương Đức Phẩm (1998), Công nghệ vi sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
74
22. Đỗ Minh Phụng, Đặng Văn Hợp (1997), Bài giảng phân tích kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, Đại học Thủy sản, Nha Trang,.
23. Phan Thị Thanh Phương (2006), Bước đầu tạo mùi từ bả cà phê ứng dụng trong thức ăn viên cho cá kèo (pseudapocryptes lanceotus), Khoá luận cử nhân khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Tp. Hồ Chí Minh.
24. Phạm Thị Đang Phượng và cộng sự (2008), “Xử lý carotenoprotein thu hồi từ quá trình sản xuất chitin và bước đầu thử nghiệm phối trộn trong thức ăn cá”,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 02/2008.
25. Ngô Thị Hồng Thư (1989), Kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
26. Phan Thị Bích Trâm, Phạm Thị Quỳnh Trâm, Hà Thanh Toàn (2008), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tạo đạm amin của quá trình tự phân giải trùn quế (perionyx excavatus)”, Tạp Chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Số 4 năm 2008.
27. Lê Ngọc Tú (chủ biên) cùng các tác giả (2002), Hoá Sinh Công Nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
28. Nguyễn Minh Trí và cộng sự (2009), “Ép tách protein từ đầu tôm thẻ (Penaeus vannamei) trong sản xuất chitin và bổ sung vào chượp trong sản xuất nước mắm”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số đặc biệt 2009.
29. Trang Sĩ Trung (2009), “Đánh giá chất lượng sản phẩm và hiệu quả môi trường của qui trình sản xuất chitin cải tiến kết hợp xử lý enzyme”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 01/2009.
TIẾNG ANH
30. B. Liaset, E Lied, M Espe (2000), “Enzymatic hydrolysis of by-products from the fish-filleting industry; chemical characterisation and nutritional evaluation”,
Journal of the Science of Food and Agriculture 80, pp. 581- 589.
31. Bjørn Liaset, Kare Julshamn, Marit Espe (2003), “Chemical composition and theoretical nutritional evaluation of the produced fractions from enzymic hydrolysis of salmon frames with ProtamexTM”, Process Biochemistry 38, pp. 1747_/1759.
32. Celina B. Martone, Olinda Pérez Borla and Jorge J. Sánchez (2005), “Fishery by-product as a nutrient source for bacteria and archaea growth media”,
75
33. Dong Ho Ahn, Hoon Kim, Pack My (1993), “Cleavage of Bacillus subtilis
endo-α-1,4-glucanase by B.megaterium protease”, Biotechnology letters, GBR, Vol. 15, No. 2, pp.127-132.
34. Egidijus Daukšas, Eva Falch, Rasa Šližytė and Turid Rustad (2005), “Composition of fatty acids and lipid classes in bulk products generated during
enzymic hydrolysis of cod (Gadus morhua) by-products”, Process
Biochemistry 40, pp. 2659–2670.
35. F. Guerard, L. Guimas and A. Binet (2002), “Production of tuna waste hydrolysates by a commercial neutral protease preparation” Journal of Molecular Catalysis B: Enzymatic 19–20, pp. 489–498.
36. F. Guerard, L. Dufosse, D. De La Broise, A. Binet (2001), “Enzymatic hydrolysis of proteins from yellowfin tuna (Thunnus Albacares) wastes using Alcalase”, Journal of Molecular Catalysis B: Enzymatic 11, pp. 1051–1059. 37. F.M. Diniz and A.M. Martin (1997), “Effects of the Extent of Enzymatic
Hydrolysis on Functional Properties of Shark Protein Hydrolysate”, Lebensm.- Wiss. u.-Technol, 30, pp. 266–272.
38. Fereidoon Shahidi, Xiao-Qing Han & Jozef Synowiecki (1995), “Production and characteristics of protein hydrolysates from capelin (Mallotus villosus)”, Food Chemisrry, 53, pp. 285-293.
39. Gonchar Am, Auslender VI (1996), “Immobilization of bacterial proteases on water-solved polymer by means of electron beam”, Radiation physics and chemistry, GBR, Vol. 48, No. 6, pp. 795-797.
40. G.A. Gbogouri, M. Linder, J. Fanni, and M. Parmentier (2004), “Influence of Hydrolysis Degree on the Functional Properties of Salmon Byproducts Hydrolysates” Food Chemistry and Toxicology, Vol. 69, Nr. 8, pp. 615-622. 41. Hee Jeong Chae, Man-Jin In, and Min-Hong Kim (1998), “Process
Development for the Enzymatic Hydrolysis of Food Protein: Effects of Pre- treatment and Post-treatments on Degree of Hydrolysis and Other Product Characteristics”’ Biotechnol. Bioprocess Eng 3, pp.35-39.
42. J. A. Vázquez, M. P. González and M. A. Murado (2004), “Nisin and pediocin production by lactococcus lactis and Pediococcus acidilactici using waste protein sources from Octopus”, Electron. J. Environ. Agric. Food Chem 3 (2), pp. 648-657.
76
43. Kerry T. Yasunobu and James Mc Conn (1970), "Bacillus subtilis neutral protease", Proteolytic enzymes, Methods in enzymology, Volume XIX, Academic Press, pp. 569-577.
44. Lee Chong M, Lian Piezhi (2006), Bioproduction of hydrolysate from squid processing byproducts for aquaculture feed ingredient and organic fertilizer,
United States Patent Application 20060099305
45. Nabil Souissi, Ali Bougatef, Yousra Triki-Ellouz and Moncef Nasri (2007),
“Biochemical and Functional Properties of Sardinella By-Product
Hydrolysates”, Food Technol. Biotechnol, 45 (2), pp. 187–194.
46. P. Z. Lian, C. M. Lee, E. Park, (2005), “Characterization of Squid-Processing Byproduct Hydrolysate and Its Potential as Aquaculture Feed Ingredient”, J. Agric. Food Chem 53 (14), pp. 5587–5592
47. P.M. Nielsen, D. Petersen, C. Dambmann (2001), “Improved Method for Determining Food Protein Degree of Hydrolysis”, Journal of food science — Vol. 66, No. 5, pp. 642-646.
48. Peizhi Lian, Chong M. Lee, Eugene Park (2001), “Optimization of Enzyme- Assisted Squid Flavor Production Using an Orthogonal Array Method”,
Juornal of Aquatic Food Product Technology, Volume 10, pp. 19 - 32.
49. Rasa Šližytė, Egidijus Daukšas, Eva Falch, Ivar Storrø and Turid Rustad (2005),