Cải thiện cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới đồng văn tỉnh hà nam. (Trang 41 - 49)

1.2.2 .Nguồn thu của dự án

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án

2.2. Nâng cao mức sống của người dân

2.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội văn minh hiện đại thì một cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân là điều không thể thiếu. Từ một huyện với cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn về mọi mặt nhưng khi có dự án được thực hiện thì mọi thứ đã được cải thiện rã rệt.

+ Vấn đề về giao thông.

* Trước tiên chúng ta cùng xem xét lại tình hình giao thông của khu vực trước khi dự án được thực hiện.

Khu vực dự án nằm trong khu trung tâm thị trấn Đồng Văn được quy hoạch trên địa hình đồng ruộng nên chỉ có đường quốc lộ 38 chạy qua ở phía Bắc khu vực và quốc lộ 1A ở phía Tây khu vực. Quốc lộ 1A chạy qua thị trấn Đồng Văn dài 2,9km, rộng 22m mặt đường bê tông nhựa, phía Tây là cửa hàng dân cư buôn bán nhỏ, phía Đông là tuyến đường sắt quốc gia và ga Đồng Văn chạy dài từ ngã tư quốc lộ 1A và quốc lộ 38 đến thôn Đồng Văn. Quốc lộ 38 đoạn qua thị trấn Đồng Văn dài hơn 10km, qua khu vực dự án đầu tư dài 100m, nền đường rộng 7,5m, mặt đường trải rộng 5,5m.

Như vậy khu dự án hình thành trên cơ sở tuyến giao tông đối ngoại là quốc lộ 38, quốc lộ 1A, ga Đồng Văn và hệ thống đường đô thị chưa được hình thành.

Nhìn chung khu dự án có vị trí rất thuận lợi về giao thông đối ngoại do được bao bọc bởi các tuyến đường quốc gia, tuy nhiên mạng lưới đường nội bộ thiếu về số lượng, nhỏ hẹp, kém về chất lượng, hiện trạng giao thông còn chưa đảm bảo các tiêu chuẩn của một khu đô thị mới.

* Sau khi thực hiện dự án: Mạng lưới giao thông được thiết kế tuân thủ theo quy hoạch chung chi tiết được duyệt. Cao độ và toạ độ các nút giao

thông khớp nối với các tuyến đường hiện trạng, phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt, cụ thể như sau:

Mạng lưới đường bao gồm các loại đường trục chính, đường phân khu, đường liên khu vực, đường nội bộ.

Đường trục chính N3 dài 300m, rộng 36m, gồm lòng đường xe chạy 10x2= 20m, vỉa hè hai bên 8x2= 16m, mặt cắt 1-2.

Đường liên khu vực N7= D4 dài 726,25m, rộng 22m, gồm lòng đường xe chạy 12m, vỉa hè hai bên 5x2= 10m, mặt cắt 2-2.

Quảng trường ga dài 125m, rộng 15m, vỉa hè 5m.

Đường khu vực D1+ N1 dài tổng cộng 553m, gồm lòng đường xe chạy 7,5m, vỉa hè hai bên 5x2= 10m, mặt cắt 4-4.

Đường nội bộ trong khu vực có lòng đường xe chạy 5m, vỉa hè hai bên 3x2= 6m, tổng chiều dài 1491,95m.

Bãi đỗ xe tập trung: Bố trí kết hợp với các tuyến hành lang cây xanh cách ly với các bãi đỗ xe tập trung phục vụ khu vực và khu nhà ở. Ở các bãi đỗ xe phục vụ nhóm nhà ở bố trí kết hợp với vườn hoa đơn vị ở.

Tất cả các đường có vỉa hè rộng từ 5m trở lên đều trồng cây xanh cả hai bên hè, với một loại cây cho mỗi đoạn phố. Đối với đường có vỉa hè rộng 3m, chỉ trồng cây một bên, cây trồng cách bó vỉa 1.2m. Khoảng cách trung bình giữa hai cây là 7m.

Mặt khác, kết cấu đường cũng đảm bảo chất lượng cho khu đô thị mới, với đường trục chính Đông Tây và các đường liên khu vực đều được thiết kế với cấp tải trọng H30, các đường khác được thiết kế với cấp tải trọng H13.

Theo những số liệu như trên thì đã được trang bị một hệ thống giao thông tốt đồng bộ, đúng theo tiêu chuẩn quốc gia.Giao thông có thể được ví như huyết mạch trong mỗi cơ thể. Một hệ thống giao thông tốt sẽ giúp cho người dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí đi lại, nó liên kết khu đô

thị với các khu khác làm cho việc đi lại trao đổi hàng hoá được thuận tiện thúc đẩy nền kinh tế của cả khu vực.

+ Vấn đề cấp thoát nước.

* Hiện trạng của khu vực trước khi thực hiện dự án:

Hiện tại cư dân và các cơ quan trong khu vực đều đang sử dụng nước mưa, nước giếng khoan hoặc giếng khơi phục vụ cho sinh hoạt, chất lượng nước chưa đảm bảo vệ sinh.

Việc thoát nước cũng chủ yếu là thải trực tiếp ra đồng ruộng, không có một hệ thống thoát nước đồng bộ, vì vậy thường xuyên có tình trạng ứ đọng nước thải thành vũng, gây mất vệ sinh.

* Sau khi thực hiện dự án: 1.Cấp nước:

Dự kiến hệ thống cấp nước của khu dự án sẽ lấy trực tiếp từ nhà máy nước bên khu công nghiệp Đồng Văn có công suất 4000M3/ ngày đêm.

Nhu cầu sử dụng nước: Qsh = (N*Qtc)/1000.

Sau khi đi vào hoạt động khu đô thị sẽ có khoảng 2000 người, Qtc tiêu chuẩn là 100lít/người/ngày đêm, chúng ta có thể tính được Qsh = 200m3/ngày đêm.

Nước phục vụ công trình công cộng tính bằng 10% nước sinh hoạt: 20m3/ngày đêm.

Nước tưới cây rửa đường, rò rỉ tính bằng 5% nước sinh hoạt: 10m3/ngày đêm.

Nước dự phòng tính bằng 10% nước sinh hoạt: 20m3/ngày đêm. Tổng lượng nước cần thiết: 250m3/ ngày đêm.

Mặt khác, việc thiết kế cấp nước cũng đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nhằm đưa dự án vào hoạt động có hiệu quả:

Mạng lưới thiết kế cấp nước: ống ф150 có chiều dài 175m được dẫn từ nhà máy nước qua quốc lộ 38 và đi dọc theo quốc lộ 38 đến góc đường khu vực, cuối dãy nhà ở liền kề mặt phố cách quốc lộ 1 khoảng 160m, tại đây đặt ống chờ T để cấp nước cho khu vực xây dựng sau này.

Đường trục chính cấp nước cho khu vực dự án là đường ống ф100 chạy dọc từ khu vực quốc lộ 38 đến đường gấp làng Đồng Văn dài 425m.

Đường cấp nước tửtục chính ф100 vào các dãy nhà là ống ф50, tổng chiều dài 3110m.

Ống cấp cho khu vực khách sạn, chợ trung tâm là ống ф80 dài 145m lấy trực tiếp từ ống ф150 tại quốc lộ 38.

Bảng 6: Tổng hợp khối lượng cấp nước của dự án.

TT Tuyến ống Đơn vị Khối lượng(m)

1 ф150 m 175 2 ф100 m 425 3 Ф80 m 145 4 ф50 m 3110 Cộng 3855m đường ống các loại

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án).

2. Thoát nước:

Theo thiết kế hệ thống thoát nước sẽ được xây dựng đồng bộ có thể phục vụ cho cả việc thoát nước mưa lẫn thoát nước bẩn.

Dựa theo đặc điểm địa hình, khu vực sự án được chia thành 4 lưu vực thoát nước mưa chính, các cống lưu vực và hệ thống cổng thu gom nước được bố trí phù hợp với các lưu vực thoát nước . Độ dốc dọc mương, cống rãnh lấy theo độ dốc đường và độ dốc tối đa <= 0,002.

Hướng thoát nước về phía Nam vào mương hở 2000x2500 chảy ra trạm bơm Bùi 1, Bùi 2 và thoát ra sông Đào Duy Tiên. Sử dụg mạng lưới phân tán, hình nhánh cây dựa theo độ dốc địa hình và lưu vực thoát.

Bảng 7: Tổng hợp khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước.

TT Tuyến ống Đơn vị Khối lượng

1 B300x400 M 1780 2 B600x600 M 1475 3 B800x800 M 125 4 B1000x1000 125 5 Hố ga 1,4x1,4x1,5 Cái 3 1,2x1,2x1,5 Cái 3 1,0x1,0x1,5 Cái 10 0,8x0,8x1,5 Cái 16 6 Mương thoát M 250

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án)

+ Vấn đề điện.

Bảng 8: Chỉ tiêu nhu cầu tiêu thụ điện.

STT Loại hộ dùng điện Đơn vị Khối

lượng Chỉ tiêu KW/Đvị Hệ số KTT PTT KVA 1 Nhà ở Người 2000 0,7 0,7 980 2 Công trình công cộng M 2 19658 0,05 0,5 491,45 3 Cơ quan M2 4625 0,05 0,5 115,63

4 Cây xanh công

viên Ha 0,41 25 1 10,25

5 Chiếu sáng đường Ha 6,02 12 1 72,24

Cộng 1669,6

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án)

Căn cứ vào các chỉ tiêu tính toán trên, dự án đã bố trí các trạm biến áp 22/0,4KV, công suất 250KVA để cung cấp điện cho khu vực dự án. Vị trí các trạm biến áp được đặt gần trung tâm phụ tải không lớn hơn 300m để đảm bảo tổn thất điện áp nằm trong giới hạn cho phép.

Lưới cấp điện cao thế cho các trạm biến áp sử dụng cáp nổi, nhằm đảm bảo dễ thay thế và sửa chữa. Tuyến cáp nổi 22KV được đi trên các cột điện cao thế chạy dọc theo các tuyến phố chính đến các trạm biến áp, tại các vị trí qua đường cáp điện được đi ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị.

Lưới điện hạ thế có điện áp 380/220V từ các trạm biến áp có các lô hạ thế 0,4KV, cung cấp điện cho sinh hoạt và chiếu sáng. Lưới hạ thế đi nổi dọc theo các tuyến phố sử dụng dây bọc PVC, các hộ tiêu thụ điện sử dụng công tơ riêng được lắp tập trung trong các tủ điện treo trên cột tại đầu và cuối lô nhà.

Điện chiếu sáng: các tuyến cáp hạ thế 0,4KV chiếu sáng đi ngầm trên vỉa hè, đèn đường được bố trí một bên trục các tuyến đường, phụ thuộc vào độ chói yêu cầu và mặt cắt ngang của đường, đèn đường sử dụng bóng thủy ngân cao áp 70W và 250W.

Bảng 9: Tổng hợp phần cấp điện của dự án.

TT Hạng mục Đơn vị tính Khối lượng

1 Cáp ngầm trung thế 22KV M 111,5

2 Cáp ngầm hạ thế M 310,0

3 Trạm biến áp Trạm 4

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án)

+ Vấn đề vệ sinh môi trường.

Môi trường thiên nhiên có tác động rất lớn tới cuộc sống con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ từ đó ảnh hưởng đến sức lao động, sản xuất của người dân. Những năm gần đây chất lượng môi trường là một vấn đề luôn gây nhiều búc xúc đối với các nhà quản lý. Việc tạo ra một môi trường xanh, sạch đẹp là rất quan trọng.

* Hiện trạng môi trường-vệ sinh của khu vực:

- Môi trường: Hầu hết nước thải của khu vực không đựoc xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ nên khi xả ra mương bên ngoài không đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước thải xả ra các mương thoát nước phần lớn được tiêu ngay ra cánh đồng nên vào mùa khô trong các mương đầu nguồn thường có màu sẫm.

- Khói bụi và tiếng ồn: Nguồn gây khói bụi và tiếng ồn chủ yếu của khu vực quy hoạch là trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 38 với mật độ xe lớn qua lai, ngoài ra còn do tiếng tàu hỏa, nhưng đó chỉ là những tiếng ồn tạm thời, hiện nay quốc lộ 1A và quốc lộ 38 đã được nâng cấp cải tạo, giam thiểu bụi bặm rất nhiều. Ngoài khu vực này ra thì do khu vực hầu hết là đồng ruộng sản xuất công nghiệp ít nên khói bụi và tiếng ồn thấp.

- Vệ sinh: vẫn tồn tại nhà vệ sinh công cộng 2 ngăn và một vài nhà vệ sinh công cộng bán tự hoại. Ngoài ra ở khu vực còn có một khu nghĩa địa với hơn 200 ngôi mộ và một nghĩa trang liệt sỹ.

* Việc thực hiện dự án xây dựng trong khu vực này không thể tránh khỏi những tác động đến môi trường.

- Đối với môi trường nước: Nước thải do công nhân thi công trên công trường thải ra môi trường, việc khoan tham dò và đóng cọc (do khoan sâu xuống đất) cũng góp phần làm cho nước ngầm bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm trên mặt đất như thuốc trừ sâu, phân bón, vi khuẩn… theo các lỗ khoan đó đi xuống.

- Đối với môi trường không khí: Trong giai đoạn thi công thì bụi đất cát là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí. Nhất là trong quá trình san ủi mặt bằng, làm móng, làm đường, đào và lắp hệ thống thoát nước…

- Tác động của tiếng ồn và chấn động tới môi trường: Trong giai đoạn này do yêu cầu thi công nên số lượng công nhân và các loại xe cộ máy móc phục vụ xây dựng hoạt động trong khu vực tương đối lớn. Do đó sẽ phát sinh lượng tiếng ồn và các chấn động do quá trình đóng cọc, khoan,.. là không thể tránh khỏi.

* Tuy là có những tác động tạm thời đến môi trường trong thời gian thi công thực hiện dự án nhưng sau khi thực hiện dự án xong và đưa vào hoạt động thì nó sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về môi trường đang tồn tại trước khi xây dựng dự án đã nêu trên như: tình trạng các nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn sẽ không còn, khu nghĩa trang sẽ được xây dựng theo qui hoach hợp vệ sinh, nghĩa trang liệt sỹ sẽ được trồng thêm cây, trở thành trung tâm của khu đô thị mới. Việc thoát nước mưa và nước thải bẩn sẽ được đổ vào hệ thống thoát nước và sẽ qua sử lý trước khi đổ ra sông Đào Duy Tiên.

+ Vấn đề thông tin bưu điện.

* Khu vực dự án thuộc phạm vi phục vụ của tổng đài Đồng Văn, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới thông tin bưu điện.

* Nhu cầu:

+ Nhà ở 01 máy điện thoại/ 01 hộ.

+ Khách sạn 01 máy điện thoại/ phòng 20m2. + Nhà trẻ mẫu giáo 01 máy điện thoại/ khu. Tổng số yêu cầu: 629 máy điện thoại.

Từ những phân tích trên về một số yếu tố giao thông, cấp thoát nước,cấp điện, vệ sinh môi trường, thông tin bưu điện, chúng ta có thể thấy được rằng dự án đã tạo ra một cơ sở hạ tầng mới hoàn thiện thay thế cho hệ thống cơ sở hạ tầng cũ chưa đầy đủ, không thể đáp ứng cho cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng mới này đã nâng cao đời sống người dân lên rất nhiều bắt kịp với lối sống hiện đại.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới đồng văn tỉnh hà nam. (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w