Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

phần thay đổi căn bản đời sống của người dân ở nông thôn.

Ngày nay, tuy gặp nhiều khó khăn trong bước chuyển mình sang cơ chế mới, nhưng các HTX NN ở Việt Nam đã từng bước phát huy vai trò không thể thiếu được của mình trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Vị thế của HTX NN về mặt kinh tế mặc dù còn yếu nhưng đã có vai trò quan trọng trong hỗ trợ một phần cho kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, góp phần xây dựng và cũng cố quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, hợp tác xã nông nghiệp giúp hỗ trợ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển. Hơn nữa nó làm điểm tựa để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đồng thời mở mang ngành nghề, phân công lại lao động, tiến tới xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp nghiệp

1.2.4.1. Khái niệm, bản chất và phân loại hiệu quả

i) Khái niệm hiệu quả:

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả như sau:

Với H là hiệu quả của một hiện tượng (hoạt động) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (hoạt động) đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: “ hiệu quả phản ánh chất lượng của một hay một số hoạt động kinh tế, xã hội nào đó và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”.

Quan điểm về hiệu quả như trên đã đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế xã hội. Theo quan niệm như vậy có thể tính được hiệu quả của sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế xã hội, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.

Từ định nghĩa về hiệu quả như nêu trên, có thể hiểu hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh HTX NN là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu HTX đã xác định.

ii) Bản chất của hiệu quả trong hoạt động SXKD của HTX NN

Thực chất khái niệm hiệu quả nói chung và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

iii) Phân loại hiệu quả

Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỹ thuật. Theo đó có hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả xã hội. Trong luận văn này chỉ nghiên cứu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế với bản chất của nó là kết quả thu được từ hoạt động nào đó xét về mặt kinh tế. Theo đó hiệu quả kinh tế phải được quan tâm nghiên cứu ở cả hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy, ta có hiệu quả kinh tế của

toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế của các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội, hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nâng cao tình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường,… Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm,…) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thông thường các mục tiêu kinh tế xã hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.

Như vậy, hiệu quả hoạt động của HTX NN là phạm trù kinh tế, xã hội phản ánh về mặt chất lượng hoạt động của HTX xét trên góc độ kinh tế, xã hội tạo ra chia cho chi phí để có kết quả tốt hay không tốt mà từ hoạt động đó đã thực hiện.

1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu phát triển của kinh tế hộ nông dân. Ngày nay HTX NN đã có sự thay đổi về chất so với HTX trước đây. HTX NN lấy hoạt động dịch vụ, trước hết là hoạt động dịch vụ phục vụ kinh tế hộ làm chính, sau đó mới hoạt động kinh doanh ngành nghề. Mỗi HTX NN thường tham gia hai lĩnh vực hoạt động chính: lĩnh vực hoạt động dịch vụ cho thành viên vì sự phát triển của kinh tế hộ và lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngành nghề (kể cả kinh doanh dịch vụ và kinh doanh sản xuất ngành nghề) vì lợi nhuận cho chính HTX và cho thành viên.

Điều đó cũng có nghĩa, hiệu quả hoạt động của HTX NN không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn phải là hiệu quả xã hội, thể hiện ở chỗ góp phần phát triển kinh tế hộ và đóng góp phát triển KT-XH nơi HTX hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)