Thực trạng hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hoài Đức

Hoài Đức qua kết quả điều tra của luận văn

3.2.1. Hiệu quả hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình hình thành và phát triển của các HTX NN ở huyện Hoài Đức, các hộ xã viên là động lực chính và đóng vai trò quan trọng.

Bảng 3.7: Mức đảm nhiệm khâu dịch vụ của 10 HTX NN ở huyện Hoài Đức qua các năm

Số khâu dịch vụ

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lƣợng (HTX NN) Cơ cấu (%) Số lƣợng (HTX NN) Cơ cấu (%) Số lƣợng (HTX NN) Cơ cấu (%) 1 khâu 1 10 2 20 2 20 2 khâu 2 20 1 10 1 10 3 khâu 2 20 2 20 2 20 4 khâu 3 30 2 20 1 10 5 khâu 2 20 3 30 4 40

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Theo kết quả tại bảng số liệu 3.7 điều tra các khâu dịch vụ của 10 HTX NN trên địa bàn huyện qua các năm 2016, 2017, 2018, mức đảm nhiệm khâu dịch vụ của các HTX NN biến động theo hai xu hướng:

- Một là, số HTX NN đảm nhiệm một khâu và năm khâu dịch vụ tăng lên. HTX NN thực hiện 5 khâu dịch vụ tăng lên là do nhu cầu sử dụng dịch vụ của các hộ nông dân tăng. HTX NN Vân Côn và HTX NN Minh Khai thực hiện thêm dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón cho bà con nông dân trong thôn. HTX NN thực hiện một khâu tăng là do các dịch vụ chưa đảm bảo chất lượng, HTX NN không đủ vốn để tiếp tục cung ứng.

- Hai là, số HTX NN đảm nhiệm hai và bốn khâu dịch vụ giảm đi. Nguyên nhân là do cả hai phía người dân và HTX. Về phía HTX, có HTX không đủ vốn để cung ứng dịch vụ này như HTX Dương Liễu; thái độ phục vụ của các cán bộ, lao động không tận tình, thiếu tâm huyết với nghề nghiệp. Về phía người

nông dân, họ chuyển sang sử dụng dịch vụ của tư nhân, các đại lý trên địa bàn xã, huyện do giá cả dịch vụ ngang bằng với giá mà HTX đưa ra. Nhiều khi giá của dịch vụ mà HTX cung ứng lại cao hơn so với tư nhân. Ở HTX NN Vân Canh, giá giống cây con và phân bón cao hơn so với giá tư nhân đưa ra.

Như vậy, mức đảm nhiệm khâu dịch vụ của các HTX biến động theo hai xu hướng chính là tăng và giảm. Sự biến động này chủ yếu llà do các HTX NN không có đủ vốn để cung cấp dịch vụ cho nông dân, người nông dân chuyển ra dùng các dịch vụ của tư nhân ngày càng nhiều.

3.2.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung của HTX

Trong những năm qua, các HTX NN trong huyện đã chuyển đổi và đăng kí kinh doanh theo luật HTX năm 2012. Hầu hết các HTX NN đều hướng hoạt động vào mục tiêu phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế hộ theo khả năng, điều kiện cụ thể của HTX về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng của cán bộ quản lý HTX. Phần lớn các HTX NN ở huyện Hoài Đức tập trung thực hiện các dịch vụ như cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp giống, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp giống và thức ăn chăn nuôi, thú y, thủy lợi và một số dịch vụ khác nhằm góp phần giải quyết việc làm, phục vụ kinh tế hộ phát triển, tăng thu nhập cho xã viên và tăng tích lũy cho HTX.

Trong các năm 2016, 2017, 2018, các hoạt động dịch vụ của các HTX NN được quan tâm đầu tư và phát triển, bao gồm các dịch vụ đầu vào đầu ra hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển. Dịch vụ được nhiều HTX tham gia thực hiện nhất là dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn. Một số HTX đã nỗ lực gắn hoạt động với quá trình tổ chức sản xuất và thực hiện các chương trình, dự án trong nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả, từng bước thay đổi cách làm, thích ứng dần với cơ chế thị trường, vươn lên tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất của kinh tế hộ nông dân.

Với tình hình sản xuất và kinh doanh như trên, kết quả hoạt động của các HTX NN của huyện Hoài Đức qua các năm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8: Doanh thu của các HTX NN ở huyện Hoài Đức qua các năm 2017, 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Số lƣợng HTX Tổng doanh thu Doanh thu bình quân một HTX

Năm 2017 40 252.000 6.300

Năm 2018 39 253.000 6.500

Nguồn: Báo cáo số 507/BC-UBND ngày 06/12/2018 của UBND huyện Hoài Đức

Qua số liệu tại bảng 3.8 cho thấy, tổng doanh thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ tăng từ 252.000 triệu đồng năm 2017 lên 253.000 triệu đồng năm 2018; tốc độ tăng bình quân là 0,59%/năm. Tổng doanh thu tăng từ các hoạt động dịch vụ làm đất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ thực vật, thú ý. Doanh thu bình quân một HTX/năm cũng có sự gia tăng theo từng năm. Cụ thể: tăng từ 6.300 triệu đồng (năm 2017) lên 6.500 triệu đồng (năm 2018). Số liệu, học viên thu thập được qua cuộc khảo sát cho thấy, HTX NN có lợi nhuận trên 7.000 triệu đồng chính là HTX NN Minh Khai. Đây là HTX NN cung cấp rất nhiều dịch vụ từ đầu vào đến đầu ra đạt quả cao hiệu cho các hộ xã viên. Doanh thu của HTX NN Minh Khai trung bình một năm trên 7,3 tỷ đồng. Đây là mô hình HTX NN làm ăn hiệu quả nhất của huyện Hoài Đức. Hai HTX NN khác của huyện có mức doanh thu tương đối cao là HTX NN Vân Côn (6.966,25 triệu đồng) và HTX NN Lại Yên (6.961 triệu đồng). Qua thực tế, học viên nhận thấy những HTX NN có doanh thu cao là những HTX có nguồn thu từ nhiều hoạt động dịch vụ mà HTX cung cấp với chất lượng các dịch vụ không ngừng được nâng cao, giá cả hợp lý đã tạo cho xã viên sự tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của HTX cung cấp, chính điều này đã tạo ra sự ổn định về doanh thu.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX NN:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX NN được thể hiện bằng hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả xã hội thể hiện ở trình độ phục vụ cho kinh tế hộ xã viên phát triển. Còn hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ kinh doanh của

HTX. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX NN như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu dưới đây:

+ Số lượng dịch vụ mà mỗi HTX làm được

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng dịch vụ trực tiếp mà mỗi HTX làm được nhằm phục vụ cho kinh tế hộ phát triển. Mục tiêu hoạt động của HTX NN trước hết phải thực hiện được nhiều và có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, sau đó mới đến hiệu quả kinh tế. Các HTX NN tùy vào điều kiện của mình về lao động, về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý, các chủ trương chính sách của Nhà nước và các đối thủ cạnh tranh để quyết định thực hiện loại dịch vụ gì, qui mô như thế nào.

Hiện nay, trong toàn huyện Hoài Đức nói chung và các HTX NN được khảo sát nói riêng, số lượng hoạt động dịch vụ nông nghiệp mới chỉ dừng lại cao nhất ở 7 hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên so với những năm trở về trước, số lượng các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng được tăng lên.

Bảng 3.9: Hoạt động dịch vụ của 10 HTX NN khảo sát ở huyện Hoài Đức

Loại dịch vụ Năm 2018 Số HTX NN thực hiện Tỷ lệ (%) 1. Dịch vụ thủy nông 10 100 2. Dịch vụ bảo vệ thực vật 7 70 3. Dịch vụ cung ứng vật tư 3 30 4. Dịch vụ làm đất 3 30 5. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 4 40 6. Dịch vụ thú y 3 30 7. Dịch vụ tín dụng 3 30

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn khảo sát của học viên

Số liệu tại bảng 3.9 cho thấy các dịch vụ mà 10 HTX NN tham gia cung cấp cho các hộ thành viên nhiều nhất là dịch vụ thủy nông cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ cung ứng vật tư, thủy lợi và tiêu thụ sản phẩm cũng là những dịch vụ mà các hộ thành viên rất cần và HTX đã làm rất hiệu quả. Thực

tế, học viên nhận thấy những HTX nào mà có thể cung cấp nhiều dịch vụ thì thường là những HTX hoạt động mạnh, phục vụ tốt cho kinh tế hộ phát triển, ví dụ như HTX NN Minh Khai, HTX NN Vân Cao,… Tuy nhiên, các HTX cũng cần chú trọng thực hiện tốt với quy mô lớn một số dịch vụ có lợi thế, các dịch vụ còn lại nên làm với quy mô nhỏ hơn nhằm mục đích tạo ra đối trọng với các thành phần khác cùng thực hiện dịch vụ, để các thành phần này nâng cao chất lượng phục vụ.

Cụ thể, theo số liệu tại bảng 3.11 cho thấy hiện nay số lượng 10 HTX NN thực hiện cung ứng dịch vụ thủy nông không thay đổi (có 100% số HTX NN khảo sát đều thực hiện cung cấp dịch vụ thủy nông); Các dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ tín dụng chủ yếu được thực hiện ở hầu hết các HTX NN làm ăn khá, chỉ có 3 HTX NN làm ăn trung bình là thực hiện các loại hình dịch vụ này. Nguyên nhân là do các HTX NN này có điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý tổ chức tốt công việc.

Như vậy, các dịch vụ phục vụ nông nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: thủy lợi, bảo vệ thực vật, cung ứng giống, tiêu thụ sản phẩm và làm đất. Các dịch vụ này được nhiều HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức thực hiện khá ổn định qua các năm.

+ Mức độ đáp ứng nhu cầu thành viên của mỗi dịch vụ:

Mỗi HTX không những cố gắng làm được nhiều dịch vụ mà còn phải phục vụ đến mức cao nhất nhu cầu của xã viên đối với từng loại dịch vụ. Đây là chức năng tự thân của HTX NN làm dịch vụ vì sự phát triển của kinh tế hộ. Qua số liệu thu thập được, trong 10 HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức về mức độ đáp ứng nhu cầu thành viên của mỗi loại dịch vụ có được bảng sau:

Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng nhu cầu thanh viên của các dịch vụ trong năm 2018

STT Loại dịch vụ Mức độ đáp ứng (%)

1 Thủy nông 100

2 Cung ứng vật tư 30

3 Tiêu thụ sản phẩm 40

4 Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y 30

5 Làm đất 30

Nguồn: Điều tra và tính toán của học viên

Qua số liệu điều tra khảo sát với 10 HTX NN ở huyện Hoài Đức cho thấy các dịch vụ thủy nông luôn đáp ứng 100% các HTX đều sử dụng dịch vụ này, ngoài ra các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm đáp ứng 40% và các dịch vụ khác như cung ứng vật tư, dịch vụ thức ăn chăn nuôi, thú ý và làm đất đáp ứng 30% nhu cầu của hộ thành viên. Nhìn chung các loại dịch vụ này HTX thực hiện khá tốt bởi thị trường hiện diện rất rõ ràng, HTX gần như chẳng phải mất công sức, trí tuệ để tìm hiểu. Thị trường đó là hộ xã viên và các hộ nông dân.

Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có mức độ phục vụ là 40%. Bởi vì, HTX gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Nguyên nhân là do HTX thiếu thông tin, quan hệ chưa rộng, trình độ kinh doanh chưa cao,… Một số đối tượng tham gia buôn bán chưa hoàn toàn tin tưởng vào HTX.

+ Tình hình thu nhập bình quân và vốn góp bình quân tại các HTX NN ở huyện Hoài Đức thời gian qua:

Vốn của HTX được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, như từ vốn góp của thành viên, từ tích lũy, từ vay mượn,… Trong đó vốn góp của thành viên là quan trọng nhất. Khi tham gia HTX, một trong những kỳ vọng của hộ nông dân là được chia lãi trên 1.000 đồng vốn góp ngày càng cao. Đây cũng giống như là sự kỳ vọng của cổ đông về cổ tức khi tham gia công ty cổ phần. Tuy vậy, do giá trị một cổ phần được quy định ở các HTX NN không giống nhau, nên điều hợp lý là phải tính “cổ tức bình quân cho 1.000 đồng vốn góp”, thay vì “cổ tức” bình

quân cho một cổ phần. Chỉ tiêu này phản ánh cứ trên 1.000 đồng vốn góp của thành viên thì bình quân trong năm được chia bao nhiêu đồng lãi. Kết quả tính ra càng lớn, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của HTX NN càng cao và ngược lại. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.11: Tình hình thu nhập và vốn góp bình quân trong HTX NN ở huyện Hoài Đức qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018

Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên

trong HTX (triệu đồng/người/tháng) 1,44 1,37

Vốn góp bình quân/thành viên (nghìn đồng/thành viên) 1.222 1.216 1)

Nguồn: Báo cáo số 507/BC-UBND ngày 06/12/2018 và Báo cáo số 146/BC-UBND ngày 04/5/2018 của UBND huyện Hoài Đức

Qua bảng trên cho thấy thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX của huyện Hoài Đức là rất thấp, năm 2017 là 1,44 triệu đồng, năm 2018 giảm xuống còn 1,37 triệu đồng; đồng thời vốn góp bình quân/thành viên của các HTX NN trên địa bàn huyện cũng không cao, năm 2017 chỉ có vốn góp bình quân/thành viên là 1.222 nghìn đồng và giảm nhẹ xuống còn 1.216 nghìn đồng. Các kết quả này thể hiện sự không hiệu quả trong các hoạt động dịch vụ của các HTX NN ở huyện Hoài Đức thời gian qua.

Mặt khác, điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX NN của huyện không ổn định, và việc sử dụng vốn chưa hiệu quả. Sở dĩ có thực trạng này là do quy mô hoạt động của HTX NN không mở rộng, chưa thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, hoạt động chủ yếu của các HTX NN hiện này là tổ chức hoạt động dịch vụ, thu nhập từ các hoạt động này rất thấp, thậm chí thua lỗ (ví dụ như HTX NN An Khánh, HTX NN Dương Liễu), nếu HTX NN tăng giá dịch vụ để có thu nhập cao, tăng tích lũy thì xã viên không chấp nhận và nhiệm vụ HTX chủ yếu phục vụ lợi ích xã viên không hoàn thành.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ giữa các HTX NN không đều. Bên cạnh các HTX có hiệu quả sản xuất kinh doanh khả quan thì vẫn còn một số HTX hoạt động cầm chừng, thậm chí còn bị lỗ. Những HTX yếu kém thường chỉ phục vụ 1 đến 3 khâu dịch vụ cho xã viên, phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng, tính khả thi không cao, vốn nhỏ nhưng chủ yếu là giá trị tài sản cố định và bị xã viên chiếm dụng. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh để tăng tích lũy cho HTX đang là thách thức lớn đối với các HTX NN trên địa bàn huyện Hoài Đức thời gian qua.

3.3. Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tới hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2018 qua kết quả điều tra

Để có cơ sở đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức thời gian qua, học viên tiến hành lấy phiếu điều tra đối với 100 xã viên (cả cán bộ quản lý HTX và người lao động) trên một số yếu tố chính như: Trình độ quản lý của cán bộ HTX, nguồn vốn, số lượng các dịch vụ, chủ trương chính sách của Nhà nước, cơ sở hạ tầng của vùng, điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật,…

3.3.1. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan

- Yếu tố tác động thứ nhất là trình độ của cán bộ quản lý ở các HTN NN có tác động rất lớn đến hoạt động của HTX, có đến 38% người được hỏi đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng; 46% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng trung bình và chỉ có 3% đánh giá ít ảnh hưởng; 6% đánh giá không ảnh hưởng. Do đó, nắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)