2.4.1. Phương pháp so sánh
Là đối chiếu các con số, chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá quá trình phát triển của hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Techcombank từ năm 2012 đến hết năm 2014.
- Biểu hiện bằng số: Số tuyệt đối hay số phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh với nhiệm vụ kế hoạch như: kế hoạch về cho vay khách hàng, tổng huy động khách hàng, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, lợi nhuận...
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau, cụ thể là số liệu các năm từ 2012 đến hết năm 2014.
+ So sánh các đối tượng tương tự như dư nợ tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn với cá nhân, số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn với số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân.
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
Sử du ̣ng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài đ ể so sánh kết quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Techcombank giữa các năm, các thời kỳ, hoă ̣c cơ cấu của hoạt động này trong các hoạt động khác của ngân hàng.
2.4.2. Phương pháp mô tả thống kê
Phương pháp này thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. Qua đó để có thể mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế
xã hội. Sử du ̣ng phương pháp này tro ng nghiên cứu đề tài để mô t ả quá trình hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của Techcombank.
2.4.3. Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp biểu diễn các chỉ tiêu tài chính thông qua các loại biểu đồ, đồ thị. Từ việc nhìn nhận trực quan hình dáng đồ thị đường thẳng hoặc đồ thị hình cột,… có thể đánh giá xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Hoặc có thể đánh giá tỷ trọng các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu tổng thể có hợp lý hay không thông qua việc nhìn nhận đồ thị hình tròn.
Bài luận văn có sử dụng phương pháp đồ thị đường thẳng và đồ thị cột trong việc mô tả biểu diễn sự thay đổi của các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động khách hàng, cho vay khách hàng, lợi nhuận trước thuế, tổng thu nhập hoạt động thuần,… của ngân hàng qua các thời kỳ hoặc các thời điểm. Từ đó cho người đọc cái nhìn tổng quan về xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu này.