4.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
4.2.2. Vận dụng linh hoạt lãi suất và cơ chế bảo đảm tiền vay
Các doanh nghiệp lớn thường là các khách hàng lớn của ngân hàng. Các doanh nghiệp này thường vay các khoản tiền lớn và ngân hàng thu được rất nhiều lợi nhuận từ nhóm đối tượng này. Các doanh nghiệp lớn thường là bạn hàng lâu năm và uy tín của ngân hàng nên các ngân hàng thường có những ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nàycó những thuận lợi hơn trong việc đi vay.
Việc cho phép áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của NHNN mở ra một cơ hội lớn cho NHTM thu hút khách hàng nhờ vào chính sách lãi suất của mình. Đối với Techcombank cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên ngân hàng chưa thực sự tận dụng được cơ hội này. Các khách hàng vẫn được áp dụng các mức lãi suất đã được chỉ định trước từ cấp trên mà không dựa trên khả năng sinh lợi thực tế từ khách hàng. Sự phân biệt đối xử giữa các khách hàng còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này ngân hàng cần chủ động cho phép các cán bộ tín dụng đề
nghị mức lãi suất cho vay dựa trên cơ sở thẩm định của mình. Ngân hàng nên áp dụng nhiều phương pháp tính lãi suất cho vay khác nhau để tạo ra linh hoạt trong hoạt động tín dụng và tạo ra sự khác biệt giữa các khách hàng.
Bên cạnh sự linh hoạt về lãi suất đối với khách hàng, ngân hàng cần có sự linh hoạt trong việc yêu cần khách hàng đưa ra các tài sản thế chấp cho món vay. Đối với tài sản thế chấp, để đảm bảo an toàn, ngân hàng cần tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
- Giấy tờ sở hữu tài sản: đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp đưa ra bằng chứng về quyền sử dụng tài sản làm tài sản thế chấp trong các món vay, tránh tình trạng tài sản thế chấp không thuộc phạm vi sử dụng của doanh nghiệp.
- Khả năng phát mại tài sản (tính thanh khoản của tài sản): tài sản đó phải bán được trên thị trường và bán một cách hợp pháp thông qua các hình thức thanh lý theo quy định của pháp luật. Tài sản đảm bảo phải được bảo hiểm đầy đủ.
- Giá trị tài sản thế chấp: đây là vấn đề rất quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô món vay. Trước đây việc định giá không phải do khách hàng hay ngân hàng đảm trách mà giá trị tài sản được tính theo giá chung của nhà nước, nhất là các tài sản là quyền sử dụng đất. Khi nghị định 85 ra đời đã mở ra một hướng đi mới và giải quyết phần nào bất cập trong vấn đề định giá đó là cho phép ngân hàng và khách hàng cùng nhau thương lượng để tìm ra một giá trị hợp lý đối với cả hai bên. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các cán bộ của ngân hàng phải am hiểu về nhiều lĩnh vực, nhiều tài sản để không bị rơi vào tình trạng thiếu thông tin và mắc lừa khách hàng.
Mặt khác, dựa trên hiệu quả hoạt động, uy tín, quan hệ lâu năm của khách hàng đối với ngân hàng mà ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp đảm bảo khác nhau: có thể cho vay không cần thế chấp bằng tài sản, hoặc tài sản đảm bảo chỉ cần đủ thế chấp một phần món vay. Đối với từng loại tài sản đảm bảo, ngân hàng cũng cần có sự đối xử thích hợp: nếu tài sản có tính thanh khoản cao thì có thể cho vay
một tỷ lệ lớn hơn trên giá trị tài sản đảm bảo, nếu tài sản đảm bảo là trái phiếu tín phiếu của Chính phủ hoặc ngân hàng thì có thể ưu đãi về lãi suất…
4.2.3. Tăng cường hoạt động huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng Doanh nghiệp lớn
Đối với ngân hàng, tiền gửi là nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn vốn có lãi suất thấp và có vai trò quan trọng. Nguồn tiền gửi này thường là số dư trên các tài khoản thanh toán, tài khoản vãng lai, tài khỏan thu hộ, chi hộ, tiền ký quỹ… Đặc điểm nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn vốn có thời hạn ngắn và thường xuyên biến động nên càng thu hút được tiền gửi của nhiều doanh nghiệp thì sẽ tạo ra độ ngưng đọng vốn càng lớn và hạn chế được sự bất ổn định.
Huy động vốn giúp NHTM thiết lập và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với khách hàng, đảm bảo cùng tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng trên thị trường giúp các doanh nghiệp nhận được nhiều loại sản phẩm ngân hàng trong huy động vốn từ đó tạo thói quen giao dịch với NHTM. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu khách hàng càng cao đòi hỏi ngân hàng phải tạo ra các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và nhiều tiện ích.
Nguồn vốn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng khi có nguồn vốn đáp ứng đủ cho nhu cầu tín dụng của các khách hàng.