Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang (Trang 39 - 40)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4 Phƣơng pháp phân tích

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế: đƣợc sử dụng để phân tích số liệu kết hợp với phƣơng pháp so sánh nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Cụ thể, qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số

tƣơng đối, số bình quân, tốc độ phát triển,... đƣa ra những kết luận về những kết quả, thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại, khó khăn trong quá trình phát triển của từng loại hình HTX, tác động của việc phát triển các loại hình hợp tác trong vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển,…và những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp phù hợp, có căn cứ khoa học.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: thông qua số liệu thống kê mô tả tình hình phát triển một số loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang.

- Phƣơng pháp so sánh: so sánh kết quả của các thời kỳ, hiệu quả hoạt động của các loại hình HTX

- Phƣơng pháp phân tích SWOT và phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với sự tham gia phân tích và đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, xã viên và ngƣời lao động thông qua quá trình gặp gỡ trao đổi và phỏng vấn. Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm đƣa ra cách nhìn nhiều chiều từ nhiều đối tƣợng khác nhau, từ đó có sự so sánh và lựa chọn phân tích đúng trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)