- Về mặt số lƣợng HTX, dự báo tốc độ tăng trƣởng đạt 5%/năm, đến năm 2015 số HTX trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 811 HTX, đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 861 HTX.
- Về số xã viên, dự báo năm 2015 toàn tỉnh sẽ có khoảng 3.974 xã viên và đến 2020 sẽ có khoảng 8.093 lao động, bình quân đạt mỗi HTX có 9,4 lao động/01 HTX.
- Dự báo số tổ hợp tác thành lập mới trong giai đoạn 2012-2015 mỗi năm tăng thêm khoảng từ 80-100 tổ, số thành viên bình quân/tổ khoảng từ 9-10 thành viên/tổ.
Bảng 4.3 Dự báo phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang Giai đoạn 2012-2020 Giai đoạn 2012-2020 2010 2011 2012 2013 2015 2020 1. Tổng số HTX 624 699 740 771 811 861 Trong đó: - Số HTX thành lập mới 75 75 35 37 40 50
- Tổng số xã viên 3.769 4.018 4.001 3.986 3.974 4.047 - Số xã viên bình quân/HTX 6,04 5,74 5,45 5,17 4,9 4,5 - Số xã viên thu hút mới bình
quân/HTX 8 10 10 12 12 15 - Tổng số lao động thƣờng xuyên trong HTX 4.244 5.058 5.578 6.245 6.974 8.093 - Lao động thƣờng xuyên bình quân/HTX 6,8 7,2 7,6 8,1 8,6 9,4 2. Số tổ hợp tác thành lập mới 50 50 80 100 100 100 - Số thành viên bình quân/tổ 7 8 8 9 9 10 - Số thành viên thu hút mới 350 400 640 900 900 1.000
3. Số Liên hiệp HTX thành lập
mới LH 1 1 2 3 4
Tổng số lao động thƣờng xuyên
trong 01 Liên hiệp HTX Ngƣời 80 120 200 300
Nguồn: Tính toán của đề tài
Dự báo đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh sẽ có 4 Liên hiệp HTX, thu hút khoảng 300 lao động (bảng 4.3)
4.3. Các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 4.3.1. Phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị 4.3.1. Phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh
Trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi mỗi HTX phải tự mình tái cấu trúc lại: về mặt tổ chức phải gọn nhẹ, nhanh nhậy, linh hoạt; về phƣơng thức tổ chức sản xuất - kinh doanh phải chấp nhận cạnh tranh với tổ chức thuộc các thành phần kinh té khác. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động từng HTX phải lựa chọn phƣơng án đầu tƣ thận trọng, tổ chức sản xuất - kinh doanh một cách bài bản để đạt hiệu quả nhất; phải tạo dựng thƣơng hiệu và tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu không chỉ của xã viên HTX, không khép kín trong nội bộ thành viên HTX mà còn để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trƣờng trong và ngoài tỉnh, sản xuất- kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng và theo tín hiệu của thị trƣờng.
Về phƣơng thức, HTX có thể tổ chức mua chung đầu vào cho các thành viên hoặc tổ chức trực tiếp sản xuất đầu vào hoặc tiêu thu chung cho thành viên, hoặc sơ chế/chế biến trƣớc khi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ do hộ thành viên sản xuất. Nói cách khác, HTX đƣợc tổ chức sản xuất-kinh doanh tƣơng tự nhƣ doanh nghiệp, nhưng có sự khác biệt cơ bản là thị trường phục vụ của HTX luôn xác định, đó chính là cộng đồng thành viên - người sở hữu của mình để không xa rời bản chất của HTX.
HTX phải coi vấn đề khai thác và phát triển thị trƣờng là sự sống còn, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, giao thƣơng hàng hóa là giải pháp để nâng cao doanh số và lợi nhuận, xúc tiến thƣơng mại và xây dựng thƣơng hiệu phải tạo sự đậm nét đối với ngƣời tiêu dùng đó mới là phƣơng thức kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế cạnh tranh.
Phát triển thị trƣờng cả trong và ngoài tỉnh đặc biệt là phát triển trao đổi thƣơng mại giữa Hà Giang và Vân Nam Trung Quốc, phải nâng tầm hoạt động cửa khẩu Thanh Thủy, hiện nay khả năng khai thác cửa khẩu này rất hạn chế.
Để mở rộng thị trƣờng, thì giải pháp quan trọng hàng đầu đối với các loại hình HTX là biết cách phát huy kinh tế cửa khẩu. Muốn mở rộng khai thác thị trƣờng các cửa khẩu, các HTX cần năng động, đầu tƣ đổi mới tƣ duy sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều mặt hàng phong phú, độc đáo, có sức cạnh tranh so với hàng hóa của Trung Quốc. Các HTX phải đặc biệt quan tâm và nhanh chóng mở rộng khai thác thị trƣờng tại chợ biên giới và từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng bằng uy tín và chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của chính mình.
Bên cạnh đầu tƣ vào sản xuất những hàng hóa để chiếm lĩnh thị trƣờng tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các HTX rất cần thúc đẩy giao lƣu buôn bán hàng hóa với Vân Nam Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu khác nhƣ: Lũng Làn - Pở Tú, Săm Pun - Điền Bồng, Phố Bảng - Đổng Cán,...
Phát triển giao lƣu kinh tế cửa khẩu với Châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam Trung Quốc sẽ mở rộng đƣợc thị trƣờng, và từ đó sẽ hình thành một số mặt hàng xuất khẩu của một số huyện, thị của Hà Giang, trong đó hƣớng vào các sản phẩm nhƣ: chè, cam, vật liệu xây dựng, khoáng sản.... Trên cơ sở đó góp phần đƣa kim ngạch xuất + nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh đạt 700 triệu USD vào năm 2015 và 1.500 triệu USD vào năm 2020, trong đó xuất nhập khẩu hàng hóa của các HTX chiếm khoảng 5%-6%/ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu của toàn tỉnh.
Phát triển thị trƣờng đặc biệt là thị trƣờng biên giới có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đối với nhiều loại hình HTX của Hà Giang. Đa dạng hóa thị trƣờng cũng đồng nghĩa với việc hình thành ngày một nhanh của nền sản xuất hàng hóa cả lĩnh vực công nghiệp lẫn nông, lâm nghiệp.
4.3.2. Các nhóm giải pháp phát triển các loại hình HTX phân theo lĩnh vực kinh tế
4.3.2.1. Đối với HTX trong lĩnh vực nông nghiệp & lâm nghiệp
Tiếp tục củng cố các HTX nông nghiệp trên cơ sở tập trung làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ cung ứng vật tƣ, phân bón, giống, vật nuôi, cây trồng... Đồng thời phải coi việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến thƣơng mại là vô cùng quan trọng đối với các HTX nông nghiệp ở Hà Giang.
Mặt khác, trong điều kiện mới khi Cao nguyên đá Đồng văn là một di sản, các HTX nông nghiệp phải biết tận dụng thời cơ này để phát triển đa dạng các hoạt động của mình, vừa sản xuất kinh doanh nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống, vừa nhân cấy và phát triển làng nghề mới, vừa gia công các sản phẩm TTCN mà địa phƣơng có tiềm năng.
Ƣu tiên hỗ trợ phát triển thật mạnh các HTX tại các xã là điểm nông thôn mới của tỉnh. nhằm tạo tiền đề cho việc hình thành một số HTX điển hình sau này để nhân rộng.
Để các HTX nông nghiệp của Hà Giang phát triển vững mạnh và nâng cao đƣợc hiệu quả thì giải pháp quan trọng hàng đầu đối với các HTX là:
- Tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản cho nông dân;
- Quy hoạch và hƣớng dẫn nông dân tổ chức sản xuất những loại nông sản hàng hóa có hiệu quả;
- Cung ứng các dịch vụ đầu vào, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tạo hiệu quả cao trên đợn vị diện tích canh tác.
- Tổ chức xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu nông sản; - Nâng cao thu nhập cho xã viên và nông dân trên địa bàn;
- Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, quỹ phát triển và đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho xã viên.
Để HTX nông nghiệp phát triển trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đáp ứng quyền lợi của xã viên và thu hút ngày càng nhiều nông dân tham gia HTX, thì một giải pháp có ý nghĩa quyết định là: Đổi mới mạnh mẽ nội dung hoạt động của HTX nông nghiệp từ điều hành trực tiếp sản xuất sang thực hiện dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho xã viên(trong đó nhấn mạnh 5 khâu: giống cây trồng, vật nuôi - làm đất- phân bón, thức ăn gia súc- bảo vệ thực vật, thú y- cung ứng vật tƣ đầu vào và tổ chức tiêu thụ sản phẩm đầu ra có hiệu quả kinh tế cao). Làm đƣợc nhƣ vậy, HTX nông nghiệp sẽ thực sự là một trong các hình thức tổ chức sản xuất nông sản có hiệu quả trong điều kiện Hà Giang hạn chế về đất canh tác, tƣới tiêu khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, dung lƣợng thị trƣờng tiêu thụ nông sản nội địa không lớn.
Cũng cần nhấn mạnh rằng: sản xuất lớn phải tích tụ ruộng đất, mà HTX là hình thức tích tụ ruộng đất tôt nhất. Tuy nhiên, việc tích tụ ruộng đất nông nghiệp ở địa bàn Hà Giang là khó khăn vì diện tích trồng lúa của tỉnh ít nên để có một cánh đồng mẫu lớn để cơ giới hóa nông nghiệp theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Hà Giang là khó khăn.
Việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng, quá trình đô thị hóa...đang thu hẹp diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp. Do vậy, giải pháp quan trọng đối với HTX nông nghiệp là nâng cao hiệu quả trên từng đơn vị diện tích, trên cơ sở mạnh dạn đổi mới mô hình sản xuất, áp dụng công nghệ cao để tạo ra những mô hình mới.
Các HTX nên hƣớng tới phát triển một số nông sản có thƣơng hiệu: chè San Tuyết, cây Cải dầu, phát triển kinh tế vƣờn rừng theo hƣớng bền vững, phát triển cây dƣợc liệu mang tính chiến lƣợc hình thành các vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, không chỉ tạo công ăn việc làm, hình thành đa dạng các mô hình kinh tế hợp tác.
Đặc điểm riêng đối với Hà Giang là thiếu nƣớc sinh hoạt một cách thƣờng xuyên, nghiêm trọng nên đối với các HTX tại vùng núi đá cao cần đảm bảo nguồn nƣớc thông qua việc xây dựng các hồ treo chứa nƣớc.
4.3.2.2. Đối với HTX trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Phải có cách nhìn nhận mới, bởi chính các vùng xa xôi hẻo lánh lại là nơi mang tới cho các HTX những năng lực nhất định trong việc vận dụng những lợi thế từ sinh thái, nguồn lao động dôi dƣ và văn hóa ở những vùng này. Đó là giá cả nhân công còn
tƣơng đối rẻ, việc thuê mƣớn lao động dễ dàng không khó khăn nhƣ các khu công nghiệp và các vùng có làng nghề phát triển. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động này có một hạn chế là không đƣợc đào tạo, sự am hiểu về kinh tế thị trƣờng còn nhiều hạn chế. Nhƣ vậy, cần phải phát triển nhanh và mạnh mô hình HTX tiểu thủ công nghiệp sản xuất phân tán.
Trong mô hình này quá trình sản xuất các sản phẩm đƣợc diễn ra trong từng hộ gia đình. Các HTX là chủ thể của quá trình sản xuất theo trình độ tay nghề của lao động gia đình. Vai trò của HTX nhƣ là ngƣời trung gian tìm kiếm các hợp đồng và chia sẻ hợp đồng theo năng lực sản xuất của các hộ gia đình. Với các hợp đồng, HTX là ngƣời thu mua và tiêu thụ. Ngoài các hợp đồng sản xuất, hộ gia đình có thể tự tiêu thụ trên thị trƣờng. HTX cũng có thể tìm nguồn đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh, các hộ gia đình phải nộp phí dịch vụ.
Hình thức tổ chức HTX này rất phù hợp với các thôn, bản có nghề truyền thống, thực hiện tổ chức sản xuất trong các hộ gia đình nhƣ là những dây truyền sản xuất để hình thành một sản phẩm độc lập. HTX vừa sản xuất phân tán tại các gia đình xã viên, vừa có những bộ phận sản xuất tập trung. Cũng có HTX vẫn tổ chức sản xuất tập trung ở những việc giống nhƣ xã viên làm tại nhà, nhƣng bố chí chuyên môn hóa theo từng phần việc nhƣ trong các nghề: dệt, chế biến lâm sản.... Ngoài phần sản xuất tập trung tại HTX, xã viên vẫn nhận việc về làm tại gia đình theo các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật của HTX. Xã viên là cá nhân, nhƣng họ vẫn huy động đƣợc nhân lực trong gia đình tham gia sản xuất. Phần lớn nguyên liệu do HTX cung cấp và thu lại sản phẩm tƣơng ứng. HTX có thể thuê thêm lao động làm tại cơ sở sản xuất tập trung, và có thể đặt gia công thêm tại các hộ sản xuất không phải là xã viên. Hình thức HTX này rất thích hợp với các thôn, bản có nghề thủ công, nó giúp rất dắc lực cho hoạt động sản xuất của các hộ xã viên phát triển. Nó tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất tại các HTX và sản xuất tại các hộ xã viên; HTX quan tâm nhiều hơn tới vấn đề đào tạo tay nghề cho xã viên. Hƣớng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Nó kết hợp đƣợc yêu cầu tiêu chuẩn hóa sản phẩm với sự sáng tạo phong phú theo truyền thống gia đình của xã viên, do đó tạo điều kiện cho nghề thủ công phát triển mạnh hơn. Nó tạo ra sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa xã viên với HTX; sự quan tâm và đóng góp của xã viên với HTX nhiều hơn, tích cực hơn; HTX cũng có điều kiện phát triển và chăm sóc đời sống xã viên chu đáo hơn.
Bên cạnh đó, cần phát triển nhanh, mạnh các hình thức liên kết trong sản xuất của các làng nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới. Phấn đấu đến năm 2020 bình quân mỗi huyện ít nhất phải có từ 2-3 làng nghề; giá trị sản xuất của các HTX tiểu thủ công nghiệp phấn đấu đạt khoảng 16 - 17% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Muốn phát triển nhanh và mạnh mô hình HTX tiểu thủ công nghiệp sản xuất phân tán thì điều quan trọng bậc nhất là củng cố làng nghề truyền thống, cụ thể cần củng cố các làng nghề truyền thống sau:
- Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre, giang đan - Làng nghề sản xuất rƣợu thóc, ngô
- Làng nghề dệt thổ cẩm
- Làng có nghề trồng và chế biến nấm - Làng nghề làm chổi chít
- Làng có nghề đan cót
Việc khôi phục và hình thành một số làng nghề truyền thống đi đôi với việc nhân cấy các làng nghề mới sẽ là nhân tố kích thích sự phát triển nhanh, mạnh các loại hình kinh tế HT & HTX.
4.3.2.3.Đối với HTX trong lĩnh vực thương mại.
Trong điều kiện có tới trên 80% HTX quy mô nhỏ, vốn ít dƣới 100 triệu đồng; khoảng 15% HTX có quy mô vốn trung bình từ 100 triệu đồng đến dƣới 500 triệu đồng, cùng với đó là tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng ngày càng khó khăn. Với điều kiện đó, nếu lựa chọn phát triển HTX theo chiều rộng nhƣ hiện nay thì chắc chắn rất khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác nhất là tiểu thƣơng và hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh.
Trong thời gian tới, con đƣờng có thể lựa chọn để nâng cao đƣợc hiệu quả, nâng cao đƣợc sức cạnh tranh và có thể tạo ra sự đột phá đối với các HTX thƣơng mại ở Hà Giang là: (1) tái cấu trúc lại hệ thống này để sớm hình thành một Liên hiệp HTX thƣơng mại dịch vụ có quy mô vốn đủ lớn, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu “ Hà Giang coop”, (2) kiến nghị với UBND tỉnh cho phép xây dựng một số “ siêu thị mi ni” trực thuộc Liên hiệp HTX thƣơng mại dịch vụ với phƣơng thức hoạt động văn minh,