.7 Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của khu vực HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang (Trang 67)

Giai đoạn Nguồn vốn (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng)

Tỷ suất lợi nhuận % Trên vốn Trên doanh

thu

2006 70.961 34.125 1.387 1,95 4,06 2010 411.948 175.059 31.108 5,12 12,06 2012 663.588 338461 27.252 4,1 8,05

Nguồn: Niên giám thống kế Hà Giang năm 2010 và 2012.

đồng, tăng gần 10 lần so với năm 2006. Đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu là 2 chỉ tiêu quan trong nhất khi đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2006 chỉ đạt 1,95% nhƣng đến năm 2010 tăng lên 5,12% và đến năm 2012 có giảm những vẫn đạt 4,1 %. Tƣơng tự tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 4,06% năm 2006 lên 12,06% vào năm 2012 và giảm còn 8,05 % vào năm 2012 (bảng 3.6). Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 các chỉ số có xu hƣớng giảm do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX ở giai đoạn này thấp nguyên nhân chủ yếu là giai đoạn từ 2010-2012 bị ảnh hƣởng do suy giảm kinh tế chung toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam cũng bị suy giảm theo đã ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX.

So với các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2012, thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX đạt cao hơn, điều này thể hiện qua các tiêu chí: tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt khá cao. Những tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của doanh nghiệp tƣ nhân đều thấp hơn so với các HTX. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Hà Giang trong năm 2006 tỷ suất

lợi nhuận trên vốn khối doanh nghiệp tƣ nhân đạt 0,41% trong khi của khu vực HTX đạt 1,95%; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Doanh nghiệp tƣ nhân năm 2006 chỉ đạt 0,91% trong khi đó khu vực HTX đạt 4,06%. Đến năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên vốn khối doanh nghiệp tƣ nhân đạt 2,05% trong khi của khu vực HTX đạt 4,1%; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Doanh nghiệp tƣ nhân năm 2006 chỉ đạt 1,24% trong khi đó khu vực HTX đạt 8,05%.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực HTX theo từng lĩnh vực:

Số liệu trong bảng 3.8 cho thấy quy mô lao động bình quân của HTX còn rất nhỏ, bình quân mỗi HTX đạt 6,4 lao động. Tuy nhiên tổng số vốn hoạt động trong các HTX là tƣơng đối lớn bình quân đạt 1,073 tỷ đồng, doanh thu bình quân trong năm 2011và 2012 chỉ đạt lần lƣợt là 710,9 triệu và 808,3 triệu đồng, nhóm loại hình HTX có doanh thu bình quân đạt cao nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, doanh thu bình quân của HTX giao thông vận tải đạt tới 2.117 triệu đồng gấp 2,6 lần so với doanh thu bình quân chung toàn tỉnh, tiếp đến là nhóm HTX hoạt động trong lĩnh vực CN- TTCN và thƣơng mại tổng hợp, thấp nhất là nhóm HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có doanh thu bình quân thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh. Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo từng lĩnh vực, qua biểu trên nhận thấy nhóm HTX hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải có hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao nhất đạt gấp 2 lần so với mặt bằng chung của các HTX trong toàn tỉnh và đạt cao hơn rất nhiều so với khu vực doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh, tiếp đó là nhóm HTX hoạt động trong lĩnh vực CN-TTN, thƣơng mại tổng hợp và nông nghiệp, nhóm HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thấp nhất, nguyên nhân là do các HTX trong lĩnh vực này chủ yếu là thi công các công trình xây dựng dân dụng và các công trình có nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên trong giai đoạn này do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nguồn vốn đầu tƣ công bị hạn chế, bên cạnh đó nhu cầu xây dựng của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh ở giai đoạn này bị chững lại dẫn đến hiệu quả xản xuất kinh doanh của các HTX xây dựng bị ảnh hƣởng, đây cũng là nguyên nhân khách quan chung tác động đến kết quả kinh doanh của các HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Bảng 3.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX theo từng lĩnh vực

Loại hình Tổng số HTX đƣợc điều tra Số xã viên bình quâ n Số lao động bình quân Số vốn điều lệ bình quân (triệu đồng) Tổng vốn hoạt động bình quân (triệu đồng) Doanh thu bình quân (triệu đồng) Lợi nhuận bình quân (triệu đồng) Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu bình quân (%) Tỷ suất lợi nhuận/nguồn vốn bình quân (%) Lƣơng bình quân của cán bộ quản lý (triệu đồng) Lƣơng bình quân của ngƣời lao động (triệu đồng) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Nông nghiệp 172 10.5 5,2 351,0 469,7 354,0 451,6 34,26 44,04 9.68 9.75 7.29 9.38 0,9 0,9 1,2 1,2 Vận tải 27 8,6 8,6 1.908 3.014 2.107 2.117 562 333 26.55 15,73 18,65 11,05 4 3,5 4 5 CN-TTCN 168 10 7,5 737,95 1.204 835,1 931,66 77,3 93,7 9.26 10,06 6,42 7,78 2,5 2,5 2,4 2,4 Xây dựng 72 7,6 6,5 879,73 1.252 842,28 896,57 30 31 3.56 3,46 2,40 2,48 2,3 2,7 2,0 2,2 Thƣơng mại tổng hợp 127 8,0 5,7 720,1 967,85 595,72 727,37 44.04 47.5 7.39 6,53 4,55 4,91 2,2 2,2 2,0 2,0 Bình quân toàn tỉnh 566 9,3 6,4 694,2 1.073 710,9 808,3 62,19 71,59 8,75 8,86 5,80 6,67 2,1 2,4 2,3 2,4

3.2.2.6 Tình hình hoạt động và chất lượng hoạt động của HTX trong các ngành, lĩnh vực

- Trong nông, lâm nghiệp

Các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đã thực hiện tốt một số dịch vụ có hiệu quả đối với nông nghiệp, nông thôn: Dịch vụ khuyến nông, cung ứng vật tƣ, giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo cho các hộ gia đình, xã viên nhất là ở khu vực nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch sản xuất kịp thời vụ. Hƣớng dẫn các hộ xã viên HTX thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất, giảm thiểu những thiệt hại ảnh hƣởng bất lợi của thời tiết, phòng chống dịch bệnh.

Quy mô tổ chức của HTX nông nghiệp ở 3 mức độ (thôn, liên thôn và HTX trên phạm vi toàn xã). Nhiều HTX chuyển đổi đã bƣớc đầu khắc phục đƣợc tình trạng thua lỗ kéo dài, tổ chức thêm các dịch vụ mới. Trong nông nghiệp, các HTX thƣờng đƣợc tổ chức theo các mô hình sau:

Dịch vụ thuỷ lợi; dịch vụ bảo vệ thực vật, cung ứng vật tƣ, phân bón, dịch vụ khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Một số HTX đã mở rộng các loại hình dịch vụ khác gắn với việc đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ xã viên, nhƣ dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm, mạnh rạn đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện máy móc nhƣ máy làm đất, máy tuốt lúa phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hô gia đình xã viên HTX, từng bƣớc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

+ Nhiều HTX đã tiến hành kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, kinh doanh thƣơng mại. Loại hình này có vốn đầu tƣ lớn, giải quyết đƣợc nhiều việc làm và kinh doanh có hiệu quả.

+ HTX nông nghiệp chuyên sâu, chuyên ngành đang phát triển và nhìn chung hoạt động hiệu quả, nhƣ: HTX trồng rau hoa trái vụ, sản xuất rau an toàn; HTX chăn nuôi đại gia súc. Mô hình liên kết giữa các HTX với các công ty để cung ứng vật tƣ cho sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân đã đƣợc hình thành và có xu hƣớng phát triển mạnh.

Tuy nhiên, tồn tại cơ bản hiện nay của các HTX nông nghiệp là nhiều thiếu sót trong chuyển đổi theo Luật HTX chƣa đƣợc khắc phục, tình trạng không rõ ràng về xã viên và quyền sở hữu tài sản còn khá phổ biến, xã viên tham gia HTX góp vốn rất thấp

hoặc không góp vốn; quy mô nhỏ, thiếu vốn, năng lực nội tại yếu kém; trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, chƣa thực hiện tốt khâu dịch vụ đối với thành viên.

- Trong công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Các HTX đang hoạt động trong lĩnh vực này có mức tăng trƣởng ổn định góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Hoạt động của các HTX tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhƣ: chế biến nông - lâm sản, hàng gia dụng, cơ khí và sửa chữa, dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến chè, chế biến rƣợu ngô...

Các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tổ chức sản xuất theo các mô hình tập trung hoặc kết hợp giữa sản xuất tập trung và dịch vụ cho các hộ. Các mô hình tập trung điển hình là các HTX có hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Đối với mô hình hỗn hợp thì HTX tổ chức sản xuất tập trung ở những khâu, nhƣ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm; còn các khâu khác của quá trình sản xuất làm ra sản phẩm đƣợc tiến hành ở các hộ. Ở một số địa phƣơng có làng nghề đã hình thành mô hình HTX trong các làng nghề, mà hoạt động của HTX chủ yếu tập trung vào cung ứng vật tƣ, nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các hộ làm nghề; hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất, tạo dáng sản phẩm, mẫu mã và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ cho các sản phẩm của làng nghề, nhƣ nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến rƣơu ngô....

Đối với các HTX chế biến hàng nông sản đã tổ chức tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tổ chức thu mua hàng nông sản của các hộ dân và chế biến thành những sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ nhƣ sản phẩm gạo Già dui, sản phẩm chè ở huyện Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, sản phẩm Rƣợu ngô men lá ở các huyện vùng cao phía bắc ... qua đó đã tạo thêm đƣợc nhiều việc làm cho lao động tại chỗ, thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho các hô nông dân tại địa phƣơng.

Những năm qua, nhiều HTX đã chú trọng huy động các nguồn lực đầu tƣ đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất, quản lý.

Tuy nhiên, đa số các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn còn quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, thiết bị máy móc thô sơ, mẫu mã sản phẩm

đơn điệu, chƣa có thƣơng hiệu nổi bật, tính cạnh tranh thấp và khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng còn hạn chế.

- Trong lĩnh vực xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng:

Các HTX xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng nhìn chung hoạt động đa ngành nghề, nhƣng tập trung phục vụ chủ yếu trong xây lắp những công trình nhỏ, công trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhƣ cầu cống, kênh mƣơng nhỏ và đƣờng giao thông nông thôn, xóa nhà tạm, hoặc các công trình thuộc nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc cho các xã đặc biệt khó khăn, khai thác vật liệu xây dựng và mô hình HTX kinh doanh vật liệu xây dựng. Mô hình hoạt động có hiệu quả là mô hình mà hoạt động của HTX gắn kết đƣợc giữa xây lắp với sản xuất, chế biến và cung ứng vật liệu xây dựng, nhƣ sản xuất gạch, khai thác cát, đá sỏi,… phục vụ cho các công trình xây dựng tại địa phƣơng, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình xoá nhà tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Tuy nhiên, các HTX sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng hiện nay còn nhiều hạn chế về vốn, lao động có tay nghề cao, số lao động hiện nay chủ yếu là chƣa qua đào tạo, trình độ kỹ thuật thấp, thiếu những lao động đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề nhƣ: kỹ thuật bắn nổ mìn, kỹ thuật xây dựng, giao thông, thủy lợi... dẫn đến các HTX gặp khó khăn trong môi trƣờng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

- Trong lĩnh vực vận tải:

Các HTX chủ yếu tổ chức theo mô hình dịch vụ hỗ trợ xã viên. Trong những năm qua các HTX vận tải đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về cơ chế, chính sách. Các HTX đã mạnh dạn đầu tƣ, đổi mới phƣơng tiện vận tải đảm bảo tiện nghi phục vụ hành khách, hiện nay các HTX vận tải đã đƣa xe khách chất lƣợng cao vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong và ngoài tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay các HTX vận tải trên địa bàn tỉnh chiếm trên 70% thị phần vận tải hành khách và có xu thế đa dạng hóa các hình thức kinh doanh phục vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội; mở rộng các luồng, tuyến vận tải đƣờng dài; dịch vụ vận tải kết hợp với du lịch; dịch vụ phụ tùng và sửa chữa ô tô, cung ứng vật tƣ trả chậm; vận tải hàng hóa, hành khách, góp phần ổn định đời sống của xã viên, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển của ngƣời dân.

Song loại hình này còn bộc lộ một số nhƣợc điểm nhƣ: chƣa chủ động trong việc tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh để hỗ trợ thành viên, chƣa nắm chắc

đƣợc hoạt động cụ thể của các phƣơng tiện tham gia dịch vụ của HTX, nhiều trƣờng hợp, sau khi ký kết đƣợc hợp đồng vận tải lại không điều hành đƣợc xã viên thực hiện hợp đồng; đội ngũ lái, phụ xe đa phần chƣa đƣợc tập huấn nghiệp vụ phục vụ hành khách theo quy định, thiếu trụ sở làm việc, thiếu nhà xƣởng sửa chữa phƣơng tiện và bến bãi đỗ xe, việc mở rộng hoạt động xang các lĩnh vực quản lý bến bãi, cơ khí sửa chữa, kinh doanh phƣơng tiện vận tải còn yếu.

- Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ:

Các HTX Thƣơng mại - Dịch vụ chủ yếu là hoạt động đa ngành nghề đa lĩnh vực, dịch vụ cung ứng hàng hóa, thu mua các mặt hàng nông sản, kinh doanh tổng hợp, các HTX trong lĩnh vực này cơ bản đã phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, khắc phục khó khăn, tập trung nguồn lực chủ động đẩy mạnh kinh doanh bảo đảm cân đối cung cầu, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả thị trƣờng, đẩy mạnh các hoạt động đƣa hàng Việt Nam về nông thôn theo nội dung cuộc vận động. Ngoài các mô hình kinh doanh truyền thống nhƣ: HTX mua bán, HTX tiêu dùng, HTX kinh doanh tổng hợp, HTX dịch vụ; những năm qua trong lĩnh vực thƣơng mại đã xuất hiện các mô hình mới nhƣ: HTX kinh doanh và quản lý chợ, HTX chuyên kinh doanh mặt hàng vật tƣ nông nghiệp, HTX tiêu thụ nông sản....

Tuy nhiên, quá trình củng cố, phát triển hoạt động thƣơng mại - dịch vụ đạt kết quả chƣa cao, diễn ra không đồng đều ở các địa phƣơng. Ở nông thôn, miền núi các HTX gặp nhiều khó khăn. Đến nay, đa số HTX vẫn trong tình trạng bị động, lúng túng trong tổ chức và hoạt động, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Một số HTX chỉ hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp.

- Trong lĩnh vực tín dụng:

Toàn tỉnh đã có 8 Quỹ tín dụng nhân dân đƣợc thành lập và đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)