Sơ đồ quy trình quản lý CTNH

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại đồng nai (Trang 28 - 31)

1.4.1.1. Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp

độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra CTNH như là: công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân tử, v.v... Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các CTNH tương tự.

1.4.1.2. Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và thương mại

Trong sinh hoạt đô thị và thương mại hiện đại cũng thường phát sinh CTNH, tuy không nhiều, nhưng nếu không có nhận thức và hiểu biết đầy đủ thì cũng là một nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Các CTNH phát sinh từ sinh hoạt và thương mại đô thị thường là: các bao bì chai lọ đựng thuốc diệt ruồi: diệt muỗi đựng chất táy rửa, sát trùng mạnh. đồ dùng điện tử hư hỏng. đèn nê-ông hỏng, các ắcquy, pin hết hạn sử dụng. vật liệu bảo dưỡng ô tô, xe máy dần cặn, v.v... Ở các đô thị hiện đại. Ở nước ngoài, người ta ước lượng phát sinh CTNH từ sinh hoạt đô thị khoảng 6 kg trên mỗi người, mỗi tháng.

1.4.1.3. Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh

Bao gồm các mô tế bào, các bộ phận của cơ thể con người cắt bỏ ra, chất bài tiết của bệnh nhân, các mô cấy vi khuẩn, vi trùng, xác động vật thí nghiệm, bông băng, các loại thuốc và hoá dược liệu hư hỏng, quá thời gian sử dụng, các dụng cụ y tế sắc nhọn, các ống tiêm, v.v..

1.4.2. Giai đoạn 2: Phân loại, thu gom và vận chuyển

Giai đoạn này thực hiện nhiệm vụ thu gom toàn bộ CTNH phát sinh từ các nguồn thải khác nhau và được chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời, tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể của từng khu vực và của các đơn vị, cơ sở phát sinh ra nguồn thải.

Việc thu gom CTRNH từ các nguồn khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng cụ thể của nguồn thải.

Rác thải nguy hại trước khi xử lý phải được phân loại để giảm chi phí cho vấn đề xử lý tiếp theo.

Công việc đầu tiên phải phân thành 2 loại: - Rác thải thường.

- Rác thải nguy hại.

Trong các cơ sở thải ra nguồn thải nguy hại cần có các thùng đựng riêng cho các loại rác này ngay từ đầu. Sau đó phân chia rác thải nguy hại thành các loại trên cơ sở phân theo công nghệ để đạt hiệu quả xử lý cao.

Để hạn chế tác động nguy hại đối với sức khoẻ của người phân loại cần có biện pháp phòng tránh an toàn trong việc thu gom và phân loại (khẩu trang, găng tay, que nhọn, ủng, mũ, quần áo riêng...).

Việc phân lập và thu gom rác thải nguy hại phải được áp dụng ngay từ khâu đầu phát sinh ra rác thải. Công tác thu gom và xử lý rác thải nguy hại yêu cầu phải có thiết bị và phương tiện an toàn. Tác động tích cực của công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn:

- Quản lý và kiểm soát có hiệu quả chất thải rắn. - Giảm bớt số lượng bãi trung chuyển rác. - Giảm tối đa sự rò rỉ rác thải nguy hại.

- Loại bỏ tình trạng sử dụng lại rác thải không được phép dùng (ví dụ: dùng bùn, cặn bã của bùn bể phối để trồng rau hoặc để lấp với mục đích chiếm dụng đất trái phép).

- Cải tiến tình trạng hiện nay làm cản trở giao thông do thu dọn rác thải bằng tay. - Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại đồng nai (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)