STT Tên Khu công nghiệp
Diện Tích (ha) Đất tự nhiên Đất CN dùng cho thuê Đã cho thuê Tỷ lệ (%) I KCN đã thành lập và vận hành 1 Amata (gđ 1&2) 494 314,08 229,71 73,14 2 Biên Hòa II 365 261,00 261,00 100,00 3 Gò Dầu 184 136,70 136,70 100,00 4 Loteco 100 71,58 71,58 100,00 5 Hố Nai (gđ 1) 226 151,17 139,46 92,25 Hố Nai (gđ 2) 271 149,96 - 0,00 6 Sông Mây (gđ 1) 250 178,13 135,39 76,01 Sông Mây (gđ 2) 224 155,87 - 0,00 7 Nhơn Trạch I 430 311,25 279,41 89,77 8 Nhơn Trạch II 347 257,24 260,51 101,27
9 Nhơn Trạch III (gđ 1-Formosa) 337 233,85 233,85 100,00
Nhơn Trạch III (gđ 2) 351 227,55 94,63 41,59 10 Biên Hòa I 335 284,48 248,48 100,00 11 Long Thành 488 282,74 215,98 76,39 12 Tam Phước 323 314,74 219,12 102,04 13 Nhơn Trạch V 302 205,00 184,03 89,77 14 Dệt may Nhơn Trạch 184 121,00 92,75 76,65 15 Định Quán 54 37,80 44,90 118,78 16 Nhơn Trạch II-Nhơn Phú 183 126,31 57,84 45,79
17 Nhơn Trạch II-Lộc Khang 70 42,54 27,00 63,47
18 Xuân Lộc 109 63,88 30,85 48,29 19 Thạnh Phú 177 124,15 58,15 46,84 20 Bàu Xéo 500 328,08 306,53 93,43 21 Agtex Long Bình 43 27,62 26,48 95,88 22 Ông Kèo 823 502,82 416,83 82,90 23 Dầu Giây 331 205,74 6,52 3,17 24 Tân Phú 54 34,98 4,26 12,19
Tổng KCN đã vận hành (I) 7.555,00 5.014,26 3.781,96 75,42 II KCN đã thành lập và đang xây dựng cơ bản
25 An Phước 130 91,00 0,00 26 Nhơn Trạch VI 315 220,29 0,00 27 Long Đức 283 183,29 0,00 28 Long Khánh 264 169,06 1,00 0,59 29 Giang Điền 529 324,63 4,00 1,23 30 Lộc An – Bình Sơn 497,77 336,05 0,00 Tổng KCN đang XDCB (II) 2.078,77 1.324,32 5,00 0,38
Tổng KCN trên địa bàn (I+II) 9.537,77 6.338,58 3.786,96 59,74
(Nguồn : Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tháng 4/2011)
Tại các KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn, nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội yêu cầu trước hết là xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Các KCN, KCX chính là những điểm đột phá, những mô hình tối ưu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nên có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH, HĐH.
Tại các địa phương có KCN, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện đã thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, đã góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN, KCX cũng như thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành và vùng, điển hình là một số tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.
4.1.2.2. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các trạm trung chuyển CTNH cho các KCN của tỉnh Đồng Nai các KCN của tỉnh Đồng Nai
a. Đánh giá tình hình chung về hiện trạng phát thải CTR tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Hiện nay, khối lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh khoảng 288.377 tấn/năm tương đương khoảng 790 tấn/ngày (trong đó, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 70 - 80%), chất thải rắn
công nghiệp nguy hại phát sinh khoảng 101.790 tấn/năm tương đương khoảng 279 tấn/ngày.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký quản lý CTNH được cấp phép tăng nhanh từ 30 doanh nghiệp (năm 2001) lên 797 doanh nghiệp (năm 2010). Tuy nhiên, thực tế việc thu gom hiện nay chỉ đạt khoảng 35% (tương đương 35.600 tấn/năm) do lượng CTNH phát sinh ngày càng gia tăng theo số lượng các dự án đầu tư đi vào hoạt động trong khi đó năng lực thu gom xử lý chất thải rắn của các doanh nghiệp được cấp phép thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm CTNH.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các công ty kinh doanh hạ tầng đang triển khia xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn trong KCN, hiện có 16/21 KCN đã bố trí khu vực xây dựng Trạm trung chuyển CTR, trong đó: 11 KCN sử dụng đất hạ tầng kỹ thuật KCN hoặc bố trí vào vị trí đất thuộc nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN; 03 KCN xin điều chỉnh đất cây xanh KCN để xây dựng Trạm trung chuyển, đã lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết gồm: KCN Hố Nai, Loteco, Nhơn Trạch 5 (riêng KCN Nhơn Trạch 5 đã được Ban quản lý các KCN thỏa thuận chấp thuận chủ trương); KCN Nhơn Trạch I do không còn quỹ đất đã được UBND tỉnh chấp thuận cho sử dụng chung Trạm trung chuyển với KCN Nhơn Trạch 5; KCN Biên Hòa I được chấp nhận cho sử dụng chung với KCN Biên Hòa 2; 05 KCN còn lại do chưa triển khai xây dựng hạ tầng vì vướng bồi thường giải tỏa (KCN Thạnh Phú, Ông Kèo) hoặc số lượng dự án hoạt động ít (các KCN Nhơn Trạch 2- Lộc Khang, Agtex Long Bình, Định Quán) nên chưa triển khai thực hiện. Ngoài ra, một số KCN đã triển khai công tác thu gom, lưu trữ chất thải của KCN như KCN Tam Phước, KCN Biên Hòa 2. Riêng KCN Tam Phước hiện nay vẫn đang thực hiện thu gom CTR của các doanh nghiệp trong KCN, đã lập hồ sơ xin cấp phép hành nghề vận chuyển CTNH (tuy nhiên vẫn đang vướng do chưa điều chỉnh đổi tên chủ đầu tư trong báo cáo ĐTM của KCN Tam Phước). Hiện tại, 07 công ty kinh doanh hạ tầng KCN đã thực hiện xong việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh danh, các KCN còn lại đang lập hồ sơ điều chỉnh (riêng
KCN Loteco, Amata, phân khi Formosa do vướng cam kết Wto nên không bổ sung được).
Theo số liệu báo cáo của các Công ty kinh doanh hạ tầng. Hiện nay, các công ty đang lập thiết kế chi tiết Trạm trung chuyển và dự kiến lập các hồ sơ liên quan về môi trường, xây dựng sau khi hoàn thành việc thiết kế (hiện đã có KCN Amata, Loteco hoàn thành xong việc thiết kế).
b. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các trạm trung chuyển CTNH cho các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Khối lượng CTNH phát sinh từ KCN Biên Hòa 2 theo điều tra của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tiến hành vào tháng 12/2010 là 379.268 kg/tháng. Diện tích co dành cho thuê của KCN Biên Hòa 2 là 261 ha và đã lấp đầy khoảng 100%.
Trong phạm vi dự án “Cải thiện mô hình phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải rắn trong KCN”, chuyên đề xây dựng hệ số phát thải CTNH cho các KCN bằng cách lấy tổng khối lượng CTNH phát sinh chia cho diện tích đất sử dụng. Hệ số này được biểu diễn bằng kg/ha/tháng. Từ hệ số này sẽ áp dụng tính tải lượng CTNH phát sinh từ các KCN đang và sẽ hoạt động theo quy hoạch của tỉnh Đồng Nai.
Theo cách tính toán như đề xuất trên hệ số phát thải CTNH của KCN Biên Hòa 2 được trình bày bên dưới:
Khối lượng phát thải (kg/tháng) 379.268
Hệ số phát thải CTNH = = = 1.543,13 (kg/tháng.ha) Diện tích đã cho thuê (ha) 261
Dựa vào hệ số phát thải CTNH tính toán bên trên, có thể ước tính khối lượng CTNH phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, khối lượng CTNH được trình bày trong bảng 4.3.
Như vậy, theo ước tính của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), khối lượng CTNH phát sinh hàng tháng tại các KCN của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.495,7 tấn/tháng. Việc thu gom khối lượng CTNH này là hết sức cần thiết và cấp bách.