Tổng hợp kết quả phân loại thành phần chất thải thông thường

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại đồng nai (Trang 73 - 91)

STT Thông Số Tỷ Lệ Trọng Lượng

Phát Sinh (%) 1 Thành phần có thể tái chế được (Giấy, nhựa dẻo, kim

loại, thủy tinh…) 45,7

2 Thành phần hữu cơ trơ có thể cháy được (Nhựa cứng,

cao su, da, simili, gỗ, vải…) 17,1

3 Thành phần hữu cơ có thể phân hủy sinh học (nguồn

gốc động vật, thực vật, bùn hoạt tính) 31,0

4 Thành phần vô cơ có thể chôn lấp (Bùn đất, xà bần,

tro xỉ,…) 2,3

5 Các thành phần khác 3,9

Tổng Cộng 100 %

( Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 2/2011)

3.2.2. Chất thải nguy hại

Theo kết quả thống kê từ phiếu thu thập thông tin môi trường do Trung tâm Công nghệ Môi trường phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện từ ngày 4/12 – 23/12/2010 tại 116 doanh nghiệp tại KCN Biên Hòa 2, cho thấy, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình khoảng 404.984 kg/tháng.

Các doanh nghiệp phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn trong KCN Biên Hòa 2 bao gồm: Công ty TNHH sản phẩm máy tính Fujitsu VN (65.501 kg/tháng); Công ty thép SEAH VN (15.520 kg/tháng); Công ty TNHH Taekwang Vina Industrial (45.828 kg/tháng); Công ty Sx Mạ Công nghiệp Vingal (33.250,5 kg/tháng); Công ty TNHH Nippon Paint (20.327,7 kg/tháng),…

Hầu hết, các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 tự tiến hành phân loại CTNH, đặt trong thùng chứa riêng biệt và lưu trong các kho chứa. các loại CTNH phát sinh chủ yếu bao gồm: Dầu máy, giẻ lau dính dầu, cặn sơn, bóng đèn, hộp mực in, thùng phi, bùn thải, phẩm màu,… Các loại CTNH được các doanh nghiệp hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà nước. Các đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH cho các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 bao gồm: Công ty Holcim, Công ty Môi trường Quốc Việt, DNTN Tân Phát Tài, Công ty Phú Quang Lợi, Công ty Tân Thuận Phong, Công ty Môi trường Việt Úc, Công ty TNHH Phúc Bình Nguyên, Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương,… Tần suất thu gom CTNH của các đơn vị không cố định, tùy thuộc vào khối lượng phát sinh của từng doanh nghiệp.

Bảng 3.2 : Tổng hợp các thành phần CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong

KCN Biên Hòa 2 STT Loại Chất Thải Mã CTNH Khối Lượng Phát Sinh (kg/tháng) 1 Bóng đèn huỳnh quang 16 01 06 919,8

2 Giẻ lau dính dầu 18 02 01 32.056,5

3 Cặn mực thải 08 02 01 417,7

4 Rác y tế, dược phẩm thải 13 01 01; 13 01 05 796,1

5 Ắc quy thải 19 06 01 201,7

6 Dung môi và hóa chất thải 08 01 05; 19 05 02

17 08 03; 03 02 01 57.300,0

7 Bao bì có chứa thành phần nguy hại 18 01 01 64.837,0

8 Cặn dầu nhớt 17 02 03 8.653,4

9 Dầu nhớt thải, dầu nhiên liệu thải 17 06 01; 07 06 03 10.154,1

10 Bùn thải nguy hại 03 06 08; 04 02 04

07 01 05; 12 02 02 63.906,0

11 Hóa chất thải từ Phòng Thí Nghiệm 19 05 02; 09 05 04 21.885,0

12 Cát làm sạch bề mặt 07 03 08 832,0

13 Dung dịch axit tẩy thải 07 01 01 37.500,0

14 Bụi da thải chứa thành phần nguy hại 10 01 02 1.600,0

15 Vụn kim loại dính dầu 07 03 09 10.468,0

16 Cặn sơn thải 08 01 01 5.438,6

17 Chất chống hàn, chất kết dính thải 08 03 01 7.660,0

19 Hạt nhựa cản quang đã xử lý, tro bay 12 02 06; 12 01 06 15.150,0

20 Bùn phốt phát 07 01 04 500,0

21 Bột huỳnh quang thải 19 05 04 3.448,0

22 Đèn màn hình vi tính, bo mạch thải 16 01 13 867,0

23 Nước thải vệ sinh công nghiệp 19 07 02 20.000,0

24 Vụn thủy tinh có chứa TPNH 06 01 02 14.000,0

Tổng cộng 379.268,8

( Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 2/2011)

Hầu hết, các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 tự tiến hành phân loại CTRCN nguy hại, đặt trong thùng chứa riêng biệt và lưu trong các kho chứa. Các loại CTNH phát sinh chủ yếu bao gồm: Dầu máy, giẻ lau dính bẩn, cặn sơn, bóng đèn, hộp mực in, thùng phi, bùn thải, phẩm màu,… Các loại CTNH được các doanh nghiệp hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà nước. Các đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH cho các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 bao gồm: Công ty Holcim Việt Nam, Công ty Môi trường Quốc Việt, DNTN Tân Phát Tài, Công ty Phú Quang Lợi, Công ty Tân Thuận Phong, Công ty Môi trường Việt Úc, Công ty TNHH Phúc Bình Nguyên, Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương,… Tần suất thu gom CTNH của các đơn vị không cố định, tùy thuộc vào khối lượng phát sinh của từng doanh nghiệp.

3.3. Xem xét cơ sở pháp lý và đành giá tính khả thi đối với việc chuyển giao chất thải các cơ sở trong KCN Biên Hòa 2 cho chủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN chất thải các cơ sở trong KCN Biên Hòa 2 cho chủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN hoặc chuyển giao trực tiếp cho chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH [7]

3.3.1. Cơ sở pháp lý và đánh giá tính khả thi đối với việc chuyển giao CTNH từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 cho chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN

Quy trình chuyển giao CTNH từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 cho Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN (Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình) hoặc chuyển giao trực tiếp cho chủ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH phải tuân theo các văn bản pháp lý sau đây:

- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006, Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006, Quyết định về việc ban hành Danh mục CTNH.

Hiện nay, Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Biên Hòa 2 nói riêng (Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình), và tất cả các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN nói chung chưa có chức năng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTNH. Do đó, Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN cần phải bổ sung ngành nghề phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTNH, tiến hành đầu tư khu trung chuyển CTNH của KCN, sau đó tiến hành lập hồ sơ xin phép được cấp phép hành nghề phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTNH.

Trong trường hợp khối lượng CTNH phát sinh với khối lượng lớn, Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng không cần thiết phải vận chuyển CTNH về khu trung chuyển của KCN, mà có thể để tại kho chứa CTNH của từng doanh nghiệp, nhưng phải quản lý chặt chẽ quá trình chuyển giao các nguồn CTNH này cho các đơn vị có giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH phù hợp với các mã CTNH được cấp phép.

Đối với những loại CTRCN thông thường, Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng cần xây dựng quy chế phối hợp với các bên liên quan để giám sát quy trình thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và tiêu hủy CTRCN thông thường.

3.3.2. Điều kiện hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu hủy CTNH

3.3.2.1. Điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH

Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH theo quy định tại Thông tư 12 (hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghế, mã số quản lý CTNH) phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

(1). Có đăng ký hành nghề vận chuyển hàng hóa (CTNH) trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(2). Có Bản cam kết bảo vệ Môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hoặc có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận trước ngày 01 tháng 07 năm 2006.

(3). Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu trữ tạm thời CTNH đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phương tiện vận chuyển đã được đăng ký lưu hành;

b) Phương tiện vận chuyển được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành;

c) Đối với phương tiện vận chuyển CTNH có tính nguy hại cao thì phải được trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) để có thể xác định vị trí chính xác và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH của phương tiện theo yêu cầu của cơ quan xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc của CQCP;

d) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không lầm lẫn các loại CTNH với nhau, được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH;

e) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707- 2000 về “Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

(4). Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở, đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời hoặc phân loại CTNH (nếu có)

(5). Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn kỹ thuật, có đủ đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được tập huấn để đảm bảo vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị.

(6). Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch sau:

a) Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; b) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

c) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và lái xe;

d) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp sự cố;

e) Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên và lái xe về : vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng, bảo vệ môi trường, an toàn lao động cà bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố;

f) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở khi chấm dứt hoạt động.

(7). Có hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với các chủ xử lý, tiêu hủy có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH do CQCP có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư 12.

3.3.2.2. Điều kiện hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH

Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

(1). Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu hủy CTNH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước ngày 01 tháng 07 năm 2006 mà chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá lại các tác động môi trường trong quá trình hoạt động để xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình phù hợp.

(2). Cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

(3). Khu chôn lấp CTNH (nếu có) phải tuân thủ các quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên qua.

(4). Phương pháp, công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu hủy CTNH phải phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của từng loại

CTNH đăng ký xử lý, tiêu hủy, được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành; có khả năng tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn.

(5). Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

a) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường không làm lẫn các loại CTNH với nhau, được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH;

b) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707- 2000 về “Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

(6). Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

(7). Có hệ thống quan trắc môi trường tự động theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc của CQCP.

(8). Có ít nhất hai cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu hủy CTNH của mình thì chỉ cần một cán bộ) để đảm nhiệm quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn kỹ thuật tại cơ sở xử lý, tiêu hủy, có đủ đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để đảm bảo vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị, đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu hủy CTNH của mình thì đội trưởng có thể do một cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm).

(9). Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình sau:

a) Quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; b) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

c) Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu hủy CTNH;

d) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên; e) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp sự cố;

f) Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về: vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng, bảo vệ môi trường, an tòan lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố;

g) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động

3.3.3. Thủ tục hồ sơ, cấp phép hành nghề QLCTNH, mã số QLCTNH

3.3.3.1. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận chuyển CTNH CTNH

(1). Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH lập 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu và các hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn để nộp lên CQCP tương ứng theo quy định.

(2). Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày kể từ nhận được hồ sơ, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, CQCP phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Khi xác định hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì CQCP không cần thông báo và đương nhiên hiểu rằng hồ sơ đã được chấp nhận sau khi kết thúc các thời hạn xem xét.

(3). Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc việc xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, CQCP phải cấp Giấy phép QLCTNH cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH theo mẫu, trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề thì CQCP thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thiện các điều kiện này. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề gửi báo cáo cho CQCP sau khi đã hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu. Thời gian từ lúc CQCP gửi văn bản yêu cầu cho đến khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về việc hoàn thiện các điều kiện hành nghề nêu trên không tính vào thời hạn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại đồng nai (Trang 73 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)