Dự kiến phân chia cá cô trong kho chứa CTNH dạng rắn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại đồng nai (Trang 91 - 103)

STT Loại Chất Thải Khối Lượng Phát Sinh (kg/tháng) Thể tích phát sinh (m3/tháng) Số ngày lưu chứa chất thải (ngày) Diện tích mặt bằng cần thiết (m2) 01 Ô số 1 (5 m X 3 m) Bóng đèn huỳnh quang 919,8 10,82 1 tháng 10 Ắc quy thải 201,7 0,02 1 tháng 0,02 Đèn màn hình vi tính, bo mạch thải 867,0 0,63 1 tháng 0,63 02 Ô số 2 (8 m X 3 m)

Giẻ lau dính dầu 32.056,5 80,14 1 tuần 10

Bao bì có chứa thành phần

03 Ô số 3 (4 m X 3 m)

Rác y tế, dược phẩm thải 796,1 5,31 1 ngày 6

04 Ô số 4 (5 m X 3 m)

Cặn mực thải 417,7 0,32 1 tháng 2

Cát làm sạch bề mặt 832,0 0,52 1 tháng 3

Vụn kim loại dính dầu 10.468,0 1,34 1 tháng 7

05 Ô số 5, 6, 7 (mỗi ô : 9 m X 3 m)

Bùn thải nguy hại 63.906,0 59,56 1 tuần 75

06 Ô số 8 (6 m X 3 m)

Bụi da thải chứa thành phần

nguy hại 1.600,0 1,28 1 tháng 7

Chất chống hàn, chất kết

dính thải 7.660,0 6,66 1 tuần 9

07 Ô số 9 (7 m X 3 m)

Cặn sơn thải 5.438,6 4,18 1 tuần 6

Hạt nhựa cản quang đã xử

lý, tro bay 15.150,0 10,82 1 tuần 14

08 Ô số 10 (6 m X 3 m)

Chất thải chứa silicon nguy

hại 678,0 0,29 1 tháng 2

Bùn phốt phát 500,0 0,47 1 tháng 3

Bột huỳnh quang thải 3.448,0 1,80 1 tháng 9

( Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 2/2011)

3.4.3. Đề xuất tổ chức nhân sự thu gom CTNH từ các doanh nghiệp về khu vực trung chuyển CTNH

Tổ chức của Trạm trung chuyến CTNH tại KCN Biên Hòa 2 và nhân sự phục vụ cho công tác thu gom CTNH từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 về khu vực trung chuyển CTNH bao gồm:

- Đội xe thu gom CTNH từ các doanh nghiệp về trạm trung chuyển CTNH của KCN Biên Hòa 2.

- Trạm cân CTNH tại khu trung chuyển.

- Văn phòng hoạt động của trạm trung chuyển bao gồm: phòng điều hành, phòng bảo vệ, phòng kế toán, thủ kho.

Tổ chức nhân sự phục vụ cho hoạt động của trạm trung chuyển tại KCN Biên Hòa 2 được đề xuất trong bảng 3.7.

Bảng 3.7 : Đề xuất nhân sự phục vụ cho hoạt động của trạm trung chuyển tại KCN Biên Hòa 2 STT Vị Trí Công Tác Số Lượng CBCNV (người) Chức Năng

1 Đội thu gom chất thải

CTNH 12

Định kỳ đến các doanh nghiệp thu gom CTNH về trạm trung chuyển của

KCN Biên Hòa 2.

2 Trạm cân 02

Vận hành trạm cân CTNH, giám sát khối lượng xe thu gom CTNH trước và sau khi ra khỏi trạm trung chuyển. 3 Văn phòng (phòng điều hành (02 người), phòng bảo vệ (02 người), thủ kho (01 người)). 07

Giám sát, điều hành các hoạt động liên quan đến quá trình thu gom, tiếp nhận và xử lý CTNH được thực hiện tại khu trung chuyển CTNH tại KCN

Biên Hòa 2.

Tổng Cộng 21

( Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 2/2011)

3.5. Đề xuất [7]

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thành phần CTRCN bao gồm CTRCN thông thường và CTNH phát sinh từ 116 doanh nghiệp hoạt động tại KCN Biên Hòa 2, các tác giả đã tính toán thiết kế mô hình phân loại, vận chuyển, thu gom và xử lý, tiêu hủy chất thải rắn (CTR) thông thường và chất thải nguy hại (CTNH) phù hợp với điều kiện cụ thể của Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 2 như sau:

3.5.1. Đối với CTNH

- Về thủ tục pháp lý, để tiến hành thu gom, vận chuyển CTNH về trạm trung chuyển : Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Biên Hòa 2 (Công ty CP Sonadezi Long Bình) đã có khu trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trong khuôn viên của khu xử lý nước thải tập trung của KCN, do đó cần phải khẩn trương lập hồ sơ cấp phép hành nghề vận chuyển CTNH để thu gom, vận chuyển CTNH đã được phân loại tại các cơ sở trong KCN Biên Hòa 2 về khu trung chuyển CTNH. Trong số 3 kho chứa chất thải với tổng diện tích 1.008 m2 (diện tích trung bình mỗi kho là 336 m2), Công ty CP Sonadezi Long Bình sẽ sử dụng 2 kho với tổng diện

tích 672 m2 để lưu giữ CTNH lỏng (diện tích yêu cầu tối thiểu là 431 m2), còn 1 kho với diện tích 336 m2 sẽ được sử dụng để lưu giữ CTNH dạng rắn (diện tích yêu cầu tối thiểu là 184 m2). Trong các kho sẽ chia thành khoảng 10 ô (diện tích mỗi ô không hoàn toàn giống nhau, dao động trong khoảng 12-27 m2), giữa các ô có vách ngăn lửng (cao khoảng 2,5 m), có biển báo để chứa các chủng loại CTNH.

- Về quy trình thu gom, vận chuyển CTNH: Công ty CP Sonadezi Long Bình tiến hành thu gom tất cả các loại CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp nằm trong KCN Biên Hòa 2 về Trạm trung chuyển CTNH.

+ Những doanh nghiệp có khối lượng CTNH phát sinh lớn như: Công ty TNHH sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam, Công ty TNHH Taekwang Vina Industrial, Công ty SX Mạ Công nghiệp Vingal; Công ty thép SEAH Việt Nam, Công ty TNHH Nippon Paint,… Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng không cần thiết phải vận chuyển CTNH về khu trung chuyển của KCN nhằm hạn chế chi phí vận chuyển CTNH phát sinh và giảm thiểu phát sinh ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển CTNH,

+ Doanh nghiệp trong KCN có thể ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý tiêu hủy CTNH nếu việc chuyển giao trách nhiệm xử lý CTNH giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh theo khoản 4, điều 73 , Luật BVMT năm 2005.

3.5.2. Đối với CTR thông thường

- Doanh nghiệp trong KCN phải có trách nhiệm phân loại tại nguồn thành 2 nhóm chính như sau:

a) Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; b) Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.

- Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng quy chế phối hợp với các bên liên quan (các doanh nghiệp trong KCN và các cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý) để giám sát quy trình thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và tiêu hủy CTRCN thông thường.

3.5.3. Đối với phế liệu (bao gồm cả chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng đã được phân loại theo quy định) được phân loại theo quy định)

Doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng mua bán trực tiếp với các đơn vị có chức năng thu mua phế liệu, tái chế chất thải.

Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN có trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển CTR thông thường và CTNH của các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2. Trường hợp phát hiện các doanh nghiệp vi phạm các quy định về quản lý chất thải, Chủ đầu tư phải báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai để kịp thời xử lý theo quy định.

CHƢƠNG 4

CẢI THIỆN MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ LƢU TRỮ CHẤT THẢI RẮN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

4.1. Xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật đối với các trạm trung chuyển chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh từ các KCN trên thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Trong các quyết định phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các KCN nói chung và các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng có quy định các Chủ kinh doanh hạ tầng KCN phải đầu tư xây dựng các khu trung chuyển chất thải rắn nhằm thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời chất thải rắn.

Theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và CTNH đối với các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng giao nhiệm vụ cho các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, CCN trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao CTR thông thường và CTNH trong phạm vi KCN, CCN. Đối với 21 KCN và 14 CCN đã đi vào hoạt động phải bổ sung ngành nghề hoạt động và giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH, bố trí nhân sự, địa điểm trung chuyển , kho lưu giữ, trang thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung CTR thông thường, CTNH và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các doanh nghiệp trong KCN, CCN; Chủ động hợp đồng với các doanh nghiệp trong KCN, CCN về phân loại, thu gom, lưu giữ CTNH, CTR thông thường và hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý, tiêu hủy CTR thông thường, CTNH phát sinh trong KCN, CCN; Tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng lộ trình đảm bảo 100% doanh nghiệp thực hiện phân loại chất thải tại nguồn theo đúng quy

định và hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và đề xuất biện pháp xử lý các doanh nghiệp trong KCN, CCN không thực hiện đúng quy định. Đối với 8 KCN và 29 CCN chưa đi vào hoạt động phải nghiêm túc thực hiện Điều 36 – Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, trong đó, tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao CTR thông thường, CTNH theo quy định trước khi KCN, CCN đi vào hoạt động chính thức.

4.1.1. Xác định vị trí và quy mô xây dựng trạm trung chuyển [6]

4.1.1.1. Những yêu cầu trong thiết kế trạm trung chuyển

Khi thiết kế trạm trung chuyển, những yếu tố sau đây cần được xem xét: - Loại trạm trung chuyển

- Công suất trạm trung chuyển - Thiết bị, dụng cụ phụ trợ - Yêu cầu VSMT

- Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động a. Lựa chọn loại trạm trung chuyển

Trạm trung chuyển CTR của KCN có thể xây dựng theo các phương án sau đây: - Thu gom, lưu chứa tất cả các loại chất thải bao gồm phế liệu, CTRCN thông thường, CTNH.

- Thu gom, lưu chứa chỉ CTRCN thông thường, CTNH (không có phế liệu). - Thu gom, lưu chứa chỉ CTNH (không có phế liệu và CTRCN thông thường). Trạm trung chuyển CTR của KCN cũng có thể kết hợp xử lý và tiêu hủy một phần hay toàn bộ CTRCN thông thường và CTNH không có hoạt động xử lý và tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH mà chỉ lưu chứa, sau đó chuyển giao cho các đơn vị dịch vụ vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH.

Với những loại Trạm trung chuyển như đã trình bày ở trên, khi thiết kế cần xác định rõ hoạt động tại trạm gồm những hoạt động gì, có bao gồm cả hoạt động thu mua phế liệu hay không? Có thu gom CTRCN thông thường không hay chỉ thu gom CTNH? Có tiến hành tự xử lý và tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH hay không ?...

Dựa vào diện tích mặt bằng có sẵn, khả năng đầu tư tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực, dựa vào khối lượng, thành phần phế liệu, CTRCN thông thường, CTNH mà công ty kinh doanh hạ tầng KCN lựa chọn loại Trạm trung chuyển nào cho phù hợp với mỗi KCN.

Trong điều kiện thiếu mặt bằng, thiếu nhân lực, thiếu kinh phí đầu tư thì công ty kinh doanh hạ tầng KCN có thể lựa chọn Trạm trung chuyển CTNH không có hoạt động xử lý, tiêu hủy mà chuyển giao cho các đơn vị khác có chức năng và giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH.

b. Quy mô, công suất của trạm trung chuyển

Quá trình xác định khối lượng phế liệu, CTRCN thông thường và CTNH sẽ đưa về trạm trung chuyển và công suất, sức chứa của trạm trung chuyển phải được tiến hành một cách cẩn thận trong quá trình quy hoạch và thiết kế trạm trung chuyển. Khối lượng chất thải đưa về trạm phải được tính toán dựa trên số liệu điều tra khối lượng phát thải từ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN (đối với các KCN đang hoạt động, đã cho thuê 100% đất) và dựa vào số liệu dự báo (đối với các KCN đang hoạt động, chưa cho thuê hết 100% đất hoặc chưa đi vào hoạt động).

Quy mô, công suất của trạm trung chuyển còn được xác định dựa vào diện tích đất hiện có để xây dựng trạm, nguồn vốn đầu tư để xây kho chứa, mua trang thiết bị, mua xe vận chuyển CTRCN thông thường và CTNH, nguồn nhân lực có thể huy động cho hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH tại trạm trung chuyển.

Phụ thuộc vào nguồn kinh phí đầu tư, công ty kinh doanh hạ tầng KCN nên phân tích tính kinh tế giữa quy mô, công suất của trạm trung chuyển và chi phí hoạt động của Trạm bao gồm cả khấu hao thiết bị, phương tiện vận chuyển, chi phí điện, nước

và lương cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại Trạm trung chuyển. Ví dụ: khi tăng quy mô, công suất của trạm trung chuyển và sử dụng ít xe vận chuyển nhưng tăng thời gian làm việc của công nhân sẽ đạt hiệu quả hơn là sử dụng trạm trung chuyển quy mô, công suất nhỏ và mua nhiều xe vận chuyển.

Việc tính toán quy mô diện tích các kho lưu chứa CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN được dựa trên các yếu tố: Thể tích CTNH phát sinh, Số ngày lưu giữ CTNH trong kho chứa, Tần suất thu gom CTNH, Loại phương tiện được sử dụng để vận chuyển CTNH.

Căn cứ vào số liệu điều tra các thành phần CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN có thể đề xuất phương án lưu chứa từng loại CTNH ở những khu vực riêng biệt.

+ Đối với CTNH dạng lỏng:

Đối với những chủng loại CTNH dạng lỏng (Dầu nhớt thải, dung môi thải, dung dịch hóa chất thải,…) được chứa tại các bồn chứa riêng biệt, được ngăn cách với nhau bằng các đê bao để tránh đổ tràn, nền bên trong khu vực đê bao được chống thấm.

Việc xác định dung tích các bồn chứa CTNH dạng lỏng được dựa trên thể tích của CTNH phát sinh hàng tháng và thời gian lưu giữ.

Dung tích bồn chứa CTNH dạng lỏng (m3

) = [Thể tích CTNH dạng lỏng phát sinh (m3/tháng) X Thời gian lưu chứa CTNH (tháng)]

+ Đối với CTNH dạng rắn:

Đối với những chủng loại CTNH dạng rắn được chứa trong các ngăn kho riêng biệt, được ngăn cách bằng các vách ngăn (có thể xây bằng gạch) để tránh pha trộn với nhau và tránh phản ứng với nhau gây ra nguy cơ cháy nổ. Nền các ngăn chứa CTNH dạng rắn và bùn được chống thấm, có hệ thống thu gom nước rỉ từ chất thải đến khu xử lý nước thải tại kho trung chuyển CTNH của KCN.

Việc xác định diện tích cần thiết cho mỗi ngăn chứa CTNH dạng rắn được tính toán bằng công thức sau:

Diện tích kho chứa CTNH dạng rắn (m2

) = [Thể tích CTNH dạng rắn phát sinh (m3/tháng) X Thời gian lưu chứa (tháng)]/Chiều cao của lớp CTNH (m)

Nếu số liệu điều tra xác định khối lượng của một nhóm CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN được tính theo đơn vị kg/tháng, thì phải chuyển đổi sang đơn vị m3

/tháng trên cơ sở xác định tỷ trọng (khối lượng riêng) của nhóm CTNH đó.

c. Yêu cầu về thiết bị và các dụng cụ phụ trợ:

Thiết bị và các dụng cụ sử dụng ở trạm trung chuyển phụ thuộc vào chức năng của trạm trung chuyển hay loại trạm trung chuyển như trình bày ở mục 2.1.1. Ví dụ, đối với trạm trung chuyển CTNH (không có hoạt động xử lý và tiêu hủy CTNH), thì ngoài các kho chứa chuyên dụng, thì cần đầu tư xe vận tải chuyên dụng (xe bồn, xe tải), xe nâng, xe đẩy, xe cẩu, máy xúc và các trang thiết bị phụ trợ khác (thùng phuy, can nhựa, thùng nhựa, trang bị bảo hộ lao động, thiết bị phòng chống sự cố môi trường (cháy nổ, tràn đổ CTNH…)). Chủng loại, đặc tính kỹ thuật và số lượng thiết bị, dụng cụ yêu cầu thay đổi theo quy mô, công suất của trạm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại đồng nai (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)