Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 40 - 43)

Chƣơng 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

4.1. Tổng quan về Tập đoàn viễn thông Quân đội

4.1.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ

4.1.1.1.Quá trình hình thành

Tiền thân của Tập đoàn viễn thông Quân đội là Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin - trực thuộc Bộ Tƣ lệnh thông tin/ Quân đội nhân dân Việt Nam, đƣợc thành lập ngày 01-6-1989.

Năm 1995, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin đƣợc đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (chính thức mang tên giao dịch là Viettel), chính thức đƣợc công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, đƣợc cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động. Năm 2000, Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đƣờng dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh với thƣơng hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam có thêm một DN kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn. Đây cũng là bƣớc đi có tính đột phá, mở đƣờng cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty Viễn thông Quân đội và của chính Viettel Telecom. Thƣơng hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dƣ luận và khách hàng nhƣ một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bƣu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trƣờng Việt Nam đầy tiềm năng. Năm 2003, thực hiện chủ trƣơng đầu tƣ vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đƣa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng, miền trong cả nƣớc với chất lƣợng phục vụ ngày càng cao.

Năm 2004, xác định dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel tập trung nguồn lực để xây dựng mạng lƣới và chính thức khai trƣơng dịch vụ vào ngày 15-10-2004 với đầu số 098. Với sự xuất hiện của thƣơng hiệu điện thoại di động 098 trên thị trƣờng, Viettel một lần nữa gây tiếng vang trong dƣ luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lƣợng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trƣờng thông tin di động Việt Nam. Đƣợc bình chọn là 01 trong 10 sự kiện CNTT và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn đƣợc đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lƣới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lƣợc kinh doanh táo bạo luôn đƣợc khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.

Ngày 02 tháng 3 năm 2005, Thủ tƣớng Phan Văn Khải ký quyết định thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội và ngày 06 tháng 4 năm 2005, Bộ Quốc phòng có Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP về việc thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội. Năm 2007, trong xu hƣớng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty viễn thông Quân đội Viettel) đƣợc thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sáp nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Năm 2009, Tập đoàn viễn thông Quân đội đƣợc thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và là DN kinh tế - quốc phòng 100% vốn nhà nƣớc, với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, biểu tƣợng và điều lệ tổ chức riêng.

4.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Tập đoàn viễn thông Quân đội hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ viễn thông; truyền dẫn; bƣu chính; phân phối thiết bị đầu cuối; đầu tƣ tài chính; truyền thông; đầu tƣ bất động sản; xuất nhập khẩu;

đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo báo cáo tiến trình tái cơ cấu, Viettel sẽ tiếp tục kinh doanh đa ngành nghề, lấy viễn thông, CNTT và nghiên cứu là ba trụ cột chính, đảm bảo tỷ trọng về cơ cấu ngành nghề cũng nhƣ cơ cấu vốn đầu tƣ trong và ngoài ngành kinh doanh chính không thấp hơn 70/30; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đáng chú ý là, DN mở rộng, phát triển sang các ngành kinh doanh có liên quan, nhƣng đảm bảo có lãi, nhƣ: sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, phân phối, bán lẻ, thƣơng mại điện tử, truyền hình, nội dung thông tin, đầu tƣ bất động sản, đầu tƣ tài chính, v.v. Tập đoàn cũng xác định lấy thị trƣờng trong nƣớc là cốt lõi; đồng thời, tận dụng tối đa thế mạnh, nguồn lực để mở rộng hoạt động ra thị trƣờng toàn cầu.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Viettel còn đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực viễn thông và CNTT với mạng thông tin quân sự vu hồi; nhà máy M1, M3 sản xuất thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến để trang bị cho các đơn vị quân đội. Trên thực tế, ngay từ năm 1997, Viettel đã là lực lƣợng chủ đạo của Binh chủng Thông tin thi công đƣờng trục cáp quang phục vụ quốc phòng đầu tiên mang ký hiệu 1A; sau đó xây dựng 4 đƣờng trục cáp quang (1B, 1C, 2B, 1D) dành cho riêng mình với dung lƣợng từ 40 Gbps đến 110 Gbps và có khả năng đáp ứng tới 400 Gbps, trở thành đơn vị sở hữu mạng trục có dung lƣợng lớn nhất Việt Nam. Từ chỗ đƣợc Bộ Quốc phòng hỗ trợ về hạ tầng ban đầu, Viettel đã lớn nhanh và đóng góp tích cực cả về ngân sách, hạ tầng, công nghệ, trực tiếp nghiên cứu các trang bị kỹ thuật hiện đại cho Quân đội. Viettel còn cung cấp miễn phí đƣờng truyền viễn thông cho các đơn vị quân đội (82 điểm cho Tổng cục Kỹ thuật, 85 điểm cho Quân chủng Phòng không - Không quân, 11 điểm cho Cục Tác chiến điện tử); đóng góp 204 tỷ đồng để triển khai dự án truyền hình giao ban xa của Bộ Quốc phòng với tổng số 302 điểm cầu trên khắp cả nƣớc. Việc làm này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy, điều hành của Bộ Quốc phòng, vừa bảo đảm bí mật an toàn, vừa tiết kiệm chi phí đi lại, giao ban, hội họp của

cán bộ, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Giai đoạn 2014 - 2015 là giai đoạn Viettel đẩy mạnh nghiên cứu thiết bị quân sự và công nghệ cao, để sớm trở thành một tổ hợp kinh tế quốc phòng toàn diện [18].

Phát triển mạng viễn thông của Viettel đƣợc đánh giá là toàn diện, từ đồng bằng đến biên giới, hải đảo; hỗ trợ tích cực cho việc bảo vệ chủ quyền, an ninh, cũng nhƣ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng, địa bàn chiến lƣợc. Đến cuối năm 2010, hệ thống viễn thông biển, đảo của Viettel đã cơ bản hoàn thành. Với hơn 1.400 trạm BTS bố trí dọc bờ biển và trên nhiều đảo ngoài khơi, diện tích phủ sóng viễn thông của Viettel ƣớc tính khoảng hơn 300.000 km2 mặt biển. 100% các đảo ven bờ, các đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ đã đƣợc phủ sóng. Tất cả các khu vực thuộc DK1, các đảo chính thuộc quần đảo Trƣờng Sa cũng đều đƣợc phủ sóng. Cùng với phủ sóng biển, đảo, Viettel đã xây dựng 775 trạm BTS để phủ sóng thông tin liên lạc tất cả các đồn biên phòng và dọc tuyến biên giới.

Tóm lại, từ một DN phải sử dụng nhờ hạ tầng, Viettel hiện nay đã là DN có hạ tầng mạng lƣới lớn nhất Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; ghi đƣợc những dấu ấn quan trọng và có một vị thế đặc biệt trên thị trƣờng cũng nhƣ trong sự lựa chọn của khách hàng. Toàn bộ mạng lƣới của Viettel đều mang tính tự chủ, tự thiết kế, thi công và vận hành khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)