ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TYVÀ QUAN ĐIỂM HOÀ

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại CTY CP gang thép thái nguyên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 79 - 83)

CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY VÀ QUAN ĐIỂM HOÀ THIỆNCƠ

CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

3.1.1. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới

Trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành luyện kim, sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu tại chỗ, có khả năng cung ứng đầy đủ chủng loại thép xây dựng với chất lượng cao, giá cạnh tranh cho các hộ tiêu dùng công nghiệp.

Là tổ chức kinh tế xã hội có qui mô lớn kinh doanh đa ngành nghề, có tiềm lực tài chính mạnh, có quy mô hoạt động quốc tế. Mở rộng đầu tư sang các ngành sản xuất và dịch vụ có hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Phát triển Công ty phù hợp với quy cách tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2020, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và lộ trình cam kết hội nhập ngành Thép của Việt Nam.

Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thép ổn định, phát triển bền vững, nâng cao năng lực sản xuất gang và phôi thép phục vụ cho sản xuất thép thành phẩm. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tại Đại hội Đảng bộ công ty lần thứ XIV đã đề ra mục tiêu tổng quát cho thời gian

tới là: “Tiếp tục đầu tư chiều sâu nâng cao trình độ công nghệ và thiết bị; tích cực đổi mới

quản lý doanh nghiệp; đẩy mạnh sản xuất có hiệu quả; phấn đấu tăng tưởng từ 10 đến 15%/năm; khẩn trương hoàn thành dự án đầu tư giai đoạn II, nâng cao sản lượng thép tự

sản xuất; tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm; mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước; nâng

cao đời sống công nhân viên; giữ vững ổn định chính trị nội bộ. Xây dựng Đảng và

* về sản xuất kinh doanh

- Đẩy mạnh công tác quản trị doanh nghiệp theo hướng thắt chặt quản lý. Trên cơ sở giá thị trường chấp nhận, tính toán phương án giảm giá với lộ trình phù hợp để giao cho các đơn vị; thực hiện đồng bộ các giải pháp về thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu tiêu hao, sử dụng vốn hiệu quả... tạo sự cạnh tranh của sản phẩm.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, vận chuyển đủ quặng sắt, than mỡ và

than cốc, tăng quản lý và khai thác sử dụng khoáng sản có hiệu quả.

- Tập trung đẩy mạnh tối đa sản xuất gang và phôi thép, các khâu nguyên liệu để chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ cho dự án giai đoạn II khi đi vào sản xuất.

- Cân đối đủ nguyên liệu cho sản xuất với mức tồn kho, chi phí thấp nhất nhưng không làm gián đoạn sản xuất. Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng, giá nguyên liệu đầu vào.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị để phát huy

tối đa thời gian hữu ích của thiết bị, không để xảy ra sự cố làm gián đoạn sản xuất. - Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh, chất lượng kiểm tra, giám sát của cán bộ an toàn, cán bộ quản lý và ý thức chấp hành quy trình, quy phạm của công nhân viên chức để giảm thiểu số vụ tai nạn lao động.

* Công tác tiêu thụ

Nâng cao chất lượng chỉ đạo công tác tiêu thụ sản phẩm theo hướng củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh. Mở rộng thị trường, củng cố mối quan hệ bền vững với các khách hàng truyền thống, các nhà phân phối, các đại lý và phát triển các khách hàng tiềm năng để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và tăng cường xuất khẩu. Cụ thể

- Đảm bảo tính hiệu quả của các kênh phân phối, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch xây dựng.

- Xây dựng giá bán và cơ chế phù hợp, ưu đãi đối với những đơn vị trực tiếp sử dụng thép để xây dựng, sản xuất, các đơn hàng số lượng lớn, đặt hàng theo quy cách riêng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, củng cố hệ thống bán hàng nhanh chóng, thuận tiện: viết hoá đơn bằng phần mềm, đặt hàng và giao dịch mua bán thông qua website của công ty. Vận chuyển tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng, cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm..

* Thực hiện dự án đầu tư phát triển

Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2: tập trung mọi nguồn lực để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của dự án. Tiếp tục đàm phán với tổng thầu MCC để ký kết phục lục của hợp đồng và huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ; chuẩn bị các điều kiện để đưa lò cao vào sản xuất.

Đối với các dự án khác: Bám sát kế hoạch để đôn đốc thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ, phát huy hiệu quả của dự án. Các dự án như : Đầu tư khai thác Mỏ Tầng sâu Núi Quặng Mỏ Sắt Trại Cau, dự án nâng cấp đập ngăn bãi thải bùn Mỏ sắt Ngườm Cháng Cao Bằng. Dự án thăm dò Mỏ sắt Liên Thắng Tuyên Quang, dự án mở rộng kho bãi chứa than, nguyên liệu nhà máy Cốc hoá.

* Công tác khác

- Tiếp tục chủ động làm việc với các ngân hàng trong và ngoài nước để huy động đủ vốn cho sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác thu hồi công nợ khó đòi.

- Tiếp thục triển khai cơ cấu lại vốn đầu tư vào các DN khác. Trước mắt cần tập trung giải quyết các thủ tục để thoái vốn tại công ty cổ phần Luyện thép cán Gia Sàng, góp vốn bổ sung vào Công ty Cổ phần cán thép Thái Trung theo lộ trình. Thực hiện thủ tục giải thể công ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Thái Trung do hoạt động không hiệu quả.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược phát triển công ty Giai đoạn 2016- 2020,

tầm nhìn đến năm 2025 làm cơ sở và định hướng phát triển bền vững của Công ty. - Tăng cường hơn nữa công tác quản lý phần vốn và người đại diện vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác bằng việc: Sớm bổ sung và sửa đổi “Quy chế người đại diện phần vốn của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đầu tư vào doanh nghiệp khác” để tổ chức thực hiện để tăng hiệu quả đầu tư vốn.

3.1.2. Quan đ iểm hoàn thiện co’ chế quản lý vốn

Trước tình hình thực tế và yêu cầu thực hiện SXKD theo định hướng tăng sản xuất và tiêu thụ, Ban lãnh đạo công ty nhận thấy rằng cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý vốn cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tương lai là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số quan điểm của công ty về việc hoàn thiện cơ chế quản lý vốn là:

* Quản lý vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty

Mục tiêu kinh doanh của bất kỳ công ty nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận từ nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư vào công ty phải được quản lý, sử dụng có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại công ty mang lại hiệu quả cao.

Quản lý vốn tại công ty tốt sẽ giúp công ty giảm được chi phí sản xuất, chi phí vốn, nắm được cơ hội kinh doanh tốt. Nếu quản lý vốn không tốt , không nâng được hiệu quả kinh doanh của công ty mà còn có thể dẫn đến kết quả là vốn sẽ không được bảo tồn, không có khả năng hoàn trả các nguồn vốn vay, nguồn vốn sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, không mang lại lợi nhuận như mong muốn cho các nhà đầu tư. Dẫn đến huy động vốn gặp khó khăn hơn, các biện pháp áp dụng cho việc huy động và quản lý vốn sẽ gặp trở ngại. Như vậy, việc quản lý vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là nguyên tắc đầu tiên trong quản lý vốn của công ty.

* Quản lý vốn phải đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính, giúp công ty linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh

Vốn kinh doanh của công ty được huy động từ nhiều kênh khác nhau như: vốn chủ sở hữu, vốn vay của các TCTD ngân hàng, vốn huy động từ tín dụng thương mại, nguồn vốn người mua hàng trả trước tiền hàng. Đối với mỗi kênh huy động là những yêu cầu, ràng buộc khác nhau như lãi suất, thời hạn trả nợ, hạn mức tín dụng. Các yêu cầu này có thể làm hạn chế khả năng huy động vốn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, ngoài ra huy động vốn bên ngoài công ty, làm công ty mất tính tự chủ trong SXKD.

Do vậy, quản lý vốn phải đảm bảo các yêu cầu huy động vốn, đảm bảo tiến độ sử

phải đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính tại công ty, làm sao giảm sự ràng buộc của việc

sử dụng các nguồn vốn gây bất lợi cho khả năng tự chủ của công ty trong SXKD. Để thực hiện tốt yêu cầu này, công ty cần xây dựng cơ chế quản lý vốn, đa dạng nguồn huy động vốn, đa dạng hình thức huy động vốn, có mối liên kết hỗ trợ nhau giữa các nguồn vốn, quản lý tốt quá trình sử dụng vốn tại công ty để đạt đuợc hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

* Quản lý vốn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty

Trong nền kinh tế hiện nay, để tồn tại và phát triển thì công ty phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong đó năng lực tài chính là một yếu tố góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh.

Khi quản lý vốn tốt dẫn tới công ty sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm vốn bỏ ra, giảm chi phí cho công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc quản lý tốt vốn sẽ có quan hệ thuận chiều với khả năng cạnh tranh của công ty, góp phần giúp công ty thu đuợc lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh của mình.

* Quản lý vốn phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ việc khai thác hiệu quả giữa vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn khác

Hiện tại trong cơ cấu vốn sử dụng của Công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn. Điều này phản ánh rằng

Khi Công ty sản xuất kinh doanh mà sử dụng chủ yếu là nợ phải trả thì tính chủ

động trong việc khai thác và sử dụng bị hạn chế hơn, vì bị giới hạn về thời gian trả nợ, bị

ràng buộc bởi nhà cung cấp vốn và phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn này. Chính vì

vậy, công ty cần phân tích, đánh giá các dự án kĩ luống, có hiệu quả thì mới tổ chức thực

hiện và sử dụng nguồn vốn này để đầu tu. Cần cân đối giữa nguồn nợ phải trả với vốn chủ sở hữu cho hợp lý, tránh ứ đọng vốn, mất cân đối giữa các nguồn vốn huy động, có

nhu vậy hiệu quả đầu tu cao mà chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đảm bảo kết hợp khai

thác hiệu quả các nguồn vốn khác trong những thời điểm thích hợp.

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại CTY CP gang thép thái nguyên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 79 - 83)