Tình hình tài sản tại công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại CTY CP gang thép thái nguyên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 62)

2

Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 10,000 10,000

3

Các khoản phải thu

ngắn hạn 1,614,588 733,035 341,717 926,137 4 Hàng tồn kho 1,669,353 1,756,469 1,108,555 1,596,322 5 Tài sản ngắn hạn khác 43,723 142,141 47,381 70,818 I I Tài sản dài hạ n 5,628,212 6,517,525 6,828,588 6,815,057 Tài sản cố định 5,190,526 6,196,884 6,431,947 6,587,064 2

Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 51,572 27,002 25,153 22,905 3 Đầu tư dài hạn khác 386,114 293,639 371,488 205,088

2 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 6.97 6.76 13.8

8 10.80 3 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 2.49 1.39 1.18 1.05 4 Vòng quay tổng tài sản 1.28 0.85 0.83 0.76 5 LNST/Tổng tài sản % 1.67 0.01 (3.21) (0.23)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2014)

53

Để đánh giá cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản của Công, có thế sử dụng một số chỉ tiêu tài chính để phân tích.

ty

chua đạt hiệu quả. Chi tiết phản ánh qua các chỉ tiêu:

Vòng quay hàng tồn kho: chỉ tiêu này biến động tăng giảm qua các năm, năm 2011 vòng quay hàng tồn kho là 5.95 vòng, sang năm 2012 số vòng quay giảm chỉ còn 4.21 vòng, điều này cho thấy luợng hàng tồn kho gia tăng, vốn bị ứ đọng. Nhung sang năm 2013, số vòng quay lại tăng trở lại, phản ánh luợng vốn ứ đọng giảm, tình hình kinh

doanh có phần khả quan. Tuy nhiên đến năm 2014 số vòng quay hàng tồn kho lại giảm là 4.67 vòng, xét tổng thể phần tài sản này chiếm 16.79% trong tổng tài sản của Công ty,

điều này cho thấy việc kinh doanh của Công ty chua thực sự đuợc phục hồi, ổn định. Vòng quay các khoản phải thu: chỉ tiêu này cũng tăng giảm thất thuờng, năm 2011 là 6.97 vòng, sang năm 2012 giảm còn 6.76 vòng, đến năm 2013 tăng mạnh đạt 13.88 vòng, tiếp đến năm 2014 lại giảm xuống còn 10.80 vòng. Qua đó có thể nhận định trong hai năm 2011 và năm 2012, các khoản phải thu của khách hàng tuơng đối cao, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm thiểu vốn kinh doanh. Tuy nhiên hai năm 2013, năm 2014 thì giảm thiểu đáng kể phải thu khách hàng, tốc độ thu hồi vốn nhanh, nguyên nhân do nền kinh tế dần phục hồi, chính sách quản lý khoản phải thu, chính sách bán hàng của Công ty hợp lý khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, chính sách xử lý công nợ thực hiện tốt.

I Nguồn von 100 100 100 100

1 Nợ phải trả 77.05 78.65 80.02 81.72

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này có xu huớng giảm mạnh qua các năm, năm 2011 là 2.49, năm 2012 là 1.39, năm 2013 là 1.18 và năm 2014 chỉ còn 1.05, Điều này cho thấy với đồng vốn cố định bỏ ra mà tốc độ đem lại doanh thu thuần hàng năm lại giảm mạnh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định thực sự không hiệu quả.

Vòng quay tổng tài sản: chỉ tiêu này cũng giảm dần qua các năm, phản ánh một đồng tài sản bỏ ra đem lại 1.28 đồng doanh thu thuần năm 2011, tới năm 2014 thì một đồng tài sản bỏ ra đầu tu chỉ đem lại 1.05 đồng doanh thu thuần. Điều này cũng chứng tỏ chua đem hiệu quả sử dụng vốn.

LNST/Tổng tài sản: chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chua đạt, năm 2011 là 1.67% , năm 2012 là 0.01%, và hai năm 2013 và 2014 thậm chí tài sản đem vào sử dụng không tạo ra lợi nhuân sau thuế.

Thực trạng của việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của công ty trong giai đoạn 2011-2014 cũng là khó tránh khỏi trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng nhu trong nuớc suy thoái, đang trên đà phục hồi trở lại. Và với đặc thù ngành sản xuất công nghiệp nặng, số vốn đầu tu lớn, thế nên khi mức tiêu thụ của thị truờng giảm mạnh thì việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận là khó khăn. Công ty có thể duy trì sản xuất ổn định, giải quyết việc làm cho công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nuớc, đồng thời bằng việc lợi nhuận sau thuế năm 2014 chỉ lỗ hơn 20 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2013 đã cho Công ty thực sự cố gắng và kinh doanh có phần hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản còn đuợc Công ty giám sát thông qua cơ chế thanh tra, kiểm soát quản lý vốn. Điều này giúp cho Công ty nhận biết phần vốn nào quản lý, sử dụng chua hợp lý để điều chỉnh nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Công tác này thể hiện thông qua hoạt động:

- Thanh tra, kiểm soát nội bộ: Trên cơ sở dữ liệu quản lý, ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm thuờng xuyên giám sát hoạt động tài chính kế toán, công tác đầu tu xây dựng cơ bản tại các đơn vị, kịp thời chấn chỉnh những sai sót tồn tại.

- Thanh tra, kiểm soát thông qua kiểm toán: đây là nguyên tắc và quy trình không thể thiếu trong cơ chế quản lý vốn. Hàng năm Công ty kiểm toán đuợc lựa chọn là Công ty tu vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) có trách nhiệm kiểm toán toàn bộ Công ty và đơn vị thành viên. Các hoạt động kiểm toán bao gồm: Kiểm toán theo từng quỹ và kiểm toán cho năm tài chính với nội dung báo cáo kiểm toán gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Việc trích lập dự phòng đuợc Công ty thực hiện thuờng xuyên theo đúng quy định và huớng dẫn của Bộ tài chính.

2.2.3. Thực trạ ng co’ cấu von

Bảng 2.8: Tình hình c o cấu vốn t ạ i Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

công ty tăng nhẹ qua các năm, đạt 3.62 lần vào năm 2011, năm 2012 là 3.99, năm 2013 là 4.40 và năm 2014 là 4.67 lần chứng tỏ công ty có xu huớng sử dụng nhiều nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của mình.

Hiện tại, công ty sử dụng nợ vay nhiều để huy động vốn phục vụ cho hoạt động SXKD của mình. Khi sử dụng nhiều nợ vay giúp cho công ty có chi phí vốn thấp, nó phóng đại thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Mặc dù khi công ty sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu vốn có tác dụng tích cực đối với thu nhập. Nhung do quản lý chi phí chua tốt nên lợi nhuận tại công ty thấp so với doanh thu thuần. Đồng thời tỷ lệ nợ cao cũng chứa đựng những bất lợi nhiều từ rủi ro cho nguời vay và rủi ro về tài chính đối với

Công ty.

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014, lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ là con số duơng là 529,301 triệu đồng, song lợi nhuận truớc thuế lại bị âm là 78,900 triệu đồng. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp 229,656 triệu đồng, giảm đáng kể so với năm 2013 (62%) chứng tỏ Công ty đã cố gắng tiết kiệm giảm chi phí tối đa, nhung do chi phí tài chính cao 304,013 triệu đồng, vẫn có những khoản vay của Công ty bị lãi suất cao 11-12%/năm trong khi mặt bằng lãi suất trên thị truờng đang giảm, là nguyên nhân làm cho lợi nhuận Công ty bị âm, điều này vẫn chứng tỏ quản lý chi phí của Công ty chua thực sự hiệu quả, còn nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết.

2.2.4. Co’ chế đ i ều hoà vốn tạ i Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên là một công ty cổ phần có vốn của nhà nuớc hạch toán độc lập, thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam. Công ty đuợc quyền thay mặt nhà nuớc quản lý vốn nhà nuớc tại công ty cổ phần Gang thép, có quyền điều động vốn từ công ty tới các nhà máy, đơn vị thành viên và nguợc lại. Vốn Nhà nuớc của công ty đuợc cấp trực tiếp từ Nhà nuớc. Nhu vậy điều hoà vốn của công ty đuợc thực hiện với 2 nội dung:

- Điều hoà vốn trong nội bộ công ty: Từ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên gồm các đơn vị nhu: đơn vị nguyên liệu gồm 6 đơn vị, đơn vị công nghệ là 7 đơn vị, đơn vị phục vụ phụ trợ 3 đơn vị, đơn vị tiêu thụ trực tiếp sản phẩm gồm 5 đơn vị, đây là nơi trực tiếp điều hành mạng luới và cũng nhu phát sinh doanh thu của công ty. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên thực hiện giao vốn cho các đơn vị thành viên để quản lý và sử dụng phù hợp với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị thành viên theo nguyên tắc: bảo toàn, hiệu quả và phát triển.

Vốn luu động tại công ty giao một lần cho các đơn vị thành viên đã đuợc giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và giao hàng năm cho các đơn vị thành viên đuợc giao quyền tự chủ kinh doanh trên cơ sở vốn và nguồn lực của công ty.

Các đơn vị thành viên, trực thuộc công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đều hạch toán độc lập, sử dụng vốn của công ty giao cho theo các quy định có hiệu lực,

khi thiếu vốn có thể huy động duới sự phê duyệt và bảo lãnh của công ty.

- Điều hoà vốn giữa công ty và Tổng công ty Thép Việt Nam: Tổng công ty thực hiện giao vốn thuộc sở hữu Nhà nuớc bao gồm vốn ngân sách, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và vốn tự có của công ty. Công ty đuợc cấp bổ xung vốn khi Tổng công ty thấy cần thiết phải đầu tu để hỗ trợ kinh doanh, hoặc để thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao bổ xung hoặc tăng giảm vốn theo quy định hiện hành.

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đuợc quyền giữ lãi khoản lợi nhuận sau

thuế để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và trích lập các quỹ theo quy định.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

2.3.1. Những kết quả đ ạt đ ược

Nghiên cứu mặt tích cực trong cơ chế quản lý vốn của công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên một số năm qua cho thấy:

Trong tổng số vốn của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên có một phần lớn vốn thuộc sở hữu của nhà nuớc. Công ty có quyền sử dụng số vốn đuợc giao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên có quyền thay đổi cơ cấu vốn, đuợc sử dụng vốn của mình đầu tu ra ngoài nhu: phát hành cổ phiếu, mua trái phiếu, góp vốn liên doanh, thực hiện các hình thức đầu tu khác theo quy định của pháp luật, góp phần tăng quy mô vốn của công ty, từ đó góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

Cơ chế huy động vốn những năm qua đã tạo ra sự đa dạng hoá các hình thức huy động và điều hoà vốn theo huớng tập trung đuợc nguồn vốn của Nhà nuớc giao,

khai thác mạnh nguồn vốn trong nuớc, tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tu phát triển các hoạt động kinh doanh của Công ty. Điều này đã giúp Công ty phát huy nguồn lực nội bộ để mở rộng quy mô, đầu tu chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Cơ chế quản lý vốn này cũng tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên huy động vốn phục vụ nhu cầu của sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả

là công ty đã huy động đuợc một luợng vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công

ty đã khai thác và cân đối nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và

đầu tu xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc trong thiết bị để phục vụ cho sản xuất kinh

doanh, bổ sung vốn luu động kinh doanh các đơn vị thành viên, giải quyết đuợc khó khăn về vốn cho các đơn vị, đồng thời nguồn vốn huy động từ liên doanh cũng góp phần

đảm bảo tính cân đối trong công ty.

Cơ chế quản lý và sử dụng vốn đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, góp phần tạo ra quy mô vốn tuơng đối lớn cho Công ty. Mặc dù Công ty chuyển đổi sang công ty cổ phần, nhung việc áp dụng cơ chế quản lý vốn hiện tại đã tạo ra sứ mạnh cho Công ty trên cơ sở tập hợp và khai thác tốt nguồn vốn của các đơn vị thành viên. Với chức năng và nhiệm vụ đuợc giao, các đơn vị thành viên thực hiện khai thác, sản xuất để tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất luợng tốt để chuyển tiếp tới các đơn vị tiêu thụ, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tạo doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.

Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản cũng đuợc quy định rõ ràng, nhờ đó tài sản của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đuợc quản lý tuơng đối tốt. Cơ chế quản lý tài sản cụ thể rõ ràng đã giúp các đơn vị thành viên quản lý tốt TSCĐ hiện có. Ngoài ra, công tác thanh lý, nhuợng bán .. những TSCĐ không còn sử dụng đuợc các đơn vị thành viên thực hiện theo đúng phân cấp và thẩm quyền.

Với mục tiêu nâng cao năng lực SXKD, đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu của thị truờng trong và ngoài nuớc. Công ty đã đầu tu rất nhiều trang thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất. Hơn nữa ngành sản xuất thép là ngành kinh tế đặc thù đòi hỏi vốn đầu tu ban đầu rất lớn, để khắc phục tình trạng thiếu vốn, công ty đã chủ động giải quyết nhu cầu vốn kinh doanh bằng phuơng thức thuê tài sản. Hình thức này có uu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho nguời thuê mua trong việc thanh toán, có thể lựa chọn thời hạn tuỳ theo khả năng của mình, lãi suất phù hợp và thuờng thấp hơn lãi suất của ngân hàng và đã rất phổ biến trên thế giới và đuợc nhiều công ty áp dụng. Tuy nhiên, phuơng thức thuê tài sản còn rất mới mẻ đối với công ty. Và tỷ trọng của tài sản thuê tài chính trong tổng tài sản của công ty chiếm tỷ trọng còn tuơng đối nhỏ trên tổng tài sản.

quy định cụ thể trách nhiệm của giám đốc các đơn vị trong quản lý nguồn vốn khấu hao. Phòng kế toán thống kê tài chính tại công ty có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban chức năng của công ty thực hiện quản lý nguồn vốn khấu hao theo đúng quy định của Nhà nuớc và của Tổng công ty Thép Việt Nam.

Hoạt động kiểm soát nguồn vốn, đảm bảo vốn đuợc sử dụng đúng mục đích tránh lãng phí, thất thoát là một trong những quy định trong quy chế của công ty. Mục tiêu của kiểm soát nguồn vốn là công ty phải kiểm soát kế hoạch nguồn vốn thật sát sao vì kế hoạch nguồn vốn chính xác sẽ dẫn đến đảm bảo một chiến luợc kinh doanh thành công, giảm thiểu rủi ro về thất thoát nguồn vốn.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, Cơ chế huy động vốn tuy buớc đầu có chủ truơng huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau nhung chua có quy định cụ thể về vấn đề nay, nên hiện nay Công ty vẫn chua tranh thủ triệt để các kênh huy động khác nhu phát hành chứng khoán, đa dạng hoá sở hữu để thu hút vốn từ các nhà đầu tu.

Cơ chế huy động vốn còn bị hạn chế trong phân cấp huy động, chua tuơng xứng

với quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị. Theo cơ chế hiện tại thì vốn chủ yếu đuợc huy động tập trung tại công ty, các đơn vị thành viên khi cần huy động vốn cần có sự bảo

lãnh của Công ty. Điều này tạo ra tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên.

Một phần của tài liệu 0028 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại CTY CP gang thép thái nguyên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w