CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.1. Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp cần thiết phục vụ cho đề tài đƣợc thu thập từ các nguồn: Cục hải quan tỉnh Hà Giang, Tổng cục hải quan, Cục thống kê và Bộ Tài chính đã công bố ở dạng bản cứng và bản điện tử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số liệu của các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả về lĩnh vực mà đề tài quan tâm.
2.3.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phiếu khảo sát đánh giá theo mẫu chuẩn bị sẵn và xử lý theo trình tự: Xây dựng mẫu phiếu khảo sát, lựa chọn đối tƣợng khảo sát, tiến hành khảo sát và đƣa dữ liệu thu thập đƣợc vào chƣơng trình SPSS xử lý phân tích theo phƣơng pháp thống kê mô tả.
2.3.2.1. Mô tả mẫu Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát là công cụ đo lƣờng đƣợc thiết kế để đánh giá mức độ hài lòng về công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải tỉnh Hà Giang.
Hai mẫu phiếu khảo sát đƣợc thiết kế để khảo sát cán bộ, công chức (CBCC) hải quan và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các chi cục thuộc Cục hải tỉnh Hà Giang. Câu hỏi trong hai mẫu phiếu khảo sát có nội dung và cấu trúc tƣơng tự nhau, gồm 4 phần chính là thông tin chung về đối tƣợng khảo sát; đánh giá về phƣơng pháp quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của CBCC hải quan; đánh giá về công tác phát triển cải cách hiện đại hóa trong quản lý hải quan. Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế theo phƣơng châm thu thập nhiều nhất các thông tin có thể, đồng thời giúp cho việc ghi chép thuận lợi, tăng tính thống nhất và bảo đảm chất lƣợng số liệu điều tra, khảo sát.
Để thu thập thông tin từ doanh nghiệp và CBCC hải quan, học viên dùng thang đo Likert (1932), gồm 5 mức độ để ngƣời khai hải quan và CBCC hải quan đƣợc điều tra lựa chọn. Với thang đo Likert đo mức độ hài lòng từ thấp đến cao để lƣợng hoá nhận định của ngƣời đƣợc điều tra:
(1) (2) (3) (4) (5) Rất không Không đồng ý Không có Đồng ý Rất đồng ý đồng ý ý kiến
Trong phiếu khảo sát, để đánh giá mức độ hài lòng về những nhận định thì ngƣời khai hải quan và CBCC hải quan sẽ đánh dấu “X” cho phƣơng án trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của mình.
Câu hỏi khảo sát đƣợc chia thành 3 mảng chính. Mảng thứ nhất là đánh giá mức độ hài lòng về phƣơng pháp quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa chia thành 5 tiêu chí (biến quan sát): về việc thực thi chính sách quản lý, thực hiện quản lý bằng công cụ thuế, thực hiện quy trình thủ tục hải quan, quy định điều kiện doanh nghiệp đƣợc kinh doanh tạm nhập tái xuất, quy định về hồ sơ hải quan. Mảng thứ hai là đánh giá mức độ hài lòng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của CBCC hải quan chia thành 3 tiêu chí: kỹ năng, trình độ nghiệp vụ; chất lƣợng giải quyết công việc; thái độ khi thi hành công vụ. Mảng thứ ba đánh giá giá mức độ hài lòng về công tác cải cách hiện đại hóa trong quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chia thành 3 tiêu chí: Triển khai hải quan điện tử và thông quan tự động; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; trang bị cơ sở vật chất kỹ, thuật phục vụ quản lý.
2.3.2.2. Đối tượng khảo sát
- Về điều tra khảo sát Doanh nghiệp:
+ Mục đích điều tra, khảo sát: thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất của Cục hải quan tỉnh Hà Giang, đánh giá của doanh nghiệp về quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK và tham khảo những đề xuất của doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. + Danh sách doanh nghiệp đƣợc chọn khảo sát là 80 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong số hơn 200 doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK qua các đơn vị thuộc Cục hải quan tỉnh Hà Giang. Trong đó có 30 công ty cổ phần, chiếm 37,5 %; 49 công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 61,3 % và 01 là loại hình doanh nghiệp khác, chiếm 1,3%.
- Về điều tra khảo sát CBCC hải quan:
+ Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014. + Mục đích điều tra, khảo sát: lấy ý kiến CBCC hải quan để đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và yêu cầu đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu quả quản lý.
+ Danh sách CBCC hải quan đƣợc lựa chọn khảo sát là 102 CBCC trong tổng số 134 CBCC của Cục hải quan tỉnh Hà Giang. Trong đó: lãnh đạo là 24 ngƣời, chiếm 23,5%; nhân viên (công chức trực tiếp thực hiện quy trình thủ tục hải quan, công chức làm công tác tham mƣu, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan) là 78 ngƣời, chiếm 76,5 %.