Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại cục hải quan tỉnh hà giang (Trang 80 - 86)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tá

tái xuất

Trên cơ sở lý luận và qua nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang nhƣ đã trình bày ở trên, đồng thời với định hƣớng phát triển ngành hải quan Việt Nam nói chung và Cục hải quan tỉnh Hà Giang nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây:

- Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất để phát hiện những chồng chéo mâu thuẫn, đề xuất bổ sung những sơ hở trong các quy định. Trong lĩnh vực quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất hiện nay chƣa xây dựng một văn bản nào hoàn chỉnh để điều chỉnh một cách toàn diện hoạt động này. Các quy định điều chỉnh hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa nằm trong Luật Thƣơng mại, Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu- nhập khẩu, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế bảo vệ môi trƣờng, Luật quản lý thuế, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, Ngành. Chính vì nằm rải

rác nhƣ vậy nên việc nghiên cứu triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do không thể nắm bắt một cách có hệ thống. Hơn nữa, trong các quy định của pháp luật để quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất còn chồng chéo và nhiều quy định không tƣơng thích với luật pháp quốc tế. Mặt khác, các quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất cũng còn bộc lộ nhiều sơ hở để một số doanh nghiệp lợi dụng nhằm buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển hàng cấm, hàng vi phạm các công ƣớc quốc tế về bảo tồn động thực vật hoang dã quý hiếm, hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng... Hiện nay, do các quy định đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất còn phân tán và nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên trong quá trình triển khai thực hiện có tình trạng cùng trong ngành Hải quan nhƣng mỗi địa phƣơng có cách hiểu khác nhau và cách thực hiện khác nhau. Do đó cần thiết phải hệ thống hóa toàn bộ các quy định liên quan đến hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa để đƣa vào một văn bản điều chỉnh riêng nhằm giúp cơ quan hải quan và doanh nghiệp cùng thuận lợi trong khi thi hành và áp dụng pháp luật.

- Thực hiện quy trình thủ tục hải quan, xây dựng phƣơng án kiểm tra, giám sát, biện pháp quản lý đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý hải một cách chặt chẽ theo hƣớng: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải đƣợc lƣu giữ trong khu vực cửa khẩu thuộc phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. Trƣờng hợp doanh nghiệp muốn đƣa hàng về kho, bãi của doanh nghiệp để bảo quản trong thời gian đƣợc lƣu giữ tại Việt Nam thì phải đăng ký với cơ quan hải quan, cơ quan hải quan chỉ giải quyết cho doanh nghiệp đƣa hàng về bảo quản với điều kiện phải đáp ứng đƣợc các điều kiện về giám sát quản lý của cơ quan hải quan. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt cao hoặc hàng hóa kinh doanh phải có Giấy phép của Bộ Công thƣơng chỉ đƣợc phép lƣu giữ trong khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái

xuất hoặc trong khu vực cảng nội địa hoặc kho ngoại quan đảm bảo sự giám sát của cơ quan hải quan.

Việc hồi báo hàng hóa đã tái xuất giữa các chi cục hải quan phải đƣợc thực hiện một cách kịp thời và chính xác. Việc xác nhận thực xuất của công chức hải quan trên tờ khai hải quan phải đƣợc lãnh đạo chi cục hải quan cửa khẩu ký xác nhận và đóng dấu của chi cục để tránh trƣờng hợp doanh nghiệp lợi dụng làm giả chữ ký, con dấu công chức hải quan để hợp thức hóa hồ sơ khi thanh khoản;

Phân cấp cho chi cục trƣởng chi cục hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy trình thủ tục hải quan tại chi cục theo hƣớng cá thể hóa trách nhiệm cho từng cán bộ, công chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận nghiệp vụ trong các tổ, đội thuộc chi cục. Lãnh đạo chi cục hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại các tổ, đội và chịu trách nhiệm thực hiện việc phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị hải quan cùng cấp và các ngành chức năng có liên quan. Chi cục trƣởng chi cục hải quan cửa khẩu triển khai việc xây dựng và áp dụng các biện pháp truy tìm và xử lý đối với những lô hàng tạm nhập quá thời hạn quy định mà chƣa tái xuất, vận chuyển không đúng tuyến đƣờng, không đúng thời gian vận chuyển đã đăng ký với cơ quan hải quan.

- Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tác nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC hải quan

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa cũng nhƣ các loại hình XNK thƣơng mại khác đều phải tuân thủ các quy trình thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan. Tuy nhiên, do đặc thù của loại hình kinh doanh XNK này mang tính dịch vụ thƣơng mại và tƣơng đối phức tạp, nhậy cảm, dễ bị lợi dụng để buôn lậu, gian lận thƣơng mại đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ nhƣng cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế. Do đó có thể thấy việc

tập trung nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức và lãnh đạo trực tiếp làm công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất là rất cần thiết nhằm xây dựng một lực lƣợng cán bộ hải quan vừa tinh thông nghiệp vụ hải quan, có kiến thức sâu rộng về kinh tế, pháp luật, thông thạo ngoại ngữ, vừa có phẩm chất trong sáng vững vàng, tận tụy trong công việc. Để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức hải quan, trƣớc hết cần tập trung chỉ đạo và bố trí kinh phí thỏa đáng cho đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng thƣờng xuyên đối với công chức, xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức theo các tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn bổ nhiệm, sử dụng CBCC hải quan;

Về phƣơng thức đào tạo, cần nghiên cứu cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, kết hợp giữa cử cán bộ đi đào tạo tại các trƣờng lớp chính quy với việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục hải quan tỉnh Hà Giang, coi trọng việc truyền đạt, hƣớng dẫn của cán bộ quản lý, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm đối với cán bộ trẻ, mới vào ngành công tác;

Đi đôi với công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hải quan, Cục hải quan tỉnh Hà Giang cần tăng cƣờng công tác chính trị, tƣ tƣởng và quản lý cán bộ. Những công việc hàng ngày mà cán bộ, công chức hải quan đảm nhiệm phải thƣờng xuyên tiếp xúc với tiền, hàng trong khi đời sống của đại đa số cán bộ nhân viên hải quan chƣa cao. Trên thực tế cũng đã xảy ra một số trƣờng hợp cán bộ hải quan vụ lợi, bị lôi kéo nên đã thông đồng, tiếp tay cho doanh nghiệp buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Do vậy, cần phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức quản lý cho cán bộ lãnh đạo các cấp, phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa các cấp quản lý, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa các đơn vị

thuộc và trực thuộc Cục; đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế đã đề ra; coi trọng công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, danh dự và trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ, công chức hải quan. Thƣờng xuyên tổ chức phê bình và tự phê bình, bảo vệ chính trị nội bộ, có phƣơng án phòng ngừa đối với các đơn vị, địa bàn, công việc trọng điểm; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện quản lý cán bộ thông qua quản lý công việc, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trƣờng hợp sai phạm và kịp thời khen thƣởng, động viên những nhân tố tích cực, những việc làm tốt; tiến hành rà soát, đánh giá đúng lực lƣợng, sắp xếp và điều chỉnh cán bộ cho hợp lý, đặc biệt ở những khâu trọng yếu;

Phát động các phong trào thi đua yêu nƣớc với hình thức và nội dung thiết thực, phù hợp với hoạt động thực tiễn của từng đơn vị. Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong việc giáo dục, động viên Đảng viên, Đoàn viên hƣởng ứng, thực hiện các cam kết và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, phát hiện và nhân rộng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.

- Đẩy mạnh cải cách, phát triển hiện đại hóa biện pháp quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo phƣơng thức điện tử và thông quan tự động dựa trên nền tảng phần mềm công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo theo dõi thông tin về hàng hóa từ khi tạm nhập đến khi tái xuất, hồi báo chuyển cửa khẩu, thanh khoản hồ sơ và thông tin về xử lý vi phạm của lô hàng;

Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin để quản lý hàng hóa trong thời gian lƣu giữ tại Việt Nam;

Nâng cao chất lƣợng việc áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Tiến hành mô tả

chức danh công việc chi tiết, cụ thể rõ ràng, đồng thời tập trung lãnh đạo và phân cấp mạnh đến các chi cục và tƣơng đƣơng, chỉ số hoá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro tại từng cấp; đẩy mạnh công tác trao đổi và cung cấp thông tin giữa hải quan và doanh nghiệp để góp phần xây dựng môi trƣờng tuân thủ pháp luật về hải quan;

Tập trung đẩy mạnh công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan nhằm thu thập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, về hoạt động thƣơng mại, nguồn hàng, địa điểm trung chuyển hàng hóa, những biến động của chính sách biên mậu của nƣớc nhận hàng. Trên cơ sở đó những khâu nào có độ rủi ro cao nhất thì tập trung nguồn nhân lực, vật lực để giám sát, kiểm tra. Còn những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, có đầy đủ thông tin về họ kinh doanh lành mạnh thì giảm tối đa sự can thiệp của cơ quan hải quan. Có nhƣ vậy, sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và chi phí hành chính góp phần tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Xây dựng và áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo hải quan trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, tự động hoá cao; thiết lập, duy trì cơ chế phối hợp hiệu quả, chia sẻ thông tin với các cơ quan nhà nƣớc khác, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan. Xây dựng lực lƣợng, kiện toàn tổ chức bộ máy chuyên trách thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan ở cấp Cục và cấp chi cục;

Đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác cho các đơn vị hải quan nhƣ nâng cao tốc độ đƣờng truyền viễn thông, trang bị máy vi tính thế hệ mới với tốc độ xử lý cao; cân điện tử và máy soi container phục vụ kiểm tra hàng hóa; nuôi dƣỡng và huấn luyện chó nghiệp vụ để phục vụ công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Tăng cƣờng phối hợp giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Để đảm bảo công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật khác cần phải có cơ chế phối hợp, xây dựng quy chế trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan Cục hải quan tỉnh Hà Giang với Công an, cơ quan thuế, Bộ đội Biên phòng, lực lƣợng Quản lý thị trƣờng, các tổ chức tín dụng, Chính quyền địa phƣơng. Có đƣợc sự phối hợp đồng bộ, việc áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật đối với hoạt động XNK nói chung và hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa nói riêng sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong giai đoạn hiện nay;

Bám sát chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh Hà Giang về chủ trƣơng phát triển kinh tế biên mậu, quản lý hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, đồng thời kiến nghị các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại cục hải quan tỉnh hà giang (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)