Đánh giá tổng quát thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại cục hải quan tỉnh hà giang (Trang 69 - 76)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hả

3.2.3. Đánh giá tổng quát thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm

nhập, tái xuất thời gian qua tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang

3.2.3.1. Về ưu điểm

- Về thực hiện cơ chế, chính sách:

Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất và quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động này đã đƣợc quy định tại Luật thƣơng mại, Luật Hải quan và các quy định phải kể đến nhƣ: Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điển tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại; Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ Tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; Thông tƣ số 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011 của Bộ Công thƣơng quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh; Thông tƣ số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công thƣơng quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất một số loại hàng hóa; Thông tƣ số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thủ tục hải quan ; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tƣ số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài Chính quy định tủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; Thông tƣ số 33/2010/TT-BTC ngày 11/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh; Thông tƣ số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điển tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại; Thông tƣ số 04/2006/TT-BTM hƣớng dẫn một số quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Nhƣ vậy, về cơ bản cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất là đã có, chính sách quản lý đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thủ tục hải quan khá đơn giản và thông thoáng;

Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động tại địa phƣơng nơi có hàng hóa đi qua (bao gồm lao động trong các công ty hoạt động xuất nhập khẩu hàng tạm nhập tái xuất, vận tải container, các hãng vận tải, giao nhận kho vận, các thƣơng nhân kinh doanh kho bãi và bốc xếp hàng hóa tại cửa khẩu);

Các doanh ngiệp hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất đã thu đƣợc nguồn thu đáng kể từ việc thu phí dịch vụ hoa hồng để trung chuyển hàng hóa từ các nƣớc sang Trung Quốc (theo tính toán của các thƣơng nhân 01 container hàng thực phẩm đông lạnh trung chuyển qua cảng Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc thu đƣợc phí dịch vụ hoa hồng từ 60-80 triệu đồng, một container hàng bình thƣờng khác thu phí dịch vụ từ 20-25 triệu đồng). Góp phần tăng nguồn thu cho địa phƣơng thông qua việc thu phí bến bãi đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

- Về tổ chức thực hiện quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

Đã có hệ thống văn bản hƣớng dẫn khá đầy đủ về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất từ khâu đăng ký tờ khai; kiểm tra thực tế hàng hóa; giám sát hàng hóa tái xuất qua biên giới đến khâu thanh khoản tờ khai tạm nhập;

Có quy chế phối hợp giữa các lực lƣợng trong Chi cục Hải quan, giữa các Chi cục hải quan thuộc Cục hải quan tỉnh, thành phố thông qua biên bản bàn giao, thông qua hồi báo qua fax, bằng điện thoại trao đổi trực tiếp;

Việc giám sát, quản lý hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đƣợc triển khai đồng bộ giữa các lực lƣợng chuyên trách của cơ quan hải quan từ khâu thủ tục thông quan, khâu giám sát, khâu kiểm tra, kiểm soát, khâu thanh khoản tờ khai hàng hóa tạm nhập, tƣơng ứng với các khâu đó có các bộ phận nhƣ: Đội nghiệp vụ, Tổ kiểm soát thuộc Chi cục hải quan, Đội kiểm soát chống buôn lậu, Phòng nghiệp vụ, Chi cục kiểm tra sau thông quan.

3.2.3.2. Một số tồn tại, bất cập và nguyên nhân

- Tồn tại, bất cập về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý:

Thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất phát triển mạnh cả quy mô lẫn tốc độ, ngoài các mặt hàng truyền thống có nổi lên một số mặt hàng không đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm gây ô nhiễm môi trƣờng, có biểu hiện gian lận thƣơng mại, trốn thuế, thẩm lậu hàng hóa vào nội địa… nhƣ xăng dầu, gỗ, đặc biệt là thực phẩm đông lạnh, phế liệu. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách quản lý về loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhƣ Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính Phủ, Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, Ngành chậm đƣợc ban hành, chƣa theo kịp thực tế nên đã bộc lộ những sơ hở, bất cập dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng để làm trái quy định, gây ra những trở ngại lớn, làm phức tạp thêm nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, đời sống xã hội và môi trƣờng. Một số

quy định còn chồng chéo, không đồng bộ và chƣa thật sự minh bạch gây khó khăn trong quá trình thực hiện quản lý, dễ phát sinh tiêu cực.

Việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhƣ hiện nay không thực sự đúng bản chất của tạm nhập, tái xuất hàng hóa (hàng hóa phải đƣợc giữ nguyên trạng) do theo quy định hiện nay doanh nghiệp đƣợc phép chia nhỏ lô hàng để dễ vận chuyển khi tái xuất đã làm cho công tác giám sát quản lý của cơ quan hải quan gặp nhiều khó khăn;

Thời gian hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đƣợc lƣu lại tại Việt Nam quá dài. Đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất thông thƣờng doanh nghiệp có thể mang hàng về bảo quản trong thời gian lƣu giữ tại Việt Nam cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cơ quan Hải quan trong việc giám sát, quản lý tính nguyên trạng của hàng hóa, đặc biệt là trong khâu thanh khoản hồ sơ và theo dõi thuế;

Thời gian thanh khoản hồ sơ tạm nhập tái xuất dài nên việc theo dõi thanh khoản cũng gặp nhiều khó khăn, sơ hở lớn nhƣ trƣờng hợp doanh nghiệp tạm nhập một lƣợng lớn hàng hóa sau đó bán tiêu thụ nội địa rồi bỏ trốn hoặc tự giải thể doanh nghiệp;

Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất không bị hạn chế hay cấm kinh doanh những mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, mặt hàng nhạy cảm có thể ảnh hƣởng đến môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch bệnh thông qua việc vận chuyển những mặt hàng này trên lãnh thổ Việt Nam, chƣa kể đến hàng hóa nguy hiểm, độc hại có thể thẩm lậu vào nội địa;

Cơ chế, chính sách quản lý và thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quá thông thoáng nên đối tƣợng hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất quá rộng. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất cũng chƣa đƣợc chặt chẽ, hàng tạm nhập tái xuất không thuộc đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế

tiêu thụ đặc biệt nên có doanh nghiệp lợi dụng khai loại hình tạm nhập, tái xuất nhƣng thực chất là tiêu thụ nội địa, sau đó thực hiện khai bổ sung chuyển sang loại hình nhập khẩu để kéo dài thời gian phải nộp thuế.

- Tồn tại, bất cập trong tổ chức thực hiện quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

Hàng hóa làm thủ tục tạm nhập từ các nƣớc nhƣ Mỹ, Brazil, các nƣớc châu Phi, Nam Mỹ và một số nƣớc Châu Á nhƣ Hồng Kông, Lào, Campuchia… sau đó tái xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Hà giang về bản chất vừa có tạm nhập, tái xuất vừa có dịch vụ trung chuyển để hƣởng hoa hồng do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm dịch vụ cho các doanh nghiệp Trung Quốc, dẫn đến thƣờng xuyên bị động về nguồn hàng, điều kiện giao nhận, thanh toán, chi phí, thời gian tái xuất, địa điểm tái xuất. Hoạt động giao nhận hàng hóa chủ yếu thực hiện theo chính sách Biên mậu của Trung Quốc nên thiếu tính ổn định, trong khi đó cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hãng vận tải, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý còn hạn chế, việc nắm tình hình thay đổi của chính sách Biên mậu còn chƣa kịp thời nên chƣa điều tiết đƣợc lƣợng hàng đƣa đƣa lên khi phía Trung Quốc tăng cƣờng kiểm soát tại các cửa khẩu, điểm thông quan tại biên giới làm cho hàng hóa tái xuất chậm hoặc không tái xuất đƣợc gây nên tình trạng tồn đọng, ùn tắc tại biên giới dẫn đến hàng hóa bị hƣ hỏng, xuống cấp;

Cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông lên biên giới, kho bãi chứa hàng chƣa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ do đó hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thƣờng phải dỡ ra, chia nhỏ container để vận chuyển qua biên giới nên dễ bị lợi dụng thẩm lậu vào nội địa. Cung đƣờng vận chuyển dài (Hải Phòng- lên cửa khẩu thuộc tỉnh Hà Giang khoảng 450-500 Km, từ các tỉnh có biên giới giáp Lào, Campuchia lên đến Hà Giang trên 1.000 Km), thời gian vận chuyển

lâu, trong khi biện pháp giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập lên cửa khẩu tái xuất thực hiện biện pháp thủ công đối với phƣơng tiện chứa hàng bằng niêm phong hải quan (seal hải quan) nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng để tự ý dữ niêm phong hải quan bán hàng trong nội địa hoặc xuất hàng không đúng nơi đƣợc phép tái xuất, giả mạo niêm phong hải quan;

Một vấn đề nhƣng đƣợc hƣớng dẫn tại nhiều văn bản khác nhau: Chính sách quản lý, các quy định, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất tƣơng đối đầy đủ nhƣng đƣợc hƣớng dẫn tại nhiều văn bản khác nhau làm cho công chức hải quan phải tra cứu nhiều văn bản khi tực hiện dẫn đến tình trạng một số trƣờng hợp thực hiện chƣa thống nhất;

Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất lƣu trong nội địa còn phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng, theo quy định hiện hành thì cơ quan hải quan phải giám sát, quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời gian hàng lƣu tại Việt Nam hoặc giao cho chủ hàng tự bảo quản và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Tuy nhiên, chƣa có quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ hàng cũng nhƣ trách nhiệm của chi cục hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa tạm nhập hay chi cục hải quan cửa khẩu nơi hàng tái xuất trong việc kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện đúng quy định giữ nguyên trạng hàng hóa hay không.

- Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập:

Việc thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về hải quan, hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn mang tính hình thức, chiếu lệ chƣa thực sự hiệu quả;

Khâu tổ chức thực hiện ở chi cục hải quan cửa khẩu, tổ chức kiểm tra cơ sở của Cục hải quan tỉnh vẫn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Đặc biệt, có trƣờng hợp nghi ngờ bản chất của hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực chất là hoạt động quá cảnh, hoạt động chuyển khẩu đơn thuần nhƣng

chƣa kiên quyết đấu tranh với chủ hàng để giải quyết thủ tục hải quan theo đúng bản chất của loại hình xuất nhập khẩu mà vẫn chấp nhận cho doanh nghiệp đƣợc đăng ký tờ khai theo loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất dẫn đến tình trạng khi cơ quan chức năng phát hiện có vi phạm thì doanh nghiệp thƣờng từ chối nhận hàng để trốn tránh trách nhiệm trƣớc pháp luật;

Công tác kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan tỉnh Hà Giang chƣa chú trọng đến kiểm tra đối với loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chi cục hải quan, trong Cục hải quan tỉnh và với các đơn vị khác trong ngành hải quan vẫn còn lỏng lẻo, chƣa thực sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất mà cụ thể là sự phối hợp giữa bộ phận thực hiện thủ tục với bộ phận giám sát trong chi cục chƣa thật sự hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý, trao đổi thông tin giữa các bộ phận còn thiếu, chƣa kịp thời. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, lực lƣợng trong toàn Cục chƣa chặt chẽ, các nghiệp vụ thủ tục tại cửa khẩu, nghiệp vụ điều tra, kiểm soát của lực lƣợng chống buôn lậu và nghiệp vụ của lực lƣợng kiểm tra sau thông quan nhiều khi vẫn triển khai một cách độc lập, thiếu sự liên kết hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện;

Công tác thông tin, hồi báo kết quả kiểm tra giám sát đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất giữa các chi cục hải quan chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Vẫn còn tình trạng chậm hồi báo giữa các chi cục hải quan cửa khẩu gây khó khăn cho công tác theo dõi thanh khoản của chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập về thời gian, chƣa thực hiện đúng quy định, làm ảnh hƣởng đến thời hạn thanh khoản tờ khai của chi cục hải quan đăng ký tờ khai tạm nhập.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HÀNG HÓA KINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại cục hải quan tỉnh hà giang (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)