Các điều kiện đảm bảo thực hiện hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại cục hải quan tỉnh hà giang (Trang 86 - 107)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Các điều kiện đảm bảo thực hiện hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh

doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang

- Thứ nhất, kiến nghị đối với Chính phủ quy định tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhƣ: hành vi tự ý tiêu thụ nội địa hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; chậm thanh khoản tờ khai tạm nhập tái xuất; tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu không đúng quy định; khai báo không đúng về tên hàng, số lƣợng hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

- Thứ hai, kiến nghị đối với Bộ Công Thƣơng quy định về điều kiện doanh nghiệp đƣợc hoạt động kinh doanh tam nhập tái xuất: Điều kiện đƣợc hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chỉ

đạo tại Chỉ thị số 23/CT-TTg này 07/9/2012, tuy nhiên chỉ đối với một số mặt hàng đặc biệt nhƣ xăng dầu, thực phẩm đông lạnh mới quy định điều kiện để doanh nghiệp đƣợc phép hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, còn các hàng hóa khác không quy định điều kiện mà chỉ cần là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là đƣợc hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa. Quy định này làm cho đối tƣợng tham gia hoạt động tạm nhập tái xuất rất đa dạng, phức tạp, trong khi hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất đƣợc lƣu lại tại Việt Nam khá dài, nếu không có các điều kiện ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp thì cơ quan chức năng sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa, thậm chí là không kiểm soát đƣợc tình hình trong trƣờng hợp doanh nghiệp cố tình tạm nhập ồ ạt một lƣợng lớn để tiêu thụ nội địa sau đó bỏ trốn khỏi địa chỉ đã đăng ký, hoặc mất tích. Do vậy, cần thiết phải quy định về điều kiện doanh nghiệp đƣợc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa nhƣ đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh, có nhƣ vậy cơ quan chức năng mới quản lý đƣợc hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa;

Kiến nghị quy định rút ngắn thời gian hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đƣợc phép lƣu giữ tại Việt Nam: Hiện tại thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đƣợc phép lƣu lại tại Việt nam là quá dài dẫn đến việc giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn do không đủ lực lƣợng và phƣơng tiện để thực hiện nhiệm vụ giám sát quản lý. Ngoài ra, thời gian lƣu tại Việt Nam quá dài cũng phát sinh một số tiêu cực khi doanh nghiệp lợi dụng để chiếm dụng tiền thuế của nhà nƣớc;

Kiến nghị quy định cụ thể về chủng loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất và hạn chế cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm dừng nhập khẩu, tạm dừng xuất khẩu;

Kiến nghị quy định không cho phép tiêu thụ nội địa đối với một số mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu.

- Thứ ba, kiến nghị đối với Bộ Tài Chính (Tổng cục Hải quan) ban hành các quy trình kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XNK tại cảng biển, đƣờng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga liên vận đƣờng sắt quốc tế, cửa khẩu đƣờng bộ và hƣớng dẫn các Cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất;

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất của các Vụ, Cục thuộc Tổng cục hải quan nhƣ Cục điều tra chống buôn lậu, Cục giám sát quản lý, Cục kiểm tra thu thuế… để kịp thời chấn chỉnh sai sót và hƣớng dẫn nghiệp vụ đối với các Cục hải quan các tỉnh, thành phố;

Triển khai nhân rộng phƣơng án giám sát hàng hóa tạm nhập, tái xuất bằng công nghệ định vị GPS trong quản lý, giám sát hàng hóa vận chuyển bằng container để theo dõi đƣợc toàn bộ lộ trình di chuyển của container và có những thông tin cảnh báo ngay cho lực lƣợng hải quan giám sát khi niêm phong hải quan bị phá hủy hoặc container bị mở, xe đi sai lộ trình, sai thời gian, dừng đỗ quá thời gian cho phép.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa và quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Thông qua việc phân tích, đánh giá cho thấy những năm qua Cục hải quan tỉnh Hà Giang quản lý hoạt động XNK hàng hoá nói chung và hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất nói riêng đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về hải quan; công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại đã thực hiện tốt; công tác kiểm tra sau thông quan bƣớc đầu đã phát huy có hiệu quả. Để đạt đƣợc kết quả đó là nhờ Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá và hiện đại hoá quản lý hải quan, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp và chi phí quản lý cho cơ quan hải quan. Kết quả đó đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh kinh tế vùng biên giới tỉnh Hà Giang.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc từ công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định nhƣ việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục, công tác giám sát quản lý, công tác thu thập xử lý thông tin, quản lý rủi ro chƣa đƣợc chặt chẽ, các doanh nghiệp vẫn lợi dụng sơ hở trong quản lý để buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Một bộ phận CBCC làm công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát thiếu chuyên nghiệp, chuyên sâu; việc sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ chƣa thực sự chú trọng đến công tác chuyên môn mà chỉ quan tâm đến vị trí mới, nhiều cán bộ thiếu kỹ năng trong quá trình tác nghiệp.

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang, Luận văn đã đề xuất một số giải

pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và của Ngành hải quan để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về hải quan trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ: hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất; hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan, xây dựng phƣơng án kiểm tra, giám sát hải quan, biện pháp quản lý; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tác nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ co CBCC hải quan; đẩy mạnh cải cách, phát triển hiện đại hóa biện pháp quản lý; tăng cƣờng sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phƣơng trong quản lý.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹp cũng nhƣ những hạn chế nhất định về khách quan lẫn chủ quan, Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp, với hy vọng có thể đóng góp đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang. Qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, góp phần bảo hộ thị trƣờng trong nƣớc và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang cũng nhƣ của đất nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thƣơng, 2011. Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh. Hà Nội

2. Bộ Công thƣơng, 2013. Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất một số loại hàng hóa. Hà Nội

3. Bộ Tài chính, 2010. Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hà Nội

4. Bộ Tài chính, 2010. Quyết định số 2053/QĐ-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hà Nội

5. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài Chính quy định tủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu. Hà Nội

6. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan ; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội

7. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh. Hà Nội

8. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điển tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Hà Nội

9.Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội

10. Bộ Thƣơng mại, 2006. Thông tư số 04/2006/TT-BTM hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Hà Nội

11. Chính Phủ, 2006. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Hà Nội

12. Chính Phủ, 2010. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hà Nội

13. Chính Phủ, 2013. Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Hà Nội

14. Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, báo cáo tổng kết công tác năm 2009, 2010, 2011,2012 và 2013. Hà Giang

15. Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, 2005. Kỷ yếu 50 năm Hải quan Hà Giang.

Hà Giang

16. Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

17. Đỗ Mai Trang, 2012. Nghiên cứu công ước ATA để triển khai áp dụng cho nghiệp vụ tạm nhập tái xuất tại Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Luật 18. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TPHCM: NXB Hồng Đức.

19. Minh Minh, 2006. Hệ thống tạm quản hàng hóa- công cụ tạo thuận lợi thƣơng mại. Tạp chí nghiên cứu hải quan, Số 10, Trang 20-28

20. Nguyễn Mạnh Cƣờng, 2013. Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa tại Chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái- Quảng Ninh. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng đại học nông nghiệp Hà Nội

21. PGS.TS Phan Huy Đƣờng, 2012. Giáo trình quản lý Nhà nƣớc về kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học quốc gia Hà Nội

22. Quốc Hội, 2001. Luật Hải quan số 29/2001/QH10. Hà Nội 23. Quốc Hội, 2005, Luật Thương Mại số 36/2005/QH11, Hà Nội

24. Quốc Hội, 2005. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11. Hà Nội

25. Quốc Hội, 2005. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11. Hà Nội

26. Quốc Hội, 2006. Luật quản lý thuế. Hà Nội

27. Quốc Hội, 2008. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. Hà Nội 28. Quốc Hội, 2008. Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12. Hà Nội 29. Quốc Hội, 2010. Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12. Hà Nội 30. Quốc Hội, 2012. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20/11/2012. Hà Nội

31. Quốc Hội, 2013. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13. Hà Nội

32. Thủ tƣớng Chính Phủ, 2011. Quyết định về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển hải quan đến năm 2020. Hà Nội

33. Thủ tƣớng Chính Phủ, 2012. Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan số 23/CT-TTg. Hà Nội

34. Tổng cục Hải quan, 2010. Quyết địnhsố 1169/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Hà Nội

35. Tổng cục Hải quan, 2013. Đề án giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hà Nội

36.Website : http://www.customs.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ công chức hải quan

PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC HẢI QUAN

Xin kính chào anh /chị!

Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc gửi tới anh/chị lời chào trân trọng. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn “Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang”. Thông qua bảng hỏi dƣới đây, tôi mong muốn tìm hiểu hiện trạng của công tác quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập- tái xuất hàng hóa, cũng nhƣ đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của CBCC hải quan tỉnh Hà Giang. Xin anh/chị vui lòng dành khoảng 10 phút quý báu để đọc và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này.

Tất cả những thông tin anh /chị cung cấp, chúng tôi cam kết sẽ giữ bí mật tuyệt đối, không công bố, in ấn và phát hành dƣới bất kỳ hình thức nào mà chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của bản thân tôi.

Anh/chị hãy lựa chọn một phƣơng án trong mỗi câu hỏi mà anh/chị cho là đúng và hợp lý nhất bằng cách đánh dấu chọn vào ô bên phải phƣơng án đó.

I/ Thông tin chung về ngƣời đƣợc phỏng vấn.

1. Họ và tên: ... 2. Nơi công tác:... 3. Giới tính: Nam □ Nữ □

4. Trình độ chuyên môn: Trung cấp □ Cao đẳng /Đại học □ Trên Đại học □ 5. Chức vụ: Lãnh đạo □ Chuyên viên □

6. Thời gian công tác (năm): < 5 □ 5-15 □ >15 □

II/ Đánh giá của cán bộ công chức Hải quan về phƣơng pháp quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập- tái xuất.

1. Theo Anh/chị việc thực thi chính sách quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập-tái xuất của hải quan hiện nay là phù hợp và hiệu quả?

Rất không đồng ý□ Không đồng ý□ Không có ý kiến□

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại cục hải quan tỉnh hà giang (Trang 86 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)