Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Hệ số ICOR của ngành nông nghiệp các năm qua đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2016 ở mức 0,13 lần thì tới năm 2017 giảm cò 0,12 và năm 2018 là 0,11 lần. Hệ số này giảm chứng tỏ vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn.
- Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư cho ngành.
Bảng 2.5: Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với tổng vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017
Tổng thu NSNN ngành nông nghiệp 29,26 39,53 35,08% 51,39 30,03% Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp 830,57 1.030,08 24,02% 1.161,17 12,73% Tỷ suất thu NSNN ngành nông
nghiệp so với tổng vốn đầu tư
0,035 0,038 8,92% 0,044 15,35% Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Nhờ sản lượng và giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của Huyện các năm qua đều tăng nên thu nộp NSNN từ ngành nông nghiệp cũng vì thế được cải thiện một phần. Tỷ suất thu NSNN ngành nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư đã tăng từ 0,035 năm 2016 lên 0,038 năm 2017 và 0,044 trong năm 2018. Tuy nhiên, tỷ suất thu NSNN ngành nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư còn khá thấp.
- Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với chi phí nhân lực của ngành. Chi phí nhân lực ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh những năm qua có sự gia tăng. Chi phí nhân lực năm 2016 là 48,84 tỷ đồng thì tới năm 2017 là 51,92 tỷ đồng, tăng thêm 6,3%, tới năm 2018, tăng lên 59,45 tỷ đồng, tăng thêm 14,52%. Chi phí nhân lực của ngành nông nghiệp bao gồm hai bộ phận. Thứ nhất là chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên chức của ngành nông nghiệp. Chi phí này phụ thuộc và số lượng nhân sự và thang bảng lương của Nhà nước nên các năm qua tương đối ổn định và không có sự biến động nhiều. Thứ hai là chi phí liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức của ngành và đào tạo, bồi dưỡng cho lao động sản xuất ngành nông nghiệp.
Bảng 2.6: Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với chi phí nhân lực ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017 Tổng GDP ngành nông nghiệp 6.151 8.315 35,18% 10.856 30,56% Chi phí nhân lực ngành nông
nghiệp 48,84 51,92 6,30% 59,45 14,52%
Tỷ suất thu NSNN ngành nông
nghiệp so với tổng vốn đầu tư 125,948 160,162 27,17% 182,601 14,01% Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Vốn đầu tư phát triển nhân lực được trích từ ngân sách huyện là chủ yếu và một phần hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Trong cơ cấu lao động của huyện năm 2018, lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 64,11% nhưng vốn đầu tư để phát triển nhân lực trong lĩnh vực này chỉ chiếm 1,58% trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Số liệu này có thể thấy rằng việc đầu tư chưa tương xứng với nguồn lao động.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có một trường phục vụ đào tạo cho nông dân trong tỉnh đó là Trường Trung học Nông lâm nghiệp Phú Thọ nhưng bên cạnh đó còn có Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm, trường cao đẳng nghề Phú Thọ, trung tâm dạy nghề của huyện, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, về giáo dục đào tạo cũng mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn về: trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y và chế biến nông sản cho người dân. Trung tâm khuyến nông hàng năm đều được cải tạo, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị để phục vụ tích cực cho công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ sinh học, phương pháp canh tác, thâm canh thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển. Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các hoạt động khuyến nông và tổ chức các lớp học về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh.
Tuy có nhiều trường lớp đào tạo nhưng thực tế trên địa bàn số lượng lao động qua đào tạo trong nông nghiệp của huyện còn rất hạn chế, ngay cả đối với các cán bộ quản lý. Hiện tại, mới có khoảng 16% cán bộ nông nghiệp cấp xã có trình độ trung cấp nông nghiệp, còn trên 80% chưa qua đào tạo, việc chỉ đạo sản xuất mới chỉ bằng kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù chi phí nhân lực của ngành có sự gia tăng nhưng GDP của ngành nông nghiệp các năm qua cũng tăng nên tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với chi phí nhân lực của ngành cũng được cải thiện đáng kể. Mặc dù vậy, chi phí nhân lực của ngành còn thấp là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ suất này ở mức cao.
- Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với chi phí nhân lực của ngành.
Bảng 2.7: Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với chi phí nhân lực ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017
Tổng thu NSNN ngành nông nghiệp 29,26 39,53 35,08% 51,39 30,03% Chi phí nhân lực ngành nông nghiệp 48,84 51,92 6,30% 59,45 14,52% Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành
nông nghiệp so chi phí nhân lực 0,599 0,761 27,07% 0,864 13,54% Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với chi phí nhân lực ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh cũng đang có xu hướng gia tăng do tốc độ tăng trưởng về chi phí nhân lực ngành nông nghiệp thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng thu NSNN của ngành.
nên chỉ tiêu tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với chi phí nhân lực ngành nông nghiệp còn ở mức thấp.
- Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật của ngành. Khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp.
Bảng 2.8: Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017 Tổng GDP ngành nông nghiệp 6.151 8.315 35,18% 10.856 30,56% Chi phí về khoa học, công nghệ 124,34 129,41 4,08% 145,14 12,16% Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so
với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật 49,469 64,253 29,89% 74,797 16,41% Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Trong những năm gần đây, việc sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay đã khá phổ biến. Các khâu như: làm đất, gieo hạt, thu hoạch lúa, vận chuyển chế biến hạt giống, sấy đóng gói, thu hoạch chè, khoai tây, vắt sữa bò, bón phân, phun thuốc trừ sâu…đều được cơ giới hóa; một số lĩnh vực từng bước được tự động hóa như: tưới phun tự động, dây chuyền cho ăn tự động ở các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung. Nhờ vậy mà toàn huyện hiện có 40-50% diện tích chè được đốn bằng máy, 15% diện tích được hái bằng máy, khoảng trên 50% diện tích được cơ giới hóa khâu làm đất, 3.858 ha được gieo cấy bằng giàn sạ, 35% diện tích được tưới phun tự động,…. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ còn được thể hiện thông qua việc triển khai nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ.
Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh những năm qua cũng tăng trưởng khá.
Nếu như năm 2016 là 49,469 lần thì tới năm 2017 đã tăng lên 64,253 lần, tương ứng với tốc độ tăng 29,89%. Trong năm 2018, tỷ suất này cũng tăng thêm 16,41% đạt mức 74,797 lần.
Tuy nhiên, mức đầu tư cho khoa học kỹ thuật của ngành nông nghiệp các năm qua còn thấp, ngành nông nghiệp chủ yếu vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ theo kinh nghiệm và tập quán sản xuất cũ.
- Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật của ngành.
Cũng giống các chỉ tiêu trên, do tổng thu NSNN ngành nông nghiệp các năm qua tăng khá mạnh trong khi đó chi phí về khoa học công nghệ cho ngành ở mức khiêm tốn nên tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật đang có xu hướng gia tăng. Nếu như năm 2016 ở mức 0,235 lần thì tới năm 2017 ở mức 0,305 và năm 2018 ở mức 0,354.
Bảng 2.9: Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật của ngành của huyện Phù Ninh
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017
Tổng thu NSNN ngành nông nghiệp 29,26 39,53 35,08% 51,39 30,03% Chi phí về khoa học, công nghệ 124,34 129,41 4,08% 145,14 12,16% Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành
nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ
khoa học kỹ thuật 0,235 0,305 29,79% 0,354 15,93%
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Trên thực tế, tình trạng chung của ngành nông nghiệp của nước ta cũng như của Huyện Phù Ninh là mức độ hiện đại hóa còn rất thấp, do đó, năng suất cũng như chất lượng cây trồng, vật nuôi không cao. Do đó, những năm qua nhu cầu đầu tư vào khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp ở mức cao. Do đó,
cho dù mức vốn đầu tư cho khoa học kỹ thuật của ngành nông nghiệp tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Chi phí này tập trung chủ yếu cho cấp không thu tiền vacxin cho một số bệnh gia súc, gia cầm, thuốc tẩy trùng; hỗ trợ giống, vật tư cho các hộ tham gia thực hiện các mô hình chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ phát triển sản xuất ở các xã.
- Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với kinh phí về cơ sở vật chất của ngành.
Bảng 2.10: Giá trị TSCĐ huy động và năng lực phục vụ tăng thêm trong nông nghiệp
Chỉ tiêu Kết quả đạt đƣợc
Giá trị TSCĐ huy động tăng thêm 1.841,9 tỷ đồng
Năng lực phục vụ tăng thêm
- Số trang trại 109 trang trại
- Số km kênh mương 88,8 km
- Máy gặt 30 chiếc
- Máy làm đất đa năng 25 chiếc
- Máy kéo nhỏ 50 chiếc
- Máy đập liên hợp 17 chiếc
- Máy đốn hái chè 113 chiếc
- Dây chuyền chế biến chè xanh 104 chiếc
- Máy xạ hàng lúa 859 chiếc
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp mà đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn này chủ yếu tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: thủy lợi, trung tâm giống, trung tâm khuyến nông… vì vậy khối lượng tài sản cố định huy động qua các năm đều tăng lên, phục vụ một cách tích cực cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc cơ giới hóa trong thời gian qua cũng được chú ý đầu tư nên nhiều máy móc thiết bị đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng năng suất lao
động qua đó làm tăng thu nhập cho người nông dân. Chẳng hạn như việc sử dụng máy hái chè trong khâu thu hoạch đã giảm được 1,5-1,7 triệu đồng/ha chi phí thu hoạch, đảm bảo chất lượng chè khi thu hoạch.
Bảng 2.11: Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với kinh phí về cơ sở vật chất của ngành của huyện Phù Ninh
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị So với 2016 Giá trị So với 2017 Tổng GDP ngành nông nghiệp 6.151 8.315 35,18% 10.856 30,56% Giá trị cơ sở vật chất của ngành 14824 16475 11,14% 18654 13,23% Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so
với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật 0,415 0,505 21,63% 0,582 15,31% Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Trong những năm qua, với sự đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp tích cực của nhân dân mà cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn đã được nâng lên rõ rệt, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Nhờ vậy mà tổng giá trị co sở vật chất phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp các năm qua cũng gia tăng tương ứng.
Tỷ suất GDP ngành nông nghiệp so với kinh phí hỗ trợ khoa học kỹ thuật của Huyện những năm cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2016, tỷ suất chỉ ở mức 0,415 lần thì tới năm 2018 đã tăng lên mức 0,582 lần.
- Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với kinh phí về cơ sở vật chất của ngành.
Tổng thu NSNN của ngành nông nghiệp tăng khá nên các chỉ tiêu tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành nông nghiệp so với kinh phí về cơ sở vật chất các năm qua cũng được cải thiện nhẹ.
Bảng 2.12: Tỷ suất đóng góp NSNN của nông nghiệp so với kinh phí CSVC
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Giá trị /2016 Giá trị /2017
Tổng thu NSNN ngành nông nghiệp 29,26 39,53 35,08% 51,39 30,03% Giá trị cơ sở vật chất của ngành 14824 16475 11,14% 18654 13,23% Tỷ suất đóng góp cho NSNN ngành
nông nghiệp so với kinh phí về cơ sở
vật chất 0,20% 0,24% 21,55% 0,28% 14,84%
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện - Sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp: những năm qua,
Hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất trong ngành nông nghiệp là hộ kinh doanh cá thể, tuy nhiên, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả hơn cũng đang có sự phát triển.
Bảng 2.13: Sự phát triển của hình thức tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Giá trị +/-2016 Giá trị +/-2017
Doanh nghiệp 3 4 1 6 2
Hợp tác xã 5 7 2 8 1
Kinh tế trang trại 4 8 4 9 1
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện
2.2.2 Thực trạng hiệu quả về mặt xã hội
Trong các năm qua, nhờ đầu tư phát triển nông nghiệp mà đời sống của các hộ nông dân đã được nâng cao, giải quyết nhiều việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Mỗi năm số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có giảm so với công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lực lượng lao động trên địa bàn. Vì vậy, nông nghiệp vẫn là ngành giúp giải quyết vấn đề việc làm tốt nhất, đặc biệt là đối với bộ phận lao động ở khu vực nông thôn.
ĐVT:%