Năng suất lao động bình quân của ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 65)

Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp các năm qua cũng tạo ra số việc lằm hằng năm lên đến hàng trăm lao động. Do vậy, ngành kinh tế nông nghiệp cũng góp phần tích cực trong giải quyết việc làm của địa phương.

Đvt: Lao động

Biểu đồ 2.7: Số lao động mới đƣợc tạo việc làm của ngành nông nghiệp

Ngoài ra, để đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, Tác giả tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát 150 hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa bàn.

Những chính sách quản lý nhà nước hiệu quả đã giúp cho các hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp mở rộng hoặc đổi mới hoạt động kinh tế hiện tại và tăng thu nhập. Với việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, các hộ không những đã tăng được tổng thu nhập cho mình mà còn giảm thiểu rủi ro khi có một hay một vài hoạt động của họ bị rơi vào tình trạng khó khăn, ế ẩm. Thu nhập tăng đã giúp các hộ xử lý kịp thời, một vài tai nạn, bệnh tật đột xuất xảy ra và cải thiện được một phần nhu cầu về y tế, sức khỏe.

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá của hộ nông nghiệp về mức sống của gia đình

Tiêu chí Không đƣợc cải thiện Cải thiện không đáng kể Cải thiện khá tốt Cải thiện nhiều

- Gia tăng thu nhập 0,00 16,67 67,33 16,00

- Cải thiện trình độ dân trí, kiến thức 0,00 21,33 70,67 8,00 - Gia tăng mức sống, điều kiện sinh hoạt 0,00 20,00 72,00 8,00

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019 Các hộ gia đình đã cải thiện được nhà ở, mua sắm một số tiện nghi trong gia đình. Ngoài ra, các hộ gia đình do tăng thu nhập, có thể chi trả các khoản chi phí học tập cho con cái trong gia đình. Đây là một khoản đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện hiệu quả công việc làm ăn và chất lượng cuộc sống không chỉ ở hiện tại mà còn liên tục và bền vững cho tương lai.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng mức độ phát huy hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ vẫn còn thấp. Các chỉ tiêu như tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo hay tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo hay mức độ tiếp cận

về dịch vụ y tế của người nông dân ở Huyện còn thấp hơn so với khu vực. Đời sống của người nông dân hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu KT-XH của huyện Phù Ninh so với vùng Trung du miền núi phía Bắc 2018

Chỉ tiêu Đơn vị Phù Ninh TD&MN phía Bắc

1- GDP bình quân đầu người tr.đồng 11,7 17,4

2- Tỷ lệ thất nghiệp % 4,4 4,56

3- Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo % 10,5 19,4 4-Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn % 74 85

5- Tỷ lệ hộ nghèo % 12,58 12

6- Số bác sỹ/vạn dân Người 5,2 8,4

7- Giường bệnh/vạn dân Giường 35,9 40,5

Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp của Huyện Năm 2018, bên cạnh những kết quả đạt được trên, kinh tế - xã hội của huyện còn 03 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra là: Tỷ lệ thu ngân sách địa phương (từ sản xuất kinh doanh) trên tổng chi ngân sách không đạt kế hoạch do một số nhiệm vụ chi như: cải cách tiền lương và chế độ chính sách liên quan đến an sinh xã hội tăng dẫn tới chi tăng trong khi nguồn thu của huyện cơ bản ổn định, không tăng nhiều.

Biểu đồ 2.8: Thu nhập bình quân của lao động trong các ngành kinh tế

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của lao động trong ngành nông nghiệp nhìn chung còn chưa cao. Kết quả phỏng vấn 10 lao động mỗi nhóm trong 3 ngành nghề kinh tế cho thấy mức bình quân thu nhập của các lao động mỗi ngành có sự chênh lệch. Thu nhập bình quân của ngành nông nghiệp thấp nhất với mức bình quân 3,57 triệu đồng, trong khi của ngành công nghiệp là trên 7 triệu đồng/tháng, còn của ngàn dịch vụ thương mại cũng ở mức gần 7 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp, các năm qua, các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao của huyện đã xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường, tạo ra giá trị kinh tế cao. Huyện đã hoàn thành xây dựng thương hiệu chè Chùa Tà xã Thiên phú, cá lồng ven sông Lô cũng mang lại giá trị cao. Tập trung phát triển và nhân rộng đối với 2 loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đó là Hồng không hạt Gia Thanh và cây bưởi diễn theo chương trình dự án.

2.2.3 Hiệu quả về môi trường

Số liệu trên mục 2.2.1 cho thấy, hằng năm huyện cũng đã phân bổ lượng vốn đầu tư nhất định cho việc bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, thiên tai. Trạm Thú y đã tích cực tham mưu với Chi cục Thú y Phú Thọ, UBND huyện Phù Ninh để làm tốt công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh trên địa bàn. Để có được kết quả đó là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chi cục Thú y Phú Thọ, Huyện ủy, UBND huyện, các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương cơ sở, cùng với sự nỗ lực, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn của tập thể cán bộ Trạm Thú y Phù Ninh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 2.16: Tỷ lệ che phủ rừng của huyện Phù Ninh

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Kế hoạch 20.74% 20.85% 21.05%

Thực hiện 20,81% 20,89% 21%

Tuy nhiên, công tác phòng chống ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động tới môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khi các năm qua chưa đạt hiệu quả cao.

Hàng năm UBND huyện xây dựng, triển khai kế hoạch trồng rừng và chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện, nhất là các xã phía bắc huyện xây dựng mô hình trồng thâm canh cây keo lai hạt ngoại, bón phân nén nhả chậm tại xã Gia Thanh. Có cơ chế lồng ghép nguồn lực, chỉ đạo bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ đặc dụng trên địa bàn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Riêng năm 2018, toàn huyện đã trồng được 30.700 cây phân tán, 25 ha rừng tập trung; Chăm sóc rừng trồng theo kế hoạch. Tuy nhiên, tỷ lệ che phủ rừng mới đạt 21%.

2.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, bên cạnh sử dụng các dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả đã sử dụng thêm dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát.

Đối tượng điều tra, khảo sát là cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Phù Ninh và các xã trong huyện. Số lượng cán bộ điều tra là 50 cán bộ. Tác giả phát phiếu khảo sát (phụ lục 2.1) cho 50 cán bộ trong khoảng thời gian từ 1.5.2019 đến 15.5.2019. Tác giả thu về 50 phiếu khảo sát và tiến hành xử lý dữ liệu bằng phần mềm excel.

2.3.1 Nhân tố khách quan

Đánh giá về các nhân tố khách quan tác động tới hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp của huyện Phù Ninh những năm qua cho thấy một số nhân tố được cho là thuận lợi cho địa phương nhưng cũng tồn tại nhiều nhân tố chưa thuận lợi cho công tác này.

- Sự phát triển kinh tế của Huyện: nhân tố này được đánh giá ở mức điểm trung bình là 3,04 điểm, tức là mức điểm bình thường. Những năm trở lại đây kinh tế trên địa bàn có nhiều khởi sắc đã tác động khá tốt tới sản xuất ngành

nông nghiệp. Đồng thời, kinh tế tăng trưởng giúp Huyện có thêm nguồn thu NSNN để đáp ứng cho các chương trình chính sách quản lý về nông nghiệp. Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong cả nước thì kinh tế của huyện có xuất phát điểm thấp nên gặp không ít khó khăn. Phù Ninh là huyện miền núi, tuy gần trung tâm nhưng còn nhiều khó khăn, tiềm lực kinh tế còn hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện năm 2018 vẫn còn 2,45%.

Bảng 2.16: Đánh giá của cán bộ quản lý về các nhân tố tác động tới hiệu quả quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp của huyện Phù Ninh

Tiêu chí Rất không thuận lợi (1) Không thuận lợi (2) Bình thƣờng (3) Thuận lợi (4) Rất thuận lợi (5) Trung bình

Tình hình kinh tế của huyện

những năm qua được cải thiện 0 0 48 2 0 3,04

Chính sách pháp luật của Nhà nước ưu tiên cho đầu tư nông

nghiệp 0 21 28 1 0 2,6

Quản lý nhà nước trong lĩnh

vực sản xuất nông nghiệp 1 40 9 0 0 2,16

Hội nhập quốc tế sâu, rộng, cạnh tranh sản phẩm với hàng

ngoại nhập 0 20 30 0 0 2,6

Điều kiện tự nhiên của huyện 0 0 10 28 12

4,04

Dân số trẻ, được đào tạo, thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu

dùng cũng tăng 0 0 38 12 0 3,24

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019 - Chính sách pháp luật của nhà nước

Chính sách pháp luật của Nhà nước ưu tiên cho đầu tư nông nghiệp được cán bộ quản lý đánh giá ở mức 2,6 điểm – mức không thuận lợi. Điều này cho thấy, các chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp của Nhà nước những năm qua chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp phát triển, điển hình như:

+Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp. Nghị định này quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (sau đây gọi chung là sản phẩm nông nghiệp).

+ Về tín dụng có Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP.

+ Về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, có Nghị định 109/2018/NĐ- CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

+ Về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

+ Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tỉnh Phú Thọ cũng đưa ra Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND (Nghị quyết 01) về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Nghị quyết này được xem như là “bàn đạp” để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo hướng liên kết sản xuất, đổi mới tổ chức sản xuất, chú trọng khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã kiểu mới, trang trại, gia trại…Từ đó, tạo động lực để nhiều đơn vị, doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh tập trung phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Thực tế

cho thấy, Nghị quyết 01 từ khi được triển khai đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững theo hướng liên kết sản xuất. Đồng thời, tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đáng chú ý, nhờ chính sách khuyến khích, kích cầu nên một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 01 gặp một số khó khăn do chính sách tập trung hỗ trợ cho các đối tượng là các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại với quy mô lớn; trong khi thực trạng sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu còn nhỏ lẻ. Khó khăn nhất là cơ chế hỗ trợ phát triển cây chè do điều kiện hỗ trợ là các hợp tác xã có diện tích trồng chè liền vùng từ 5ha trở lên; trang trại, hộ gia đình có diện tích trồng chè liền vùng từ 2,1ha trở lên. Do người dân vẫn canh tác theo phong tục tập quán nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ nên khá khó khăn cho các địa phương triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp còn chưa thực sự phát huy hiệu quả và còn thiếu các chính sách quan trọng. Điển hình như rào cản chính vẫn là do đất đai khó tích tụ để có mặt bằng lớn cho DN, vì phần lớn đất sản xuất nông nghiệp đang còn nhỏ lẻ, manh mún.

Ngoài ra, tiêu chí Quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhận được mức điểm đánh giá khá thấp, chỉ ở mức 2,16 điểm. Điều này cho thấy, công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp còn hạn chế. Điển hình là việc buông lỏng quản lý dẫn tới việc người sản xuất sử dụng tuỳ tiện phân bón hóa học, lạm dụng nghiêm trọng thuốc trừ sâu, chất kích thích, chất độc trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Nhiều chủ thể chạy theo lợi ích ngắn hạn, gây phương hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của nông sản Vietnams. Việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu bệnh, chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi lại bị thả lỏng và lạm dụng quá mức

trở thành phổ biến. Tình hình đang gây ra tâm lý đặc biệt hoang mang, thiếu niềm tin vào sản phẩm trong nước của người tiêu dùng. Gây ra một mâu thuẫn gay gắt là, sản lượng thì lớn, nhu cầu tiêu thụ trong nước lớn, trong khi người tiêu dùng vẫn phải sử dụng sản phẩm trái cây, thực phẩm từ nước ngoài.

- Hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiêu chí “Hội nhập quốc tế sâu, rộng, cạnh tranh sản phẩm với hàng ngoại nhập” cũng chỉ được đánh giá ở mức không mấy thuận lợi cho quản lý nhà nước về nông nghiệp với mức điểm trung bình là 2,6 điểm. Hiện nay, các sản phẩm nhập từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm trong nước như hành tây, tỏi, cà rốt, gà,….

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi,… được đánh giá là yếu tố thuận lợi cho quản lý nhà nước về nông nghiệp với số điểm là 4,04 điểm.

Thời tiết dịch bệnh diễn biến bất thường trong khi các chương trình sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, đất đai còn manh mún, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Đất dành cho sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm đã tác động trực tiếp đến các chương trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Riêng cuối năm 2019, ngành chăn nuôi của huyện Phù Ninh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh lợn tả Châu Phi.

- Nguồn lao động và mức sống của dân cư: Đây cũng là nhân tố được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)