7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp
1.3.2 Bài học cho huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Thứ nhất: Xây dựng và thực hiện các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp đúng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
"Bài học về việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau của Lào Cai và việc ban hành các chính sách có tính đột phá như chính sách “tam nông’’ của Vĩnh Phúc đã cho thấy được vai trò quan trọng của các chính sách trong đầu tư phát triển nông nghiệp. Chính những chính sách này sẽ dẫn dắt cho người nông dân biết nên đầu tư vào cây gì, con gì, lựa chọn cơ cấu đầu tư như thế nào và vấn đề mà người nông dân và các doanh nghiệp quan tâm đó là họ được hưởng những ưu đãi gì, lợi ích gì từ những chính sách ban hành. Vì vậy các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp còn có vai trò khuyến khích các hộ nông dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề đặt ra cho Phú Thọ là phải xây dựng và
thực hiện được những chính sách đầu tư đúng phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh đặt ra và thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Các chính sách đưa ra phải được thực hiện đồng bộ và nhân được sự ủng hộ của người dân. Có như vậy thì nó mới phát huy được vai trò và đem lại hiệu quả cao."
Thứ hai: Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
"Bài học ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai là một bài học quý báu trong việc phát triển nông nghiệp. Khoa học công nghệ sẽ tạo nên bước đột phá trong việc phát triển nông nghiệp. Vì vậy để phát triển nông nghiệp Phú Thọ cần đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra các giống cây trồng vật nuôi đem lại năng suất, giá trị cao đồng thời phải ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lai tạo, thử nghiệm các giống mới."
Thứ ba: Coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người nông dân.
Nông dân là những người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng hầu hết đại đa số lại là những người có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính. Do đó, vấn đề đặt ra là phải bồi dưỡng, tập huấn để họ có kiến thức chuyên môn, có khả năng nắm bắt và vận dụng được các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ