7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp ở một số địa phương trong
trong nước
(i) Kinh nghiệm của Lào Cai
"Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, có mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi cho hội nhập, giao lưu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Lào Cai có rất nhiều tiềm năng và lợi thế về thiên nhiên, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp."
"Phát huy những thế mạnh ưu đãi của thiên nhiên và huy động hiệu quả các nguồn lực, Lào Cai đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp phù hợp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đồng thời cũng tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định, bền vững. Mỗi giai đoạn khác nhau tỉnh chủ trương đầu tư phát triển nông nghiệp ở các góc độ khác nhau. Trong giai đoạn 2010-2015, Tỉnh đã tập trung phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Giai đoạn 2015-2020, Tỉnh tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, chuyển đổi mạnh về chất và xác định nông nghiệp, nông thôn vẫn là mặt trận quan trọng nên thực hiện điều chỉnh các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Các chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp được cụ thể hoá bằng việc xây dựng, thực hiện các đề án nông nghiệp như: Chương trình thâm canh lúa, ngô hàng hoá, đậu tương hàng hoá; sản xuất cung ứng giống lúa lai; Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá…"
"Đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp đã tạo nên sức bật cho sản xuất nông nghiệp của Lào Cai. Lào Cai đã tập trung chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm (2010-2015) Lào Cai đã triển khai 68 đề tài/dự án cấp tỉnh, trong đó lĩnh vực nông nghiệp đã triển khai 37 đề tài/dự án. Nhờ vậy mà ngành nông nghiệp Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển nông nghiệp. Đối với trồng trọt, hoạt động KHCN đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời tạo ra bước đột phá về công tác giống. Đã chọn tạo thành công ba giống lúa lai mới có năng suất, chất lượng mang thương hiệu Lào Cai: LC25, LC212, LC270 và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hạt giống lúa lai tại địa phương. Đối với chăn nuôi, đã tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn, năng suất cao và phục hồi, phát triển những giống đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao như giống lợn Mường Khương, gà ác Hmông…Việc tích cực áp dụng các biện pháp lai tạo đã cải tạo và phát triển được đàn gia súc của tỉnh như lai Sin cải tạo đàn bò huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bát Xát…Qua đó góp phần tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm của đại phương. Năm 2017 đàn bò của tỉnh đạt trên 23.400 con tăng hơn 1.600 so với năm 2016; đàn trâu có gần 135.000 con tăng hơn 13.600 con so với năm 2016… Ngoài ra,
việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc khảo nghiệm, thử nghiệm nuôi các giống mới như: ong, nhím, gà Ai cập siêu trứng…đã làm phong phú các sản phẩm nông sản và tăng thêm thu nhập cho người dân Lào Cai."
(ii) Bài học của Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh đất chật, người đông cộng với xu thế phát triển nhanh chóng của các khu, cụm công nghiệp nên đất nông nghiệp càng ngày càng thu hẹp lại. Bài toán khó đặt ra cho tỉnh là làm sao phát triển nông nghiệp với một diện tích ngày càng thu hẹp, với một xu thế nông dân ly hương một nhiều hơn. Tuy nhiên, trong 5 năm qua Tỉnh Uỷ và nhân dân Vĩnh Phúc đã giải quyết tốt bài toán đó.
Trước hết là nhờ xác định đúng các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp. "Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 03- NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân (Nghị quyết tam nông) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020." Để triển khai thực hiện Nghị quyết này HĐND tỉnh đã ban hành 15 nghị quyết trong đó có riêng một nghị quyết về vấn đề bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân. Với chính sách khoan sức dân, giảm bớt các khoản đóng góp và chi phí sản xuất cho nông dân, Vĩnh Phúc đã đi đầu trong vấn đề miễn thủy lợi phí. Để thực hiện chính sách tam nông là làm sao phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết “ Về hỗ trợ xây dựng các vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa và xây dựng các khu sản xuất tập trung’’. Nhờ có nghị quyết này mà tỉnh đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa với tổng diện tích 8 ngàn ha gồm: lúa chất lượng cao, bí đỏ, cà chua, su su… và bước đầu đã tạo thói quen sản xuất hàng hóa, thị trường và sản phẩm đặc trưng của địa phương như: lúa chất lượng cao Yên Lạc, bí đỏ Vĩnh Tường, su su Tam Đảo…Có thể nói “chính sách tam nông’’ là chính sách đột phá, đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển của nông nghiệp Vĩnh Phúc hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nông dân trong việc phát triển nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề ngắn hạn cho nông dân và nhiều chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân được mở như các lớp dạy nghề nuôi cá, ếch, ba ba, thỏ…chỉ từ 5 – 7 ngày. Mỗi năm có khoảng 927 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn với khoảng 42.142 lượt nông dân tham gia, khoảng 301 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho 28.708 lượt nông dân. Các lớp học không chỉ dạy cho người nông dân kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh mà còn dạy cho người dân biết được cách xác định nhu cầu của thị trường để định hướng sản xuất. Nhờ vậy, đại bộ phận nông dân đã chuyển biến về cách nghĩ, nếp làm trong sản xuất kinh doanh như phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống; đội ngũ nông dân kiểu mới có kiến thức, tay nghề, năng động trong kinh tế thị trường từng bước được hình thành; năng lực quản lý kinh tế hộ, quản lý trang trại, phòng chống dịch bệnh của người nông dân được nâng cao.