7. Kết cấu luận văn
3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Thạch Hà
3.2.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển KT - XH huyện đồng bộ và phù hợp với phát triển kinh tế -xã hội của vùng, tỉnh và các địa bàn lân cận.
Những điều kiện tự nhiên và xã hội, kết cấu hạ tầng thƣờng gắn kết các vùng kinh tế lân cận thành một khối thống nhất, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển, thông qua các vùng động lực. Vì vậy, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của huyện cần đồng bộ và là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, của tỉnh Hà Tĩnh và đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các huyện trong tỉnh.
Thạch Hà đang sở hữu một hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ), hầu hết đều nối với các địa bàn phát triển và trở thành các vùng động lực cho cả khu vực (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình), đang khai thác triệt để đầu tƣ từ bên ngoài, tạo ra thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ rộng lớn về thị trƣờng lao động, thị trƣờng cung cấp hàng hóa nông, lâm, thủy sản.
+ Phát huy tối đa và hài hoà những lợi thế và cơ hội, giảm thiểu những hạn chế và thách thức.
+ Tập trung và tích tụ sản xuất, khai thác hiệu quả những lợi thế của huyện. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác, liên kết là có thể nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn trên thị trƣờng quốc tế.
- Phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trƣờng sinh thái.
Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và toàn diện nền kinh tế - xã hội của huyện đƣợc xem là phƣơng tiện để giải quyết các mục tiêu về phát triển kinh tế và xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lƣợng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn các phƣơng án phát triển.
- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng quốc phòng - an ninh.
Địa bàn huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống quốc phòng của cả nƣớc và không chỉ của vùng Bắc Trung bộ mà còn là “cửa ngõ” của vùng Thƣợng Lào - Thái Lan. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quốc phòng an ninh và quốc phòng an ninh phải phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.