- Biện pháp phòng ngừa: Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế. Trong khu vực kho xăng dầu phải lắp đặt hệ thống báo cháy tự động và các hệ thống báo cháy tự động khẩn cấp; Tuyệt đối cấm hút thuốc, cấm sử dụng các dụng cụ phát ra lửa, cấm đi giày đóng đinh dưới đế nhằm tránh phát tia lửa do ma sát; Lắp đặt hệ thống chống sét và thu sét tại các điểm cao nhất của khu vực kho cảng xăng dầu.
- Xử lý sự cố hoả hoạn: tiến hành theo các hướng dẫn cụ thể về phòng cháy chữa cháy do Bộ Công an ban hành. Khi phát hiện thấy lửa và nguy cơ gây cháy, phải làm theo đúng các tiêu lệnh chữa cháy đã được chỉ dẫn sẵn trên từng hạng mục công trình trong khu vực kho chứa; Loan báo và gọi điện đến đội PCCC chuyên nghiệp tại khu vực kho chứa, phải tiến hành ứng cứu ngay sự cố bằng các phương tiện và dụng cụ chữa cháy.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tế tôi rút ra một số kết luận: - Nguồn nhiên liệu cung cấp chính cho các đại lý trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang chủ yếu lấy từ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên. Có 25/31 đại lý, cơ sở cửa hàng xăng dầu lấy nguồn nhiên liệu từ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên từ 20-40 m3/tuần, cho thấy kho xăng dầu Vĩnh Nguyên là cơ sở kinh doanh đầu mối chủ yếu tại thành phố Nha Trang.
- Nguồn chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ hoạt động xuất nhập xăng dầu và vệ sinh bồn chứa, với chất thải nguy hại phát sinh phần lớn là cặn dầu, khí thải, hơi xăng dầu bốc hơi và nước thải nhiễm dầu. Với lượng chất thải nguy hại tại kho xăng dầu Vĩnh Nguyên dao động khoảng ~5500kg/năm, được lưu trữ và xử lý bằng phương pháp sinh học, phương pháp phân hủy vi sinh; ngoài ra còn có lượng rác thải sinh hoạt ~1300kg/tháng, nước thải sinh hoạt từ ~1800-2200m3/tháng được xử lý theo hình thức thu gom rác và hầm rút. Tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu lẻ, lượng chất thải nguy hại phát sinh không được phân loại riêng biệt mà được thu gom, thải chung với rác thải, nước thải sinh hoạt theo hệ thống chung của thành phố.
- Tại kho xăng dầu và các cơ sở đại lý cửa hàng kinh doanh xăng dầu đa phần thực hiện đầy đủ công tác giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường định kỳ. Tuy nhiên việc thực hiện còn mang tính hình thức đối phó, không được thực hiện thường xuyên nếu không có các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, không đánh giá đúng hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh tại cơ sở, dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nếu không có giải pháp xử lý kịp thời.
Kiến nghị:
Từ những kết quả thu được, ta thấy hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang còn chưa được quan tâm nhiều, vẫn còn nhiều bất cập thiếu sót về hệ thống thu gom xử lý cũng như công tác kiểm tra giám sát chất lượng