0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Thành phần chất thải nguy hại của hoạt động kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 32 -32 )

Nguồn phát sinh chất thải nguy hạ

3.2.1.3. Thành phần chất thải nguy hại của hoạt động kinh doanh xăng dầu

- Trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, chất thải nguy hại lớn nhất, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường và đời sống người dân chính là hơi xăng dầu. Một số tác dộng chính của hơi xăng dầu:

+ Hơi xăng dầu thường ít gây độc mãn tính mà chỉ gây độc cấp tính với các triệu chứng như: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi… Khi hít thở

không khí chứa hơi xăng dầu ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính, cơ thể xuất hiện các cơn co giật, rối loạn nhịp tim và hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong;

+ Hơi xăng dầu trong không khí còn có thể gây ra cháy nổ. Khi hỗn hợp với không khí tỷ lệ trong khoảng 1 – 7% và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Sự kết hợp của hơi xăng dầu với khí NOx (phát sinh từ khí thải phương tiện giao thông và từ ống khói các nhà máy), dưới ánh sang mặt trời và nhiệt độ cao sẽ tạo ra tầng ôzôn mặt đất, đây là chất ô nhiễm, độc hại đối với môi trường. Ngoài ra, trong hơi xăng dầu còn chứa benzene, là nguyên nhân gây ung thư cho con người khi tiếp xúc bằng bất kỳ con đường nào.

- Về thành phần: Hơi xăng dầu chứa nhiều hợp chất hydrocarbon nhẹ, dễ bay hơi như metan, propan, butan và sulfua hydro. Những chất khí này khi tới một giới hạn nhất đính sẽ gây độc cho con người.

Bng 3.8: Gii hn nhim độc ca các cht khí

(Ngun : Phm Ngc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa hc và k thut, 1997)

Nồng độ hơi xăng dầu 45% trở lên gây ngạt thở cho con người do thiếu oxy. Khi hít thở hơi xăng dầu có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi… Khi hít thở hơi xăng dầu có nồng độ trên 40g/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, nhức đầu, buồn nôn, nôn dữ dội; Khi hít thở hơi xăng dầu có nồng độ 60g/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí tử vong. Ngoài ra, một số người nhạy cảm với xăng dầu còn chịu tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ, ung thư da…). Chất khí Giới hạn nhiễm độc Metan 60-95% Propan 10% Butan 30% Sulfua hydro 10 ppm

- Ngoài ra trong hơi xăng dầu còn có một số chất khác cũng gây nhiều tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Bng 3.9: Các thành phn và tác động có trong hơi xăng du

Các chất có trong

hơi xăng dầu Tác động của chất thải nguy hại

Benzen (C6H6)

Là thành phần độc hại nhất trong hợp chất hydrocarbon (CxHY) có trong xăng, gây tổn thương đến tủy xương và làm biến dạng hình thể máu gây ung thư máu, khả năng nhiễm bệnh có thể xảy ra mặc dù đã nhiễm độc trong một thời gian lâu về trước; Hít hơi benzene với nồng độ 65g/m3 trong thời gian 30 phút có thể gây tử vong; Hít hơi benzene với nồng độ 2,3g/m3 có thể gây bất tỉnh.

Chì (Pb)

Ô nhiễm chì xuất hiện trong xăng ô tô, ở dạng ankyl- chì, với vai trò là chất chống kích nổ. Khi có sự hiện diện của chì trong các loại men tế bào khác nhau thì các loại men này không thể thực hiện được những chức năng của chúng trong cơ thể. Khi bị nhiễm chì, cơ thể rơi vào trạng thái hưng phấn và mất ngủ, sau đó là trầm uất và táo bón.

Các khí SOx

Là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản, mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên, cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải ammoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20-30 mg/m3; giới hạn gây kích thích hô hấp là 50 mg/m3; giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30-60 phút là 130-260 mg/m3; giới hạn gây tử vong nhanh 30-60 phút là 1000-13000 mg/m3.

Oxyt carbon (CO)

Là loại khí không màu, không mùi, không vị. Làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hb thành HbCO. Các triệu chứng xuất hiện bệnh tương ứng với các mức HBCO gần đúng như sau :

0,0-0,1: Không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng có thể xuất hiện một số dấu hiệu của stress sinh lý

0,1-0,2: Hô hấp nặng nhọ, khó khăn

0,2-0,4: Đau đầu, làm yếu cơ bắp, buồn nôn và lóa mắt

0,4-0,6: Sức khỏe suy yếu, líu lưỡi, co giật, rối loạn thần kinh 0,6-0,7: Hôn mê tiền định

0,8 : Gây tử vong

Khí NO2

Là loại khí kích thích mạnh đường hô hấp. khi ngô độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 mg/m3có thể gây tử vong.

Bụi Công nhân làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi dễ bị mắc bệnh viêm phổi, các triệu chứng về đường hô hấp.

Khí CO2

Là các chất gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Khí carbonic có thể gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào. Ở nồng độ 50 ppm trong không khí sẽ gây khó chịu về hô hấp, nhức đầu, khó thở; ở nồng độ 100-110 ppm có thể gây tình trạng nghẹt thở, ngất xỉu.

- Đối với nước thải nhiễm dầu phát sinh từ việc súc rửa định kỳ bể chứa xăng dầu, máy móc thiết bị, lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng có hàm lượng xăng dầu cao; Khi nguồn nước bị ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu hòa tan và phân giải làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước vì sự giảm đi về số lượng, hoặc không tham gia tích cực của các vi sinh vật, sinh vật đáy; Một phần các sản phẩm

dầu lắng xuống và phân hủy ở tầng đáy nguồn nước làm ô nhiễm nước bởi các sản phẩm phân giải hòa tan, một phần khác lại nổi lên trên mặt nước cùng với các bọt khí tách ra từ đáy nguồn nước.

- Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động hằng ngày, chứa nhiều chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy, tổng N, tổng P và dầu mỡ thực phẩm cao, đặc biệt là tổng coliforms rất lớn, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe của cộng đồng khu vực quanh cống thải.

- Đối với chất thải rắn: Bao gồm chất thải nguy hại chứa nhiều cặn dầu, bùn đất, các hợp chất chứa lưu huỳnh, kim loại nặng độc hại đối với môi trường; và chất thải sinh hoạt với các thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả thực phẩm dư thừa, các chất thải có khả năng tái chế như bao bì, giấy vụn, chai thủy tinh… cũng gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Ô nhiễm tiếng ồn cũng là một trong những dạng ô nhiễm môi trường từ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 32 -32 )

×