1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh và hoàn thiện chiến lƣợc kinh
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá thực thi và hoàn thiện chiến lược kinh doanh
doanh nghiệp
Tùy theo từng chỉ tiêu đánh giá là định tính hay định lƣợng mà các tiêu chí đƣa ra cũng mang tính chất định tính hay định lƣợng, cụ thể nhƣ sau:
1.2.4.1. Tiêu chí định tính
Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện đƣợc dƣới dạng các số đo vật lí hoặc tiền tệ. Tuy nhiên, các tiêu chí định tính phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Tính nhất quán: theo nguyên tắc này, tính nhất quán phải đƣợc đặt ra ngay từ khi xây dựng và triển khai thực hiện chiến lƣợc kinh doanh trong kiểm tra, đánh giá chiến lƣợc phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng loại nhân tố, mục tiêu và chỉ tiêu mà xây dựng các giới hạn trong phạm vi các giới hạn đó tính nhất quán đƣợc coi là vẫn giữ nguyên giá trị. Tính nhất quán còn đƣợc thể hiện ở việc sử dụng các phƣơng pháp, công cụ đánh giá: sẽ không thể có một kết luận nhất quán nếu dựa trên các phƣơng pháp, công cụ đánh giá không nhất quán.
- Tính phù hợp: nói lên sự phù hợp của chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ các kế hoạch triển khai chiến lƣợc với điều kiện, hoàn cảnh môi trƣờng kinh doanh; sự phù hợp của các giải pháp chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ các giải pháp chiến thuật với môi trƣờng. Một mặt, tính phù hợp là một tiêu chuẩn định tính để đánh giá sự phù hợp của các đối tƣợng thậm chí không cùng một đặc tính và mặt khác, mỗi kết quả đạt đƣợc (mục tiêu, chỉ tiêu) lại do nhiều nhân tố khác nhau tác động qua lại lẫn nhau mà tạo ra, cho nên nhận diện đƣợc tính phù hợp là một vấn đề không đơn giản. Trong nhiều trƣờng hợp để nhận diện tính phù hợp phải là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.
- Tính khả thi: Tính khả thi xác nhận sự đảm bảo "có thể thành hiện thực" của chiến lƣợc kinh doanh đã xây dựng. Tiêu chuẩn tính khả thi cũng là một tiêu chuẩn định tính, khó nhận diện. Vấn đề khó khăn lớn nhất là các mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ các chỉ tiêu kế hoạch triển khai chiến lƣợc kinh doanh kinh doanh đều xác định cho tƣơng lai. Những nhân tố ảnh hƣởng đến các mục tiêu và chỉ tiêu đó cũng là những nhân tố sẽ diễn ra trong tƣơng lai. Khoảng thời gian xác định càng dài, tính chắc chắn của việc đảm bảo những nhân tố đó sẽ thành hiện thực càng mỏng manh. Hơn nữa, do xác định trong tƣơng lai nên nhiều nhân tố còn phụ thuộc rất lớn vào phƣơng pháp đánh giá, dự đoán cũng nhƣ sự nhạy cảm của ngƣời làm công tác này. Về nguyên tắc, tính khả thi đòi hỏi phải chứng minh trong thực hiện chiến lƣợc kinh doanh đối tƣợng sẽ phát triển theo hƣớng đúng nhƣ đã dự kiến với độ tin cậy nhất định nào đó.
Các tiêu chí định tính bao gồm:
- Chất lƣợng của hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. - Thƣơng hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Tiêu chí định lượng
Các tiêu chí đƣợc đánh giá có thể là các phạm trù phản ánh số lƣợng và cũng có thể là tiêu chuẩn chất lƣợng. Nếu các nhân tố, chỉ tiêu, mục tiêu đƣợc đo bằng các đơn vị đo lƣờng vật lí và do đó các tiêu chuẩn xác định đánh giá chúng cũng đƣợc đo lƣờng bằng các đơn vị đo lƣờng vật lí thì còn có thể gọi chúng là các tiêu chuẩn vật lí. Nếu chúng đƣợc đo bằng đơn vị tiền tệ thì tùy từng loại tiêu chuẩn mà ngƣời ta có thể gọi là tiêu chuẩn chi phí (nếu phản ánh chi phí kinh doanh), tiêu chuẩn thu nhập (nếu phản ánh doanh thu và các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp hay từng bộ phận doanh nghiệp) hoặc tiêu chuẩn vốn
(nếu phản ánh đầu tƣ của doanh nghiệp). Các tiêu chí đó là: - Doanh thu:
Doanh thu là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả doanh thu hàng năm là cơ sở đánh giá hiệu quả việc thực thi chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí để tính lợi nhuận, chia doanh thu cho tổng số lao động để tính năng suất lao động.
- Thị phần:
Là phần thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Thị phần cho thấy phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trƣờng. Thị phần phản ánh tập trung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp.
- Năng suất lao động:
Năng suất lao động là tỷ số giữa doanh thu và tổng số lao động của doanh nghiệp. Nó không chỉ phản ánh năng lực của nguồn nhân lực mà còn phản ánh của năng lực quản lý, năng lực công nghệ của doanh nghiệp.