5. Cấu trúc của luận văn
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Tam Dương
3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp
Nhìn một cách tổng quát, các cơ chế đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Trung ương, của tỉnh Vĩnh Phúc và của huyện Tam Dương đã mang lại một sinh khí mới cho khu vực nông thôn. CCKT nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực, tuy có giảm về tỷ trọng nhưng lại tăng về giá trị thực trong nền kinh tế.
Sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2010 - 2014 tiếp tục có sự phát triển. Giá trị ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 1.118.284 triệu năm 2010 lên 1.336.335 triệu năm 2014, tăng 19,5%.
Kết quả tăng trưởng kinh tế nông nghiệp trong kinh tế của Tam Dương giai đoạn (2010-2014) được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5a. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản huyện Tam Dƣơng
giai đoạn 2010-2014 (tính theo giá cố định năm 2010)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng giá trị sản xuất
nông, lâm, thuỷ sản 1.118.284 1.268.209 1.243.093 1.285.534 1.336.335 - Nông nghiệp 1.095.584 1.246.254 1.222.629 1.264.492 1.310.396 + Trồng trọt 407.563 388.234 315.048 363.660 401.389 + Chăn nuôi 684.067 853.648 903.463 896.590 904.751 + Dịch vụ nông nghiệp 3.954 4.372 4.118 4.242 4.256 - Lâm nghiệp 11.015 7.590 6.162 5.263 5.843 - Thuỷ sản 11.685 14.365 14.302 15.779 20.096
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Dương
Sản xuất nông nghiệp luôn duy trì được mức tăng trưởng ổn định, năm 2010 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.095.584 triệu đồng thì đến năm
2014 đã tăng lên 1.310.396 triệu đồng, tăng 19,61%. Cùng với nông nghiệp, thủy sản cũng có mức tăng ấn tượng 71,98%, tăng từ 11.685 triệu đồng năm 2010 lên 20.096 triệu đồng năm 2014. Trong giai đoạn này, ngành lâm nghiệp đã giảm giá trị 46,95%. Tuy nhiên, trong ba nhóm ngành trên, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nông, lâm, thuỷ sản sản nên mức tăng của nông nghiệp đã làm cho ngành nông, lâm, thuỷ sản sản luôn tăng trưởng ổn định. Trong nông nghiệp, chăn nuôi có mức tăng trưởng cao nhất 32,26%, dịch vụ nông nghiệp tăng 7,64% trong khi trổng trọt giảm 1,51%.
CCKT trong ngành nông, lâm, thuỷ sản sản tương đối ổn định, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 97 - 98%, lâm nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong khi thủy sản có tỷ trọng tăng dần.
Bảng 3.5b. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản huyện Tam Dƣơng
giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng giá trị SX nông, lâm,
thuỷ sản 100 100 100 100 100
1 Trong đó: Nông nghiệp: 97,97 98,27 98,35 98,36 98,06
+ Trồng trọt 37,20 31,15 25,77 28,76 30,63
+ Chăn nuôi 62,44 68,50 73,90 67,91 66,15
+ Dịch vụ nông nghiệp 0,36 0,35 0,34 3,33 3,22
2 Lâm nghiệp 0,98 0,60 0,50 0,41 0,44
3 Thuỷ sản 1,04 1,13 1,15 1,23 1,50
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Dương
Trong nông nghiệp, CCKT có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Tỷ trọng trồng trọt giảm từ
37,20% năm 2010 xuống còn 30,63% năm 2014 (giảm 6,57%), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 62,44% lên 66,15% (tăng 3,71%) trong cùng thời kỳ; dịch vụ nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên cũng có xu hướng tăng dần từ 0,36% năm 2010 lên 3,22% năm 2014 (tăng 2,86%). Sự chuyển dịch trong ngành nông nghiệp khá ổn định, do chăn nuôi trên địa bàn tương đối phát triển, ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô lớn, chuyên nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững tuy nhiên chăn nuôi cũng còn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro như: giá cả thất thường, dịch bệnh hoành hành,…; các dịch vụ cũng dần phát triển đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp.
Ngành trồng trọt có tỷ trọng ngày càng giảm, tuy nhiên, tính theo giá thực tế thì giá trị của trồng trọt vẫn tăng qua các năm. Trên địa bàn dần hình thành các vùng trồng trọt sản xuất vùng lúa chuyên canh, ổn định nhiều vụ như lúa chất lượng cao HT1, HT3-3, rau xanh, dưa chuột, bí xanh, bí đỏ. Cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện được chuyển dịch tích cực theo hướng tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm “gạo Long Trì”, “Dưa chuột An Hòa”, “Bí xanh Vân Hội”, ớt, rau su su trồng ở nhiều xã, được thị trường chấp nhận.